Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 111 - 112)

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ đạo hoạt động của các ngân hàng, vì vậy NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.

NHNN cần sớm hoàn chỉnh các văn bản quy định về lĩnh vực tín dụng bán lẻ, cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ, các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với tín dụng bán lẻ tạo môi trường pháp lý đầy đủ để các NHTM triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả các sản phẩm tín dụng bán lẻ.

NHNN cần có sự phối hợp, kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng, vay vốn sản xuất kinh doanhđể ban hành những thông tư liên Bộ, ngành hỗ trợ cho hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển, thêm vào đó phối hợp sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh như luật đất đai, luật

dân sự.. .Co như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý .

NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm... nếu giao dịch qua POS.

NHNN cần tăng cường kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của NHNN, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ở các ngân hàng thương mại trở nên an toàn và bền vững bởi vì do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng đã làm cho các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác, điều này dẫn tới sự cho vay quá mức, tức là cho vay vượt quá khả năng chi trả của người vay, và là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng và cả hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu 047 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w