Nhận xét, đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủiro tíndụng tạ

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 82 - 96)

2.2.3.1. Kết quả đạt được

Về hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng tăng trưởng về số lượng và đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. Hoạt động tín dụng tại Techcombank Hưng Yên luôn tuân thủ theo định hướng và chỉ đạo điều hành của Hội sở chính, đảm bảo cho vay đúng đối tượng khách hàng, đúng chính sách khách hàng đối với từng khách hàng cụ thể, tuân thủ nghiêm ngặt việc điều hành lãi suất cho vay và tài sản đảm bảo tiền vay. Techcombank Hưng Yên tiếp tục bám sát và phục vụ các nhu cầu phát sinh của các khách hàng đang có quan hệ tại Techcombank Hưng Yên, tích cực làm việc với khách hàng để tháo gỡ các khó khăn, đặc biệt về các vấn đề liên quan tới TSĐB.

Đặc biệt, để đa dạng hóa danh mục khách hàng Techcombank Hưng Yên đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án hiệu quả như tiếp cận, thiết lập quan hệ với các khách hàng mới, ... Bên cạnh đó, Techcombank Hưng Yên luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ cho vay và chất lượng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.

Với thế mạnh về uy tín thương hiệu kết hợp đa dạng hoá các công cụ, dịch vụ, áp dụng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn một ngân hàng thương mại hiện đại, doanh số, dư nợ và số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày một tăng.

về công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Trong bối cảnh thị trường có nhiều bất ổn, công tác thu hồi nợ gặp khó khăn, Techcombank Hưng Yên đã luôn bám sát khách hàng, chủ động trong

công tác đôn đốc thu nợ đến hạn và nợ quá hạn của khách hàng, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tuân thủ chỉ tiêu được giao.

về chính sách tín dụng và cơ cấu tổ chức trong hoạt động tín dụng

Techcombank Hưng Yên đã đưa ra các chính sách tín dụng với mục tiêu cụ thể về phát triển tín dụng và tập trung phát triển tín dụng vào những lĩnh vực an toàn cho ngân hàng. Thực hiện cải thiện và sự đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm dẩn tỷ trọng cho vay các ngành nghề, lĩnh vực nhiều rủi ro vàbất ổn.

Về cơ cấu tổ chức trong hoạt động tín dụng, Techcombank đã xây dựng bộ máy phê duyệt tập trung. Nếu khoản vay vượt quá hạn mức phê duyệt của một cấp, phải trình xin ý kiến của cấp xét duyệt cao hơn. Khối QTRR được tách bạch hoạt động, không trực thuộc ĐVKD, công tác thẩm địnhvà phê duyệt tín dụng cũng vì thế mà khách quan, độc lập, giảm thiểu được nhiều rủi ro so với mô hình QTRR trực thuộc ĐVKD.

2.2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Hạn chế đối với công tác xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay Techcombank Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được một chiến lược tín dụng rõ ràng do Techcombank Hưng Yên chưa có bộ phân chuyên trách thực hiện nghiên cứu, phân tích và xây dựng định hướng tín dụng, chính sách tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động tại chi nhánh. Việc xây dựng định hướng tín dụng tại Techcombank Hưng Yên thực hiện một cách tự phát, thực hiện tùy từng thời điểm. Bên cạnh

đó, cũng không có bộ phận thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường để điều chỉnh định hướng/chuẩn bị số liệu cho kỳ tiếp theo.

Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn của từng ngành, do đó không đưa ra được định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả.

Tại Techcombank Hưng Yên, việc thực hiện tiếp thị bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng là thuộc trách nhiệm của các CVKH song công tác triển khai còn rất nhiều tồn tại như sau:

Chính sách tín dụng luôn hướng tới các doanh nghiệp lớn nên đã tự mình xa rời các đối tượng khách hàng còn lại như DNVVN, cá nhân, hộ gia đình. Mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình DNVVN, cho vay thể nhân nhưng do chỉ đạo chưa quyết liệt nên tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này còn thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác hạn chế rủi ro.

Hiện nay chính sách cho vay của Techcombank Hưng Yên tương đối chặt chẽ nhưng lại chưa có tiêu thức cụ thể để đánh giá và dự đoán về khách hàng; quy định về tài sản đảm bảo và điều kiện vay tín chấp khá nghiêm ngặt... Những điều này có vẻ hạn chế khách hàng và ảnh hưởng đến cơ cấu cấp tín dụng cũng như sự đa dạng về khách hàng của chi nhánh. Techcombank Hưng Yên cũng chưa xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu cụ thể mà chỉ thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với các khách hàng tự đến đặt quan hệ với chi nhánh nên chưa xây dựng được nền khách hàng truyền thống đa dạng. Chính vì hoạt động kinh doanh của Techcombank Hưng Yên còn mang tính thụ động nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro là không cao. Đồng thời đã xảy ra thực tế là một số khách hàng tốt (tình hình tài chính lành mạnh và quan hệ vay trả nợ đúng hạn) đã

chấm dứt quan hệ với Techcombank Hưng Yên do chính sách tíndụng nghiêm ngặt, chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng còn chưa cao, thủ tục rườm rà, lãi suất cao...

Hạn chế về xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để xếp nhóm khách hàng, xác định chính sách trong cấp tín dụng đối với khách hàng (bao gồm chính sách tài sản bảo đảm, chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng...).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp . Các chỉ tiêu về quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động, ... áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời. riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng có nhiều chỉ tiêu được đánh giá phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ tín dụng và không đưa ra thước đo cụ thể để chấm điểm. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng điều chính theo suy nghĩ chủ quan các chỉ tiêu này để tránh việc chuyển nhóm khách hàng dẫn đến các việc thực hiện chấm điểm sẽ không chính xác.

Hạn chế về quy trình tín dụng

Việc áp dụng Quy trình 379 đối với các khách hàng bán buôn và Quy trình 4599 đối với khách hàng bán lẻ là sự ứng dụng quy trình cấp tín dụng của hệthốngngân hàng Techcombank , đã đem lại một số thay đổi tích cực

như tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ các quyết định cấp tín dụng thông qua bộ phận QHKH, nâng cao tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế:

Cơ cấu tổ chức tín dụng theo mô hình tập trung được bố trí theo hướng kiểm soát chặt chẽ rủi ro song lại làm tăng thời gian tác nghiệp do tất cả các khâu của quá trình tác nghiệp đều có hai bộ phận chuyên môn thực hiện nhằm kiểm soát chéo lẫn nhau gây ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng.

ĐVKD chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng còn chuyên viênthẩm định và chuyên gia phê duyệt củakhối QTRR thực hiện việc thẩm định và phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên chuyên viên thẩm định và chuyên gia phê duyệt thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn, lượng thông tin thu thập được phần lớn chỉ thông qua các phương tiện đại chúng - vốn có độ trễ rất lớn so với thực tế.

Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Techcombank Hưng Yên có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Chi nhánh thực hiện đầu tư tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Các vấn đề nêu trên làm khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro của Techcombank Hưng Yên còn hạn chế.

• Hạn chế về trình độ cán bộ

Trình độ cán bộ còn yếu, chưa được đào tạo bồi dưỡng chu đáo, dẫn đến bất cập và mắc một số lỗi sai lầm trong công tác xử lý tài sản đảm bảo và

tài sản thế chấp, chưa phân tích thẩm định kỹ tình hình tài chính cũng như phương án đi vay trước khi cho vay, đặc biệt là thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng.

Hạn chế đối với công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sau vay

Việc giám sát, kiểm tra khách hàng và khoản vay đôi khi chỉ mang tính hình thức. Một số khoản cho vay đối với khách hàng ngoài địa bàn còn chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay kịp thời. Bên cạnh đó kỹ năng quản lý khách hàng, nguồn trả nợ, phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, để đề xuất giải pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra bộ phận QHKH còn rất hạn chế.

Hạn chế về trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây mức độ tăng trưởng tín dụng của Techcombank Hưng Yên rất lớn, lại tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, chất lượng tín dụng có chiều hướng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên, lãi treo không thu được, ... rủi ro tín dụng chưa có chiều hướng giảm. Tuy nhiên trong thực tế không đủ trích lập dự phòng rủi ro theo qui định mà chỉ trích được theo kế hoạch hàng năm (đạt khoảng80% số phải trích), khả năng bù đắp rủi ro tín dụng chưa đạt.

Hạn chế về nguồn thông tin để phân tích và thẩm định tín dụng.

Thực tế còn tồn tại là việc thiếu nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy dẫn đến sự hạn chế trong công tác thẩm định, giám sát tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng của chi nhánh.

2.2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

- Ban lãnh đạo chi nhánh chưa thật sự xây dựng được các tiêu chuẩn chặt chẽ và đúng mức về chất lượng tín dụng

cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn. Ngoài ra, trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm, ban lãnh đạo chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch, chứ chưa xây dựng được một danh mục đầu

tư cụ thể, phân bổ theo từng đối tượng, từng lĩnh vực, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và năng lực của chi nhánh.

- Quy trình tín dụng vẫn còn nhiều bất cập

Các cán bộ tín dụng tại chi nhánh vừa phải tìm kiếm khách hàng vừa phải thẩm định khách hàng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay do đó nhiều công việc tập trung vào một nơi, thiếu sự chuyên sâu, dẫn đến chất lượng thông tin chưa cao. Việc cán bộ tín dụng vừa tìm kiếm khách hàng, vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng. Bởi lẽ cán bộ tín dụng chịu nhiều áp lực về phát triển doanh số, mở rộng khách hàng dẫn đến họ có thể phân tích khách hàng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cấp tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu được giao.

- Khả năng dự báo phân tích ngành còn yếu kém; chia sẻ thông tin còn hạn chế

Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, dự báo thông tin. Thêm nữa, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian, phương tiện, đào tạo...Tại Techcombank Hưng Yên cũng chưa có bộ phân chuyên trách thực hiện nghiên cứu, phân tích và xây dựng định hướng tín dụng, chính sách tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động tại chi nhánh và địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Chia sẻ và sử dụng thông tin của riêng Techcombank Hưng Yên và cả hệ thống Techcombank còn nhiều bất cập. Một chi nhánh nếu phát hiện khách hàng của chi nhánh khác có dấu hiệu rủi ro thì chi nhánh đó cũng chưa kịp thời báo cho các chi nhánh thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng đó.

- Hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt thích hợp

Hệ thống giám sát sự tuân thủ vẫn còn lỏng lẻo, những đợt kiểm tra tuân thủ diễn ra với mật độ thưa thớt. Chủ yếu vẫn là giám sát qua báo cáo thực hiện tuân thủ do chi nhánh tự lập dẫn đến việc báo cáo không trung thực tình trạng tuân thủ, chống chế lỗi tuân thủ. Mặt khác, Techcombank nói chung có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp đối với kết quả, chất lượng công việc. Tuy nhiên các mức độ sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.

- Công tác kiểm soát sau giải ngân chưa được chú trọng triệt để

Việc kiểm tra định kỳ về mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra sau vay một số khách hàng thương mại, sản xuất còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thường xuyên. Từ đó dẫn đến một số khách hàng vẫn sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến khó khăn cho viêc trả nợ chi nhánh. Việc giám sát công tác kiểm soát sau giải ngân vẫn còn lỏng lẻo, mật độ kiểm tra thưa thớt, chủ yếu là giám sát qua báo cáo ĐVKD tự lập, chưa có bộ phận chuyên trách thường xuyên kiểm tra nội dung thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra sau vay.

- Về nguồn nhân lực

Về đào tạo cán bộ: Trong thời gian gần đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Một số chuyển sang làm lãnh đạo nên lực lượng cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt, đặc biệt cán bộ làm công tác nghiệp vụ càng thiếu trầm trọng. Thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm công tác nghiệp vụ tuổi đời còn trẻ, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 -3 năm hoặc mới ra trường nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm công tác tín dụng ngoàiyêucầuvề trình độ

chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Với lực lượng cán bộ còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.

Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Nhu cầu thực tế đòi hỏi công tác phân tích đánh giá khách hàng vay vốn cần được chuyên môn hoá tức là mỗi cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm phụ trách quản lý một hoặc một số loại hình doanh nghiệp, một số ngành nghề kinh doanh. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi, khó khăn và đặc thù riêng, nếu thực hiện phân công theo loại hình doanh nghiệp hoặc theo ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có điều kiện hiểu sâu hơn về từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp mà mình phụ trách. Như vậy thì chất lượng của cán bộ tín dụng sẽ được nâng cao, việc theo dõi sau khi cho vay và mở rộng

Một phần của tài liệu 072 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HƯNG YÊN,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 82 - 96)

w