Nội dung phòng ngừa và hạn chế rủiro tíndụng NHTM

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 37 - 45)

1.3.3.1. Xác định cơ cấu tổ chức trong hoạt động tín dụng

Một điểm mấu chốt trong nội dung phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng NHTM là xây dựng được một cơ cấu tổ chức tín dụng có khả năng tuân thủ theo chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng, duy trì một danh mục tín dụng chất lượng, giảm thiểu rủi ro, đồng thời vẫn tối ưu hóa được các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực một cách hiệu quả nhất

1.3.3.2. Xây dựng chính sách, qui trình tín dụng

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động cấp tín dụng nhằm thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong khuôn khổ mức rủi ro hợp lý. Chính sách tín dụng được lập nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hoạt động tín dụng của ngân hàng phong phú, đa dạng luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnhcủa mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.

Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những bước quy định cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thốngnhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện quy trình tíndụng thường được quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công táctín dụng

1.3.3.3. Xây dựng chính sách khách hàng

Việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Từ nhận thức hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và để quản lý an toàn hoạt động ngân hàng, các ngân hàng cần sử dụng các công cụ khác nhau để hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng,trong đó có Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ.

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng như việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm khách hàng sẽ giúp ngân hàng sang lọc được những khách hàng không tốt,từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng (chính sách cấp tín dụng, lãi suất).

1.3.3.4. Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định tín dụng do Ban lãnh đạo Ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh, cán bộ Ngân hàng. Quy trình thẩm định tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án vay, mục đích vay, kiểm soát sau... Từ đó đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

1.3.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụnglà một nội dung rất quan trọng, công tác kiểm tra kiểm soát nhằm mục đích: phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động của NH; đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và cá nhân trong NH đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và

quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của NH.

Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụngbao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

- Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách,thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của các bộ phận tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm traquá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của KH với số liệu tại NH để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp NH, điều tra việc sử dụng vốn vay của KH có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

Kiểm tra, kiểm soát tín dụng là một công việc vô cùng quan trọng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nó khôngnhững giúp cho nhà quản trị rủi ro nhận ra được những vấn đề một cách nhanh chóng,mà còn biết được xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách tín dụng của ngân hàng hay không? Bộ phận kiểm tra tín dụng là bộ phận độc lập, tách rời khỏi bộphận tín dụng cho vay nhằm đảm bảo tình khách quan và chính xác trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát tín dụng giúp cho ban lãnh đạo đánh

giáđược tình hìnhrủi ro tín dụng đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng có thể gây ra.

1.3.3.6. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có thể chủ động đón đầu tổn thất trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tuân thủ đúng đắn và đầy đủ trong việc trích lập dự phòng thì công tác phân loại nợ phải được thực hiện chính xác, đảm bảo khoản vay được thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro.

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưara dựa trên cơ sở thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các ngân hàng. Ở những nướccó hệ thống pháp luật cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thi áp dụng tỷ lệ tríchlập thấp hơn. Điển hình như ở Mỹ thì quy định mức trích lập dự phòng khoảng 10%đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn,50% đối với các khoản nợ khó đòi và100% với những khoản tín dụng mất mát, thua lỗ. Còn ở những nước đang phát triểnnhư Thái Lan thì mức độ trích lập vào khoảng 20-25% đối với những khoản nợ khôngđủ tiêu chuẩn, 50-75% đối với những khoản nợ khó đòi và 100% với khoản nợ mấtmát. Quỹ dự phòng là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất.

Quỹ thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi xảy ra, việc mất vốn cho vay sẽ không gây ảnh hưởng nhiềutác động tới ngânhàng.

Ở Việt Nam, theo Quyết định 14/2014/TT-NHNN và Thông tư 18: Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Còn tỷ lệ trích lập dự phòng chung được tính toán bằng việc trích

lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 được quy định tại Điều 6 và Điều 7.

1.3.3.7. Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng

Ngân hàng mua bảo hiểmtín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường chongân hàng theo quy định.

Vấn đề bảo hiểm áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng khá quan trọngtrong cho vay hiện đại, chủ yếu là bảo hiểm tài sản đảm bảo nhằm tránh tổn thất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản đảm bảo tiền vay. Ngoài ra thì việc mua bán nợ cũng là một giải pháp hữu hiệu để thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn đầu tư tín dụng cho ngân hàng khi ngân hàng chuyển giao các khoản nợ cho công ty mua bán nợ.

1.3.3.8. Công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ

Chất lượng đội ngũ nhân viên phải đảm bảo hai yếu tố chuyên môn và đạo đức. CBTD có chuyên môn giỏi giúp NH đưa ra chính sách tín dụng phù hợp, quy trình tín dụng chặt chẽ, các công cụ thích hợp và thực hiện chúng một cách hiệu quả từ đó sẽ giúp NH hạn chế RRTD. Đạo đức nghề nghiệp với ngành nghề nào cũng rất quan trọng nhưng riêng đối với NH thì đặc biệt quan trọng bởi nhân viên NH sống trong môi trường mà ở đó hành vi hàm lợi cá nhân dễ dàng xảy ra hơn và khó phát hiện hơn. Nhân viên NH không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết về mặt đạo đức nghề nghiệp thì dù NH có các chính sách tín dụng phù hợp đến mấy thì việc hạn chế RRTD cũng không hiệu quả. Do vậy công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng NHTM

1.3.3.9. Công tác thu thập xử lý thông tin tín dụng và áp dụng công nghệ trong quản lý tín dụng

liên quan đến việc cho vay đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho các quyết định của ngân hàng. Cùng với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật trong hoạt động cho vay của ngân hàng, việc thu thập, quản lý thông tin khách hàng, khoản vay sẽ tốt hơn. Đây cũng là một trong nội dung cần quan tâm của công tác hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Thông tin ngân hàng đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sở để ra một quyết đinh đúng đắn. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động đa dạng và phức tạp nên điều này rất quan trọng. Trong hoạt động tín dụng, thông tin được sử dụng ở mọi thời điểm: khi xem xét cho vay nhân viên tín dụng căn cứ vào các thông tin về người vay, phương án vay vốn,...để đưa ra quyết định cho vay. Khi khoản vay được giải ngân nhân viên phải giám sát người vay bằng các thông tin như tình hình sử dụng vốn có hợp lý hay không, tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Như vậy thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một khoản vay có hiệu quả hay không, hay nói cách khác thông tin có tính chất quyết định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng có từ các nguồn: hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng tác động tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng đó thông qua việc các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra các quyết định tín dụng đúng đắn đồng thời giám sát món vay hiệu quả, có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro tín dụng. Việc ngân hàng có sẵn sàng bỏ chi phí để có được thông tin bên ngoài hay không, sử dụng chúng như thế nào, có khả năng đánh giá độ tin cậy của thông tin đó hay không cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hạn chế rủi ro tín dụng bởi các thông tin bên ngoài dù chính thức hay không chính thức cũng hỗ trợ, bổ sung cho các nguồn thông tin từ nội bộ của ngân hàng trong việc ra quyết định tín dụng cũng như sớm phát hiện dấu hiệu rủi ro.

Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao năng lực họat động của NH đặc biệt trong lĩnh vực QLRR. Công nghệ thông tin đuợc ứng dụng vào họat động kinh doanh của NH, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch và độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ. Trình độ áp dụng công nghệ thấp, dịch vụ NH sẽ nghèo nàn, tốc độ xử lý kém, không đảm bảo an toàn do phải qua nhiều khâu lao động thủ công. Đặc biệt, việc ứng dụng các mô hình quản lý RRTD hiện đại cần một hệ thống thông tin chuẩn xác thì yếu tố hỗ trợ công nghệ chiếm một vai trò vô cùng quan trọng.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế RRTD của NHTM. Bao gồm: Tín dụng ngân hàng thương mại, Rủi ro tín dụng NHTM, Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng NHTM. Từ đó đi đến khẳng định: Hoạt động tín dụng của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là một loại rủi ro phổ biến, gây hậu quả nặng nề, tác động đến không những đến ngân hàng, doanh nghiệp mà cả nền kinh tế. Vì vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD được xác định là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản trị điều hành của các NHTM và được các NHTM đặc biệt quan tâm.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CN

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 37 - 45)

w