Ban hành cơ chế quy định về hạn mức trong giao dịch

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 84 - 86)

- Đối với giao dịch tại các đơn vị trực thuộc.

Các quy định hiện tại áp dụng trong thực tế không triệt để. Hiện nay, tại các các NH HMTQduy trì tại mọi thời điểm trong ngày theo hướng dẫn của NHNN. Trên cơ sở quy định của NH nhà nước, các NH thương mại ban hành các quy định nội bộ, chi tiết hóa các ch ỉ tiêu trong giao d ịch. Tuy nhiên, các quy định đó không điều tiết được một cách rõ ràng các v ấn đề như hạn mức giao dịch, về các giao dịch thu chi tiền mặt lớn, về tổ chức GD1C ở những đơn vị quy mô nhỏ (Điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch). Xét trên

77

ngại hạn chế hiệu quả của GDlC như đ ã phân tích trong Ch ương 2. Theo tác giả, nên sửa đổi lại mức tồn quỹ ở những thời điểm nhất định trong ngày như cuối giờ giao dịch buổi trưa và cuối giờ giao dịch buổi chiều. Làm như vậy, một mặt vẫn kiểm soát được mức tồn quỹ của mỗi GDV, tránh được rủi ro lạm dụng tiền quỹ (nếu chỉ quy định HMTQcuối giờ giao dịch), một mặt không gây áp lực về thời gian và áp lực giải phóng KH do điều chuyển khi mỗi khi vượt mức trong giờ giao dịch.

- Đối với các giao dịch thu chi tiền mặt lớn tại quầy.

Theo cách làm ph ổ biến của nhiều NH hiện nay, những món thu chi l ớn thường chuyển qua bộ phận quỹ thực hiện hoặc có thêm GDV ph ụ/ thủ qũy hỗ trợ GDV chính ki ểm đếm, xử lý. Nếu xét theo đúng khái niệm GD1C thì cách làm này không phù h ợp với GD1C mà đó là cách làm truyền thống. Tuy nhiên, do kh ối lượng tiền mặt giao dịch lớn, nếu cứng nhắc áp dụng đúng quy định thì không thể giải phóng KH nhanh, cũng như hạn chế được rủi ro mất tiền do nhầm lẫn, tiền giả, không xử lý được giao dịch cho các KH khác. Theo tác giả, việc xử lý những giao dịch thu chi tiền mặt lớn, vượt hạn mức của GDV tại quầy phụ thuộc vào chính sách quy định về các loại hạn mức (giao dịch, tồn quỹ, tiền mặt, chuyển khoản) của ngân hàng. Để giải quyết vấn đề hạn mức, điều cần thiết là xây dựng được cơ chế hạn mức có tính đến yếu tố vùng miền, đô thị và nông thôn. Quy định xây dựng dựa trên những điều kiện như: lượng giao dịch tiền mặt, phi tiền mặt thường xuyên tại đơn vị. Những đơn vị tại các đô thị lớn, có lượng giao dịch tiền mặt thương xuyên nhiều thì hạn mức cao hơn . Tuy nhiên, cách làm này c ũng chỉ là tạm thời, không giải quyết được triệt để sự lẫn lộn giữa giao dịch “một cửa“ theo mô hình hiện đại và giao dịch theo cách truyền thống.

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w