.Môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 74 - 80)

hiện nay

Năm 2009 được đánh giá là năm phải hứng chịu những diễn biến kinh tế - xã hội khó khăn nhất với nền kinh tế nói chung và ho ạt động NH nói riêng. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính kinh t ế toàn cầu năm 2008 đã tiếp tục bộc lộ. Ớ Việt Nam, mặc dù các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào những tài sản có nguồn gốc “chứng khoán hoá” bất động sản ở nước ngoài nhưng do mức độ mở cửa lớn của nền kinh tế với kinh tế thế giới và tác động của hội nhập kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tác động đến Việt Nam qua các kênh đầu tư và thương mại. Biểu hiện là FDI chững lại, khách quốc tế đến Việt Nam giảm, xuất khẩu sụt giảm.

Sự biến động của môi trường kinh doanh tới hoạt động của các NH nói riêng thể hiện qua các chính sách kinh t ế vĩ mô của Chính phủ. Trước tiên, phải kể đến các giải pháp ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã h ội với việc đưa ra gói kích thích kinh tế 8tỷ USD, bao gồm các giải pháp chủ yếu sau đây:

Các giải pháp thuộc chính sách tài khóa: Mi ễn, giảm, giãn, hoàn thu ế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT; tăng cường đầu tư phát triển của khu vực công để bù lại phần sụt giảm đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó tập trung vào xây d ựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, nông nghiệp, nông thôn, y t ế, giáo

67

dục, nhà ở cho sinh viên và người nghèo; tăng các khoản chi bảo đảm an sinh xã hội.

Các giải pháp thuộc về chính sách tiền tệ: Điều hành linh ho ạt tiền tệ, lãi suất, tỷ giá nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng hợp lý, khuyến khích xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro cho khu vực doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng; hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn vốn lưu động, các khoản vay trung, dài h ạn để thực hiện đầu tư mới, các khoản vay mua máy móc thi ết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu nhà ở khu vực nông thôn, các kho ản vay của người nghèo và đối tượng chính sách khác tại NH Chính sách xã hội.

Các giải pháp về thương mại: Mở rộng thị trường trong nước và triển khai cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Năm 2009, NH Nhà nước (NHNN) th ực hiện điều hành linh ho ạt, thận trọng chính sách ti ền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện hài hoà các mục tiêu (i) Ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; (ii) Ki ềm chế lạm phát; (iii) On định tỷ giá trên cơ sở triển khai thực hiện một số giải pháp điều hành như sau:

+ Điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5 - 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 9,5 - 8 - 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7,5 - 6 - 5%/năm nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho TCTD mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, v ề cuối năm 2009 kinh tế phục hồi và để chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại NHNN, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh từ 7%/năm lên 8%/năm.

+ Điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6 - 5 - 3%;

+ Giảm lãi suất tiền gửi DTBB b ằng VND từ 8,5-3,6-1,2%/năm; giảm lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ của TCTD tại NHNN từ 1- 0,5-0,1%/năm.

+ Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, lãi suất hợp lý để kiểm soát chặt chẽ khối lượng vốn khả dụng, tiền cung ứng, ổn định lãi suất và bảo đảm an toàn thanh kho ản của các TCTD.

+ Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ VND cho các NH mở rộng tín dụng, đồng thời ổn định tỷ giá và giảm bớt tình trạng mất cân đối về nguồn, sử dụng nguồn ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng.

+ Ngày 23/4/2009, NHNN điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5%, đồng thời điều hành linh ho ạt tỷ giá bình quân liên NH kết hợp với can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu và ổn định tỷ giá, chống đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Tuy nhiên, do tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu đến luồng ngoại tệ, ngày 26/11/2009, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ bình quân liên NH thêm 5,44% và gi ảm biên độ giao dịch từ 5% xuống 3% để phù hợp với cân bằng cung cầu thị trường ngoại tệ trong tình hình mới.

+ Tăng cường công tác thanh tra, gi ám sát đối với TCTD và th ị trường tiền tệ để kịp thời nắm bắt diễn biến hoạt động NH và có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro, vướng mắc, sai phạm. Trọng tâm của công tác thanh tra, giám sát năm 2009 t ập trung vào các nội dung chấp hành các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về lãi suất và tỷ giá, chế độ quản lý ngoại hối, chính sách h ỗ trợ lãi suất, cho vay tiêu dùng, kinh doanh b ất động sản và chứng khoán, từ đó bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp lu ật và các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay.

+ Tăng cường theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo thị trường tiền tệ, cung - cầu vốn, lãi suất, tỷ giá để chủ động có biện pháp điều hành thích hợp.

69

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truy ền về các chủ trương, chính sách, diễn biến tiền tệ và hoạt động NH nhằm giúp cho công chúng hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện tốt hơn các quy định pháp lu ật và chính sách v ề tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

+ Phối hợp với các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan tri ển khai các biện pháp hạn chế găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, chấn chỉnh bàn thu đổi ngoại tệ và việc niêm yết giá hàng hóa, d ịch vụ bằng ngoại tệ.

Trong năm 2010, môi trường kinh doanh được dự đoán tiếp tục có những diễn biễn khó lường.

Xét về mặt chính sách v ĩ mô: Quốc hội đề ra mục tiêu kinh tế tổng quát của năm 2010 là nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao ch ất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội;... phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhi ệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, cụ thể là: GDP tăng khoảng 6,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6%; ch ỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%; bội chi ngân sách 6,2% GDP; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 41% GDP.

Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho vay đối với một số đối tượng; hệ thống tài chính và doanh nghi ệp trong nước hoạt động an toàn, lành mạnh hơn và tiếp tục mở rộng quy mô.

Tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trong nước được điều hành linh ho ạt, chủ động theo nguyên tắc thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, ngăn ngừa tái lạm phát cao, góp ph ần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; kiểm soát chất lượng tín dụng.

Nguồn cung ngo ại tệ được cải thiện nhờ chủ yếu do nguồn thu ngoại tệ được cải thiện, nhất là FDI, xuất khẩu và chuyển tiền một chiều tư nhân.

Tâm lý găm giữ ngoại tệ được kiềm chế và chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế được thông suốt hơn.

Hệ thống NH tiếp tục đẩy mạnh tăng vốn điều lệ phù hợp với quy định tại Nghị định số 141/2005/NĐ-CP và mở rộng quy mô, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Các quy định, chính sách về tiền tệ và hoạt động NH tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống, đặc biệt là các quy định về quản trị ngân hàng, tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập rủi ro.

Tuy nhiên, năm 2010 kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, biểu hiện là:

+ Thâm hụt ngân sách Nhà nước lớn (6,2% GDP) và ch ủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay trong nước gây hiệu ứng áp lực tăng lãi suất thị trường;

+ Tổng cầu tăng lên gây áp lực lên cán cân vãng lai và l ạm phát.

+ Chất lượng tăng trưởng chưa cao. Hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt đối với khu vực công. Hệ số ICOR tăng n hanh và đến nay đã trên 8.

+ Giá cả một số mặt hàng chủ chốt có xu hướng tăng: xăng dầu, than, điện,... đặc biệt là xăng dầu được điều hành theo sát với giá xăng dầu trên thị trường quốc tế. Chính phủ thực hiện tăng lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương giai đoạn 2008-2012.

+ Xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới chưa phục hồi hoàn toàn và s ự gia tăng bảo hộ tại các thị trường xuất khẩu.

+ Hoạt động đầu cơ trên thị trường tài chính và b ất động sản tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư và hệ thống tài chính.

+ Một số cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế chưa thật sự lành mạnh so với yêu cầu tăng trưởng bền vững như tiết kiệm và đầu tư, cán cân

71

thanh toán qu ốc tế, cán cân thương mại thâm hụt, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý.

Sau suy thoái toàn c ầu sâu sắc, kinh tế, thương mại toàn cầu năm 2010 tăng trưởng trở lại nhờ các biện pháp kích thích kinh t ế sâu rộng của Chính phủ các nước và giảm bớt rủi ro mang tính h ệ thống của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, phục hồi kinh tế toàn cầu dự kiến diễn ra chậm chạp và kinh t ế vĩ mô toàn cầu còn nhiều rủi ro do:

+ Hệ thống tài chính v ẫn còn nhiều khó khăn, biến động phức tạp (dòng tín dụng chưa trở lại bình thường, tài sản chất lượng thấp, thua lỗ);

+ Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ giảm dần. Lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới và lạm phát gia tăng khiến NHTƯ tăng l ãi suất.

+ Hộ gia đình tăng mức tiết kiệm do đã bị mất do giảm giá tài sản trong khi vẫn phải đối mặt với nạn thất nghiệp cao;

+ Lạm phát và giá c ả hàng hóa cao hơn. Dự báo, năm 2010 chỉ số CPI tăng 1,1% ở các nước phát triển và tăng 4,9% ở các nước đang phát triển và mới nổi.

+ Thị trường tài chính quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế còn nhi ều khó khăn.

+ Luồng vốn quốc tế vẫn chu chuyển chậm. Vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế đang phát triển và mới nổi giảm tương đương 0,17% GDP, trong đó FDI tăng 1,51% GDP, vốn đầu tư gián tiếp giảm 0,97% GDP và v ốn ODA giảm 0,15% GDP.

+ Thương mại hàng hóa, dịch vụ toàn cầu tăng 2,5%. Giá dầu bình quân trong năm 2010 tăng 24,3% so với năm 2009. Giá hàng hóa phi dầu bình quân năm 2010 tăng 2,4% so v ới năm 2009.

+ Ngân sách thâm hụt lớn và nợ Chính phủ tiếp tục tăng hoặc đứng ở mức cao thách thức rất lớn đến quá trình phục hồi kinh tế và đe dọa an ninh tài chính toàn c ầu. Các nước phát triển thâm hụt ngân sách 9% GDP, gi ảm 1% so với năm 2009.

Theo IMF, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt mức tăng trưởng 3,1% năm 2010, tương đương mức tăng trưởng năm 2008 (3,0%) nhưng thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 5,2% năm 2007. Trong đó, năm 2010 các nước phát triển tăng trưởng 1,3%, các nước đang phát triển và mới nổi tăng trưởng kinh tế 5,1% năm 2010, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc 9% và Ấn Độ 6,4%

Một phần của tài liệu 113 GIAO DỊCH một cửa TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w