Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 57 - 94)

Năm 2016, Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài, nổi bật là hạn hán, thiên tai và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt thấp; giá dầu thô thất thường; nhu cầu và giá nông sản giảm mạnh... Tuy vậy, về tổng thể, kinh tế cả nước vẫn tăng trưởng tích cực, các cân đối vĩ mô được bảo đảm, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước; lạm phát thấp.

Đóng góp công sức vào các thành công đó, năm 2016, ngành ngân hàng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, về kiểm soát lạm phát dưới 5%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hệ thống;

nâng cao vị thế đồng Việt Nam, tiếp tục giảm tình trạng đô-la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Hệ thống các TCTD nói chung đạt tỷ lệ an toàn vốn 13% (mức tối thiểu theo quy định là 9%) và đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định của pháp luật; giữ lãi suất cho vay trung dài hạn dưới 10% và nợ xấu còn dưới 3%...

Về tín dụng, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải thiện điều kiện tín dụng theo hướng thuận lợi về thủ tục, áp dụng lãi suất cả huy động và cho vay linh hoạt và giảm dần, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, hướng mạnh và cân đối hơn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Về lãi suất, năm 2016, NHNN đã khá ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trên tinh thần: Cố gắng giữ nguyên mức lãi suất điều hành, hỗ trợ, giảm bớt áp lực về giới hạn an toàn (các chỉ tiêu an toàn được quy định với thời hạn, lộ trình cụ thể); chỉ đạo các TCTD rà soát, bảo đảm thanh khoản ở các kỳ hạn và tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, giảm bớt áp lực về chênh lệch kỳ hạn, giãn lộ trình nâng giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; mở lại tín dụng ngoại tệ. Trong tám tháng đầu năm 2016, lãi suất huy động cơ bản ổn định, có xu hướng tăng nhẹ 0,2-0,3% trong giữa tháng hai đến tháng ba. Từ cuối tháng 4-2016, các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn; trong đó, đáng ghi nhận là quán triệt Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Vietcombank, VietinBank, BIDV và SHB... đã công bố áp trần lãi suất cho vay trung dài hạn ở mức 10%/năm.

Lãi suất tiền gửi VND có xu hướng tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2016 do các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm cân đối nguồn

vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Hơn nữa, năm 2016, tín dụng ngoại tệ bị hạn chế và tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân bằng USD đều về 0%. Điều này đã trực tiếp làm tăng nhu cầu tín dụng quốc gia bằng VND (trong nửa đầu năm 2016 đã tăng 8,11% so với cuối năm 2015, tăng 22,95% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 90,8% tổng tín dụng nền kinh tế).

Lộ trình tái cơ cấu các TCTD đang được tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các TCTD dưới chuẩn và cải thiện từng bước chất lượng, sức cạnh tranh toàn hệ thống và từng tổ chức thành viên.

Các tổ chức tín dụng từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế, hiệu quả hoạt động được nâng lên, chất lượng tín dụng được cải thiện; ổn định tâm lý người gửi tiền, nhà đầu tư.

2.2.2. Thực tế triển khai sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Đống Đa

Từ khi thành lập tháng 11/2013, BIDV Đống Đa triển khai cung cấp tới khách hàng tất cả các sản phẩm tín dụng mà BIDV Trụ sở chính ban hành nhưng trong giới hạn về sản phẩm tín dụng bán lẻ (do Trụ sở chính định hướng mục tiêu hoạt động của chi nhánh là chi nhánh bán lẻ, không định hướng trở thành chi nhánh hỗn hợp). Trong quá trình hoạt động, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu mà BIDV Đống Đa triển khai như: Sản phẩm tín dụng dành cho loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, sản phẩm đáp ứng cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh... Các sản phẩm đưa ra, mỗi sản phẩm có một đặc điểm, quy định riêng. Tuy nhiên, quy trình cấp tín dụng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh vẫn dựa trên khung triển khai chung đối với các sản phẩm tín dụng, cụ thể quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV Đống Đa tuân thủ theo Quy định số 6959/QĐ-NHBL của Trụ sở chính ban hành ngày 03/11/2014 về cấp tín dụng bán lẻ, quy định về thủ

tục, trình tự cấp tín dụng bán lẻ thể hiện trong văn bản được xây dựng qua 05 Giai đoạn căn bản. Chi tiết theo Phụ lục 01 đính kèm.

Theo văn bản quy định, quy trình cấp tín dụng bán lẻ được quy định chung, áp dụng cho những sản phẩm mà BIDV chưa triển khai sản phẩm riêng hay có một quy định về triển khai cụ thể. Nhưng thực tế, quy trình trên được áp dụng trên hầu hết các sản phẩm tuy cách thức áp dụng không giống nhau nhưng đều có những nét chung về cấp tín dụng bán lẻ. Tại chi nhánh, các sản phẩm tín dụng bán lẻ được triển khai theo từng quy định riêng.

Biểu 2.2: Dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV Đống Đa theo sản phẩm năm 2016

Nhìn vào biểu số liệu cho thấy, sản phẩm tín dụng bán lẻ chính của BIDV Đống Đa triển khai bao gồm: Cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay tín chấp thấu chi cán bộ BIDV, cho vay mua ô tô, cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay thẻ tín dụng (sản phẩm tín dụng cho vay cầm cố giấy tờ có giá không tính vào sản phẩm tín dụng bán lẻ vì thực tế đây là sản phẩm tín dụng bổ trợ và không được Trụ sở chính BIDV tính vào kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh). Trong các sản phẩm tín dụng bán lẻ, tiêu

biểu có sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay khá lớn tại chi nhánh năm 2016, cụ thể sản phẩm như sau:

2.2.2.1. Sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở

Tình hình kinh tế thay đổi, các dự án bất động sản thời kỳ “đóng băng” không còn nữa khi mà hàng loạt cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật như Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS 2014, chính sách tín dụng... giữ vai trò quyết định, tạo hành lang pháp lý và tác động trực tiếp đến thị trường BĐS hay Chính phủ đã nới lỏng chính sách tiền tệ, tín dụng như giảm lãi suất cơ bản từ 14% năm 2008 xuống dần còn 7% năm 2010; giảm hệ số rủi ro trong kinh doanh BĐS xuống còn 150%, cho phép sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn lên mức trần đối đa 60% năm 2014. Ngoài ra, trong các biện pháp thúc đẩy thị trường, Chính phủ còn thực hiện gói kích cầu đầu tư tương đương 20.000 tỷ đồng năm 2009; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, chủ yếu là kích cầu tiêu dùng; cho phép chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; cho phép chia căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ... đã tạo điều kiện cho thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng. Nắm bắt được cơ hội đến từ thị trường, Trụ sở chính BIDV ra văn bản số 6960 /QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 về Quy định sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở dành cho khách hàng cá nhân tại BIDV thay thế cho văn bản Quy định số 8338/QĐ-NHBL ngày 31/12/2013 về cho vay nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình với nhiều điểm thay đổi với chiến lược tăng thị phần bán lẻ đối với sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở của BIDV. Quy định về sản phẩm cụ thể theo Phụ lục 02 đính kèm.

Sản phẩm nhà ở của BIDV thời kỳ này có những điểm rất đáng chú ý, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền khách hàng như:

- Thời hạn cho vay tối đa trong 20 năm.

- Áp dụng cho cả khách hàng cá nhân trong nước và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

- Mở rộng địa bàn cho vay với các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nang.

- Mục đích cho vay ngoài mục đích mua nhà còn có các nhu cầu sửa chữa, nâng cấp, mua đất hay mua nhà ở hình thành trong tương lai.

- Tỷ lệ cho vay cao từ 70% lên đến 100% phương án vay vốn tùy theo điều kiện khách hàng đáp ứng.

- Nhiều hình thức cho vay: cho vay phong tỏa đối với tài sản chưa làm thủ tục sang tên, cho vay hoàn vốn đối với tài sản đã thực hiện xong thủ tục sang tên trong vòng 6 tháng trước thời gian đề nghị vay, cho vay nộp tiền theo tiến độ xây dựng của các dự án đầu tư bất động sản...

- Lịch trả nợ linh hoạt hơn: theo tháng, quý, năm hay linh hoạt tùy theo điều kiện về nguồn trả nợ của khách hàng.

Quá trình triển khai, sản phẩm tín dụng cho vay nhu cầu nhà ở được ban hành áp dụng tại chi nhánh đã đem lại những lợi ích cho chi nhánh, cùng đánh giá những kết quả mà sản phẩm mang lại, cụ thể như sau:

a. Tỷ trọng, quy mô dư nợ, số lượng khách hàng của sản phẩm

Bảng 2.8: Tổng hợp sản phẩm cho vay nhà ở tại chi nhánh

Số lượng khách hàng vay

(tỷ đồng) 0.7 6 0.90 0.90 18% 0% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1.56 % 1.89% 0.76% 21% - 60% Tỷ trọng dư nợ/Tổng dư nợ bán lẻ 40.90% 33.00% 24.70% -19% 25%-

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Cho vay nhu cầu nhà ỏ’ 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% ^^9 Tín dụng Cho vay nhà Tỹ trọng

Quy mô dư nợ tín dụng sản phẩm cho vay nhà ở được triển khai tại chi nhánh có bước tiến triển tốt khi tận dụng được thời điểm thị trường bất động sản phát triển tốt trong giai đoạn này khi mà nhiều dự án nhà ở hình thành, quy mô hàng năm tăng trưởng, quy mô dư nợ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2015 (132% so với năm 2014), năm 2016 tăng trưởng 2% so với năm 2015, số lượng khách hàng vay năm 2015 tăng 160 khách hàng (tăng trưởng 92%) so với năm 2014, số lượng khách hàng năm 2016 tăng lên không nhiều và dư nợ cho vay mua nhà tăng trưởng thấp.

Dư nợ cho vay mua nhà tăng trưởng nhưng tỷ trọng so với Tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh giảm đáng kể tử năm 2014 đến 2016, ban đầu năm 2014, sản phẩm cho vay mua nhà chiếm tới 41% tổng dư nợ giảm chỉ còn 24.7% năm 2016 do kế hoạch chỉ tiêu, đồng thời chi nhánh cũng định hướng phát triển đa dạng các sản phẩm khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay tín chấp đối với cán bộ BIDV được triển khai mạnh mẽ nên làm giảm tỷ trọng của sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở.

Đồng thời trong thời gian từ ngày 01/07/2015, khi mà Luật kinh doanh BĐS năm 2014 có hiệu lực, quy định các khoản vay nhu cầu mua nhà tại các dự án xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai phải được chủ đầu tư bảo lãnh tiến độ đối với người mua nhà hay mọi thủ tục liên quan đến việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai từ dự án phải được giải chấp từng căn hộ khi khách hàng ký hợp đồng... Trong giai đoạn mới áp dụng, nhiều chủ đầu tư chưa tìm hiểu kỹ nên chưa thực sự áp dụng các quy định trong Luật ban hành, chính vì vậy trong năm 2016, hầu như dư nợ cho vay sản phẩm nhà ở của Chi nhánh được duy trì bởi những khoản vay nhu cầu mua nhà đất từ nền khách hàng cũ, không bùng nổ như cho vay nhà dự án trong năm 2015. Ngoài ra, với cho vay nhu cầu nhà ở tại các dự án, do BIDV Đống Đa chưa tiếp cận được các dự án để cho vay khách hang cá nhân tại các dự án đó nên nguồn khách hang cá nhân nhu cầu vay mua nhà tại chi nhánh khá nhỏ lẻ.

Thêm một nguyên nhân khác khiến cho quy mô dư nợ cho vay nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh không phát triển được trong giai đoạn năm 2016 là do cơ chế chi hoa hồng môi giới của BIDV trong giai đoạn này không cạnh tranh được so với các tổ chức tín dụng khác như Techcombank, VIB, TP Bank. Trong khi tại chi nhánh áp dụng mức chi hoa hồng môi giới theo văn bản số 3678/BIDV-NHBL ngày 26/05/2016 với mức chi hoa hồng chỉ 0.3%*dư nợ giải ngân đối với sản phẩm nhà ở và với thủ tục thanh toán khá phức tạp thì

các tổ chức tín dụng khác có mức chi hoa hồng môi giới cao hơn, từ 0.7% cho đến 1% dư nợ giải ngân. Chính điều này cũng khiến đội bán hàng tại các dự án cũng không thường xuyên giới thiệu khách hàng về BIDV.

b. Chất lượng tín dụng

Năm 2014, tổng dư nợ cho vay nhà ở của chi nhánh chỉ đạt 150.2 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm 110 tỷ đồng được chuyển giao từ BIDV chi nhánh Hà Nội sang BIDV chi nhánh Đống Đa khi chia tách chi nhánh. Phần nợ xấu trong năm 2014 đều bắt nguồn từ dư nợ chuyển giao khi một số khách hàng vay bị mất khả năng thanh toán nợ, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.56%. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tăng lên khi hoạt động cho vay mua nhà tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo dư nợ xấu phát sinh nhiều hơn, tỷ lệ nợ xấu tăng 21% so với năm 2014 lên 1.89% tổng dư nợ. Năm 2016, công tác thu nợ được Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, các Phòng Giao dịch chú trọng hơn trong công tác xử lý nợ xấu, dư nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu cho vay nhà ở chỉ còn 0.76%, chất lượng tín dụng được nâng cao.

c. Hồ sơ, thủ tục cho vay Hồ sơ vay vốn:

Đối với các khoản vay nhu cầu nhà ở được áp dụng tại BIDV Đống Đa được áp dụng theo văn bản hướng dẫn của BIDV Trụ sở chính, về cơ bản hồ sơ

vay vốn đối với các khoản nhu cầu nhà ở khá đơn giản, gồm 4 loại hồ sơ chính.

- Hồ sơ pháp lý bao gồm: CMND khách hàng vay vốn, vợ (chông) khách hàng vay vốn, đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu còn độc thân) ...

- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: Quyết định bổ nhiệm, Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương, bảng lương tại cơ quan công tác, sao kê tài khoản trả lương, sổ sách theo dõi hoạt động kinh doanh (đối với hộ sản xuất kinh doanh có giấy phép hoạt động), báo cáo tài chính doanh nghiệp (nếu

khách hàng là chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông góp vốn của doanh nghiệp muốn lấy nguồn thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận để lại làm nguồn trả nợ) ...

- Hồ sơ vay vốn: Phương án vay vốn (mua nhà, sửa chữa nhà ở), đề nghị vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng)

- Hồ sơ tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản thế chấp (bất động sản)

Thủ tục, thời gian vay vốn:

Về thủ tục vay vốn, sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khoản vay và gửi tới Ngân hàng, đối với cho vay nhà ở, thời gian xử lý tối đa đối với mỗi khoản vay là 05 ngày bao gồm các bước cơ bản như: Cán bộ QLKH thẩm định khoản vay, lập báo cáo đề xuất trình cấp lãnh đạo phê duyệt (1.5 ngày). Lãnh đạo chi nhánh đồng ý phê duyệt sẽ tiến hành định giá tài sản bảo đảm và tiến hành nhận tài sản thế chấp của khách hàng (1 ngày). Thời gian 2.5 ngày còn

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 57 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w