Khái quát về sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 34 - 56)

2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thươngmại Việt Nam mại Việt Nam

2.1.1. Khái quát v ề sự hình thành và phát tri ển hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam thương mại Việt Nam

Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà đã từng bước xây dựng hệ thống Ngân hàng. Giai đoạn 1951 - 1987, Việt Nam tạo lập hệ thống NH một cấp - gồm 1 NH duy nhất là NH Quốc gia Việt Nam, vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, thu ộc sở hữu nhà nước với cơ cấu quản lý mạng lưới mang tính hành chính. Hệ thống này phù hợp với cơ chế quản lý nền kinh tế theo kế hoạch tập trung và mang tính bao cấp triệt để.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống NH một cấp đã bộc lộ những khuyết điểm không thể khắc phục được, tất yếu phải cải tổ. Hệ thống NH hai cấp đã ra đời, đánh dấu bằng Nghị định số 53/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26 tháng 03 năm 1088. Theo đó, NHNN chỉ thực kiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, chức năng kinh doanh được tách bạch cho các NHTM - với vai trò trung gian tài chính hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Tuy nhiên, hệ thống NH hai cấp ở Việt Nam chỉ thực sự được xây dựng phù hợp với mô hình hệ thống NH của nền kinh tế thị trường sau khi ra đời hai Pháp lệnh về Ngân hàng. Bộ máy tổ chức của các NHTM được cải tổ, phân cấp hoạt động thành cập quản trị điều hành và cấp trực tiếp kinh doanh. Hai cấp hoạt động đã góp phần thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng. Song

28

song với hệ thống các NHTM nhà nước là hệ thống NH TMCP. Khi hai Pháp lệnh về NH có hiệu lực vào tháng 10/1990, NH TMCP đầu tiên được thành lập (NH TMCP Sài gòn công thương). Sau khi Lu ật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, NH nước ngoài đầu tiên được cấp phép hoạt động dưới hình thức liên doanh là NH liên doanh Indovina vào năm 1990. Tính đến 30/11/2009, h ệ thống các TCTD ở Việt Nam gồm: 5 TCTD Nhà nước, 39 NH TMCP đô thị, 40 CN NHNN, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% v ốn nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 53 văn ph òng đại diện NH nước ngoàiĐến nay, số NH nước ngoài có CN tại Việt Nam đã đạt tới 40 CN, 53 văn phòng đại diện, 5 NH liên doanh và 5 NH 100% vốn nước ngoài.

2.1.2. Tổng quan về các ngân hàng lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu

2.1.2.1. Cơ sở sự lựa chọn

Sau khi NHNN ban hành Quy ch ế GD1C áp dụng đối với các TCTD theo Quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc NHNN, mỗi TCTD s ẽ tự xây dựng quy định nội bộ về GD1C phù h ợp với đặc thù hoạt động của đơn vị mình. Tuy nhiên, do gi ới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức GD1C đối với các NHTM Việt Nam, với 2 nhóm lớn là nhóm NHTM c ổ phần, nhóm NHTM Nhà nước. Trong mỗi nhóm, tác gi ả lựa chọn 1 đại diện tiêu biểu để khảo sát. Đối tượng lựa chọn thỏa mãn được các tiêu chí như sau:

- Quy mô mạng lưới rộng, phổ biến, phù hợp với mức chung của nhóm. - Thời gian hoạt động trên 10 năm, đ ã trải qua cả hai mô hình t ổ chức

tryền thống và hiện đại.

- Trình độ ứng dụng công nghệ ở mức cao so với mức trung bình của

Dựa trên các tiêu chí trên, tác gi ả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là NH Đầu tư và Phát tri ển Việt Nam làm đại diện cho nhóm NHTM Nhà nước và NH TMCP Kỹ thương Việt Nam làm đại diện cho nhóm NHTM C ổ phần.

2.1.2.2. NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong năm TCTD nhà nước, được thành lập theo Nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. BIDV là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình T ổng công ty Nhà n ước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất. Tính đến 31/12/2009, h ệ thống BIDV (không bao gồm các công ty con, các đơn vị liên doanh) bao gồm: 108 CN, 312 PGD và 110 quỹ tiết kiệm

Trọng tâm hoạt động và là thế mạnh truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của NH phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghi ệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 NH và quan hệ thanh toán với 50 NH trên thế giới. Tính đến 31/12/2009, tổng tài sản của BIDV đạt 296.622 tỷ đồng, huy động vốn đạt 219.735 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 190.880 tỷ đồng.

2.1.2.3. NH TMCP Kỹ thương Việt Nam

NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là m ột trong những NH TMCP đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập vào ngày 27/9/1993, trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tính đến ngày 31/12/2009, v ốn điều lệ của Techcombank đạt 5.400 tỷ đồng, tăng gấp 270 lần so với khi mới thành lập. Tổng tài sản đạt 92.582 tỷ

30

đồng (tăng 57% so với năm 2008), tổng nguồn vốn huy động đạt 72.693 tỷ đồng (tăng 50% so với năm 2008), dư nợ tín dụng đạt 42.113 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2009, mạng lưới hoạt động của Techcombank g ồm 50 CN, 134 PGD và 2 quỹ tiết kiệm có mặt tại 42 tỉnh, thành trên tòan quốc.

Trong nhiều năm liền, Techcombank được đánh giá là một NH cổ phần năng động, có những bước tiến nhanh trong ho ạt động NH bán lẻ và mức độ trang bị công nghệ. Mặc dù so với khối NH TMCP, Techcombank chưa phải là NH được đánh giá tốt nhất như NH TMCP Á Châu (ACB) hay NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nhưng xét về quy mô và mạng lưới hoạt động thì Techcombank mang tính ph ổ biến với đa số các NHTMCP hi ện nay.

2.2. Thực trạng về giao dịch một cửa trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.1. Quy trình giao dịch một cửa của các ngân hàng lựa chọn

2.2.1.1. NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện tại, cơ chế GD1C tại BIDV thực hiện theo Quyết định số 6633/QĐ-KT1 ngày 09/11/2007 của Tổng giám đốc ban hành quy định về GD1C. Những quy định cơ bản về mô hình và hạn mức giao dịch, trình tự và thủ tục thực hiện cũng như việc xử lý vi phạm, cụ thể như sau:

- GĐ CN có thể bố trí toàn bộ các cửa giao dịch hoặc một số cửa giao dịch trực tiếp thực hiện thu, chi tiền mặt với KH để đảm bảo an toàn và đúng quy định tuỳ theo năng lực cán bộ (Điều 8)

Mô hình giao dịch 1 cửa có thu - chi tiền mặt trực tiếp

Mô hình GDlC có thu, chi tiền mặt trực tiếp được thực hiện 3 cách theo sơ đồ trên đây. Tùy theo đặc điểm, doanh số giao dịch tiền mặt của từng đơn vị, CN có thể lựa chọn áp dụng 01 cách hay kết hợp áp dụng cả 3 cách đồng thời.

a) Nhánh số 1:

- Bộ phận quỹ, GDV ngân quỹ chính/Thủ quỹ chính giao/nh ận tiền mặt với GDV ngân quỹ phụ.

- GDV ngân qu ỹ phụ giao nhận tiền với các GDV khác trong phòng và giao dịch trực tiếp với KH.

- GDV giao dịch trực tiếp với KH.

b) Nhánh số 2:

- GDV giao nh ận tiền mặt trực tiếp từ GDV ngân quỹ chính/ thủ quỹ chính. Đồng thời, thực hiện các giao dịch với KH.

c) Nhánh số 3:

GDV ngân quỹ chính/Thủ quỹ chính giao dịch trực tiếp với KH.

32

Việc giao nhận tiền mặt nội bộ (tiếp quỹ và hoàn quỹ) giữa thủ quỹ chính với GDV ngân qu ỹ phụ, với GDV phải tuân thủ quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý và gi ấy tờ có giá; phải được thực hiện trên cơ sở có giấy đề nghị của GDV được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền ghi trên giấy nhập/xuất tiền mặt nội bộ phải khớp đúng với số tiền thực tế giao nhận giữa các bên.

4. Giao nhận và thu, chi tiền mặt tại PGD có mã BDS riêng

PGD có mã BDS riêng được lựa chọn thực hiện theo quy định tại khoản 1

và khoản 2 điều này trên cơ sở phê duyệt của Giám đốc CN.

PGD có mã BDS riêng có th ể tồn quỹ cuối ngày tại PGD nếu đảm bảo điều kiện về an toàn kho quỹ. Đồng chí Giám đốc CN quyết định mức tồn quỹ và tự chịu trách nhiệm về công tác an toàn kho quỹ.

Điều 9. Hạn mức giao dịch

1. Căn cứ quy mô hoạt động của CN và năng lực, trình độ của cán bộ, Giám đốc CN xác định và quy định hạn mức giao dịch, hạn mức giao dịch

tiền mặt cho giao dich viên, KSV, Thủ quỹ chính, GDV ngân quỹ chính, GDV ngân quỹ phụ.

2. GDV, KSV, Thủ quỹ chính, GDV ngân quỹ chính, GDV ngân quỹ phụ chỉ được thực hiện các giao d ịch nằm trong hạn mức theo sự phê duyệt

của Giám đốc và tuân thủ theo các qui trình, quy định giao dịch liên

quan tới

xử lý nghiệp vụ. Khi số tiền giao dịch vượt quá hạn mức quy định thì phải

chuyển giao dịch đó sang cho người có thẩm quyền phê duyệt.

biết và giao dịch với GDV có hạn mức phù hợp với số tiền mình cần giao dịch.

Điều 10. Quy trình thực hiện

1. Bước 1. Tiếp nhận nhu cầu của KH

Bước này do GDV thực hiện, bao gồm các nhu cầu về dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước; dịch vụ thanh toán quốc tế; Nhu cầu về mua bán, thu đổi ngoại tệ; giải ngân, thu nợ tiền vay; các sản phẩm, dịch vụ khác

2. Bước 2. Hướng dẫn KH lập chứng từ phù hợp với yêu cầu giao dịch

Bước này do GDV thực hiện, căn cứ yêu cầu giao dịch của KH, nếu KH đã lập chứng từ, GDV chuyển thực hiện bước 3, nếu KH chưa lập chứng từ, GDV hướng dẫn KH lập chứng từ theo quy định phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ KH đề nghị giao dịch.

3. Bước 3. Kiểm tra chứng từ của KH

Bước này do GDV th ực hiện, bao gồm các nội dung chính:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ, chứng từ do KH xuất trình theo quy định. Đối chiếu các yếu tố hợp lệ như CMND, hộ chiếu còn

hiệu lực, chữ ký... trên chứng từ giấy và dữ liệu trên máy.

- Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, GDV hướng dẫn KH ghi bổ sung hoặc hướng dẫn khách lập lại chứng từ.

- Nếu chấp nhận chứng từ và yêu cầu giao dịch của KH, đối với giao dịch thu tiền mặt chuyển thực hiện bước 4, đối với giao dịch Chi tiền mặt

hoặc các giao dịch khác chuyển thực hiện bước 5.

4. Bước 4. Thu tiền mặt

Bước này do GDV thực hiện, căn cứ vào chứng từ do KH lập, thu tiền mặt, yêu cầu KH lập bảng kê thu tiền mặt và ký xác nhận trên bảng kê, thu

34

thông, đảm bảo đúng đủ số tiền thu và đóng dấu “đã thu tiền” lên chứng từ và chuyển sang bước 5.

5. Bước 5. Xử lý giao dịch

Bước này do GDV th ực hiện, bao gồm các nội dung chính:

Tiến hành việc nhập dữ liệu theo từng màn hình giao d ịch tuỳ theo nghiệp vụ; Ký chứng từ giao dịch. Nếu trong HMGD của GDV, chuyển thực hiện bước 7. Nếu vượt HMGD, chuyển giao dịch trên máy và chứng từ giấy cho KSV để thực hiện kiểm soát và phê duyệt tại bước 6.

6. Bước 6. Kiểm soát và duyệt giao dịch

Bước này do KSV th ực hiện, bao gồm các nội dung chính:

Kiểm soát lại tính hợp lệ hợp pháp, tính đầy đủ của bộ chứng từ, các giấy tờ liên quan khác. Nếu chấp nhận, KSV thực hiện phê duyệt giao dịch trên máy và chuyển trả chứng từ cho GDV thực hiện bước 7. Trường hợp không ch ấp nhận giao dịch, trả lại chứng từ cho GDV thực hiện lại và nói rõ lý do.

7. Bước 7. In chứng từ

Bước này do GDV thực hiện, bao gồm các nội dung chính: In các thông tin giao dịch lên chứng từ của KH; Kiểm tra lại tính khớp đúng giữa thông tin do KH yêu cầu với thông tin nhập vào máy và in ra trên chứng từ. Chuyển lại chứng từ cho KSV ký duyệt giao dịch trên giấy. Nếu giao dịch chi tiền mặt thì chuyển sang thực hiện bước 8, nếu là giao dịch khác thì chuyển sang thực hiện bước 9.

8. Bước 8. Chi tiền mặt

Bước này do GDV thực hiện, bao gồm các nội dung chính: Lập bảng kê chi tiền theo đúng giá trị, số lượng tiền mặt trên chứng từ và loại tiền thực tế, ký xác nhận và yêu cầu KH ký xác nhận trên bảng kê chi tiền. Chi tiền cho

KH theo bảng kê chi tiền và đóng dấu “đã chi tiền” lên chứng từ và chuyển sang thực hiện bước 9.

9. Bước 9. Phân phối chứng từ

Bước này do GDV th ực hiện, bao gồm các nội dung chính: GDV giữ lại liên chính để lưu tại tập chứng từ; Trả KH liên thứ 2; Trường hợp giao dịch còn tiếp tục phải xử lý như chuyển tiền đi thanh toán.... GDV chuyển 1 liên chứng từ và các chứng từ kèm khác cho b ộ phận có liên quan để thực hiện tiếp giao dịch.

10. Bước 10. Xử lý cuối ngày

Bước này do GDV, KSV thực hiện, bao g ồm các nội dung chính: Thực hiện các công việc cuối ngày như in các báo cáo giao dịch trong ngày, kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ giao dịch và báo cáo khớp đúng; Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng. GDV. KSV ký xác nhận trên các báo cáo và th ực hiện sắp xếp chứng từ theo quy .

11. Trình tự thực hiện các giao dịch:

a) Đối với giao dịch thu tiền mặt: bước 1- 2 - 3- 4- 5- 6-7 - 9- 10. b) Đối với giao dịch chi tiền mặt: bước 1- 2 - 3 - 5 - 6- 7 - 8 - 9 - 10. c) Đối với các giao dịch khác: bước 1- 2 - 3 - 5 - 6 - 7 - 9 - 10.

12.Khi việc thu/ chi tiền mặt do GDV ngân quỹ chính nhập giao dịch trên máy và thủ quỹ chính thu/chi tiền thì thực hiện như sau:

a) Đối với giao dịch thu tiền mặt:

GDV ngân quỹ chính thực hiện bước 1 đến bước 3 và chuyển chứng từ sang cho thủ quỹ chính thực hiện bước 4. Sau đó. thủ quỹ chính chuyển lại chứng từ cho GDV ngân quỹ chính để thực hiện bước 5 và các bước tiếp theo.

b) Đối với giao dịch chi tiền mặt:

GDV ngân quỹ chính thực hiện bước 1, 2, 3 và bước 5 trước sau đó chuyển chứng từ sang cho thủ quỹ chính để thực hiện bước 8.

36

c) Đối với các giao dịch có khối lượng tiền mặt lớn, các nhân viên thuộc bộ phận quỹ là người thực hiện kiểm đếm cùng với thủ quỹ chính.

Điều 7. Quyền hạn và trách nhi ệm khi thực hiện giao dịch một cửa 1. Giám đốc CN

a. Quyền hạn

- Duyệt danh sách các thành viên tham gia GD1C, phân c ấp, ủy quyền và quy định hạn mức (bao gồm: HMGD, hạn mức phê duyệt giao dịch, HMGDTM và HMTQ) cho các thành viên tham gia GD1C phù h ợp với năng

lực và trình độ của cán bộ.

- Được cấp và sử dụng mã truy c ập và mật khẩu truy cập, chữ ký điện tử theo quy định để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của mình

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 34 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w