Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tíndụng

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 103 - 107)

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng là các quyết định cho vay sai lầm trên cơ sở phân tích và định giá khách hàng không chính xác. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của thẩm định và phân tích tín dụng. Việc phân tích và đánh giá khách hàng khi khách hàng có yêu cầu vay vốn thuộc bộ phận QHKH của ĐVKD. Do đó khi xem xét yêu cầu cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt được những thông tin và đưa ra được nhận xét ban đầu về khách hàng của mình về khách hàng như sau:

- Tính cách: thể hiện con người khách hàng có uy tín hay không, có trách nhiệm và trung thực với công việc hay không. Tính cách này đảm bảo cho việc thanh toán nợ sau này và sử dụng vốn đúng mục đích để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Năng lực: xem khách hàng đủ năng lực vay vốn và đủ tư cách pháp lý để trong việc thực hiện hợp đồng.

định ngân hàng có cho vay không. Khách hàng có thu nhập ổn định sẽ giải quyết được các món nợ và ít gặp rủi ro.

Thu thập thông tin về các khách hàng cần kịp thời và chính xác

- Đối với khách hàng cá nhân: Cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm.để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín

dụng đối với khách hàng cá nhân.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ..Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: trình độ của cán bộ thẩm định, nguồn thông tin, các công cụ sử dụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện 3 yếu tố trên.

Muốn công tác thẩm định có hiệu quả thì trước hết, từ đội ngũ CBTD người làm nhiệm vụ tiếp xúc khách hàng và thu thập thông tin. Nên phân đội ngũ CBTD thành các nhóm khác nhau phụ trách cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, từ đó tạo điều kiện cho các CBTD có thể có kiến thức sâu hơn về ngành nghề mà mình đang tiến hành cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó là việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBTD, tăng cường năng lực thu thập thông tin của CBTD. CBTD phải tăng cường khai thác, xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin từ hồ sơ khách hàng gửi đến, từ phỏng vấn khách hàng, thông tin từ CIC, CBTD cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: phỏng vấn đông đảo các thành viên trong DN (chủ DN, nhân viên trong

DN); lấy thông tin từ các đối tượng liên quan đến DN (khách hàng của DN, các nhà cung cấp nguyên vật liệu...). Không chỉ vậy, CBTD cần có những chuyến thăm cơ sở sản xuất của DN để có những xác minh thực tế về máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho, tình hình kinh doanh, mối quan hệ giữa chủ và nhân viên.. .Ngoài ra CBTD cũng nên tiếp cận nguồn thông tin từ báo chí, Internet, tập san chuyên ngành,.. .để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm kiến thức trong lĩnh vực phát sinh tín dụng. CBTD có trách nhiệm kiểm tra và xác thực thông tin trước khi chuyển đến chuyên viên thẩm định; thường xuyên theo dõi quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ, liên hệ, thông tin cho KH tình hình xử lý hồ sơ và thời gian dự kiến xử lý xong hồ sơ.

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng hợp lý trên cơ sở phân tích định lượng (xếp hạng tín dụng khách hàng), kết hợp với phân tích định tính. Đồng thời cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm .để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Tóm lại báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau:

- Dự án, phương án có hiệu quả, có thể triển khai trong thực tế hay không.Mức độ rủi ro của phương án, dự án.

- Rủi ro đặc thù trong quan hệ tín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủ yếu có thể gây ra rủi ro.

- Ngân hàng có khả năng kiểm soát được các rủi ro không và bằng cách nào? Mức độ thiệt hại của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

- Nếu chấp nhận cung cấp tín dụng thì cần nêu rõ điều kiện kèm theo nếu có.

Bên cạnh đó thẩm định khách hàng vay không phải là công việc đơn giản, nó yêu cầu cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn mà cần có cả kỹ

năng và kinh nghiệm. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng thẩm định thì ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác truyền đạt kinh nghiệm của nhân viên giỏi về tiếp xúc khách hàng, lấy thông tin từ nguồn nào cho nhân viên mới.

3.2.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và sử dụng hiệu quả cho thẩm định khách hàng

Trong hoạt động tín dụng thông tin khách hàng vay vốn là rất quan trọng. Việc đánh giá khách hàng để cấp tín dụng phụ thuộc vào thông tin khách hàng cung cấp hay thông tin ngân hàng thu thập được. Các thông tin này có thể đúng hoặc sai. Tuy nhiên thông tin sai dẫn đến quá trình phân tích không đảm bảo chính xác, từ đó rất dễ gây ra rủi ro. Việc nâng cao chất lượng thông tin tín dụng là rất quan trọng và cần thiết.

Ngày nay, để đưa ra được quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng rất nhiều nguồn thông tin như: khách hàng cung cấp, ngân hàng tự tìm hiểu thồn qua báo chí, internet, tivi hay chính từ thông tin nội bộ được cung cấp. ngoài ra NHNN cũng có một kênh thông tin riêng “Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia”. Do có quá nhiều thông tin được tìm kiếm cùng lúc dẫn đến sự mâu thuẫn. Cán bộ tín dụng sẽ không biết sử dụng thông tin nào là chính xác để phân tích gây ra sự hỗn loạn.

Việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam trong những năm qua là một bước đi khách quan tất yếu, phù hợp với quá trình phát triển và đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tiền tệ ứng dụng trong nền kinh tế thì trường. Qua nhiều năm hoạt động cho thấy, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được những hiệu quả cho tổ chức tín dụng:

- Do thu thập được thông tin đầy đủ nên ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

- Do chia sẻ được thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng nên góp phần giảm thiểu rủi ro.

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, các yếu tố vĩ mô và thị trường biến đổi một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ cả tích cực và tiêu cực từ quá trình hội nhập. Tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu cần phải mở rộng và chuẩn hóa việc thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân tích thẩm định, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là rất cần thiết. Cụ thể như sau:

■ Có quy định về trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận, phòng ban của ngân hàng liên quan đến cung cấp các dịch vụ cho khách hàng để có các thông tin về nhiều mặt hoạt động của khách hàng.

■ Có bộ phận tập hợp, thu thập những số liệu về phát triển kinh tế trên địa bàn, về kinh tế đất nước, trên thế giới, các số liệu về ngành nghề có dư nợ cho vay lớn tại chi nhánh.

■ Thông tin một cách thường xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của ngân hàng đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan .

■ Đầu tư công nghệ, chương trình máy tính để có thể thống kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, từ đó có cơ sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 103 - 107)