Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng khiến cho NH có khả năng lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó việc NH trích lập quỹ dự phòng RRTD là rất cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH, có nguồn bù đắp lại những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà NH gánh chịu. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Chi nhánh phải xác định rõ việc trích lập quỹ dự phòng như thế nào là hợp lý bởi vì nếu lập quỹ dự phòng rủi ro quá mức sẽ gây lãng phí không cần thiết, nhưng nếu lập quỹ dự phòng quá thấp sẽ không đủ bù đắp rủi ro khi xảy ra. Linh hoạt và chính xác trong vấn đề trích lập dự phòng một cách hợp lý. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối
với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và chuyển nhóm nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp khi tổn thất xảy ra.
Thực tế cho thấy, xử lý rủi ro tín dụng bằng việc sử dụng quỹ DPRR chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các giải pháp xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Là giải pháp mà ngân hàng hoàn toàn chủ động thực hiện, không phụ thuộc vào khách hàng cũng như làm giảm nhanh chóng các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
Với việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro giúp cho chi nhánh nhìn rõ về chất lượng tín dụng của mình, là thông tin, dữ liệu giúp chi nhánh nhận biết ngành nào có mức rủi ro tín dụng cao, nguyên nhân là gì. Từ đó có những điều chỉnh trong việc lựa chọn ngành nghề cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro.