Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 34 - 38)

triển Việt Nam

Là một trong những đơn vị có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, trong quá trình phát triển, BIDV được biết đến là ngân hàng bán buôn chuyên phục vụ các dự án lớn của đất nước. Năm năm trở lại đây, BIDV đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tượng được ưu tiên hàng đầu và đạt được một số kết quả nhất định.

Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 67% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và có xu hướng ngày càng tăng. Với nền khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín

dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 20 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm cố và chiết khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...), các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác... theo đó, giai đoạn 2011-2015, BIDV xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và BIDV phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh (30-40%/năm) và đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn. Tính đến cuối năm 2015, Quy mô tín dụng bán lẻ đạt hơn 140.000 tỷ đồng. Năm 2016, BIDV nhận giải thưởng “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất”. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, và vẫn còn chưa cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đúc kết từ những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã đem lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ NHBL nói chung và phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ nói riêng cho BIDV đó là:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.

- Cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.

- Xây dựng chính sách lãi suất và phí phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác

- Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời hạn vay mua bất động sản thường là trung dài hạn. Vì vậy các NHTM trong đó có BIDV không nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản một cách bất hợp lý nhằm tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị trường bất động sản bị biến động.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt

động của ngân hàng thương mại và sản phẩm tín dụng bán lẻ, nêu lên đặc điểm, vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với nền kinh tế, đối với ngân hàng và khách hàng. Nội dung chương 1 cũng dẫn chiếu một số cách thức triển

khai của các TCTD khác, nêu ra những sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu đang

được các ngân hàng thương mại triển khai hiện nay. Để đánh giá sự phát triển

của sản phẩm tín dụng bán lẻ, luận văn đã chỉ ra những nhân tố khách quan

chủ quan tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Những nội dung

được trình bày ở chương 1 có ý nghĩa lý luận, là cơ sở để xem xét, đánh giá đúng thực trạng cung ứng sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w