Mặc cảm Oedipe, mặc cảm thiến hoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 29 - 35)

Không phải ngẫu nhiên khi Freud cho rằng mọi hoạt động của con người đều xuất phát từ bản năng tính dục. Từ công trình Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục nổi tiếng của ông, ông đã trình bày một cách cụ thể về vai trò của bản năng tính dục (libido), bản năng này được hình thành từ khi đứa trẻ mới được sinh ra. Bản năng tính dục của đứa trẻ sơ sinh lúc đầu còn chưa có cấu trúc và Freud gọi đó là sự “lệch lạc đa hình” (Polymorphously perverse) có nghĩa là, đứa trẻ sơ sinh tìm sự khoái lạc tính dục ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nó. “Cơ quan đầu tiên được biểu hiện thành

vùng kích dâm (zones erogenes) và đặt ra một yêu cầu của libodo đối với tâm thần, từ khi mới đẻ, đó là miệng” (David Stafford Clark, 2002 ‘a’). Toàn bộ hoạt động tâm

thần của đứa trẻ đều tập trung trước hết vào vùng này, sau đó là các bộ phận khác trên cơ thể như hậu môn, bộ phận sinh dục,… Trẻ con có xu hướng tự kích thích các

bộ phận cơ thể để tạo sự khoái cảm cho bản thân, chúng ta dễ dàng nhận thấy trẻ con rất dễ bị kích thích khi được trần truồng trước và sau khi tắm, được lau sau khi tắm, được xoa phấn cho đến các hoạt động như tham gia các trò chơi nghịch ngợm, các trò rèn luyện cơ bắp, vật nhau,… đều gây ra hưng phấn tính dục. Tuy nhiên, tất cả những hưng phấn này là hoàn toàn mang cảm giác ngẫu nhiên và cũng không liên quan gì với sự sinh đẻ. Và có một điều mà ai cũng nhận thấy đó là sự phản ứng của người lớn đối với những biểu hiện này của trẻ nhỏ đó là sự ngăn cản, tất cả các những hưng phấn đầu đời này của trẻ thường bị người lớn cấm đoán, la mắng, đe dọa mà nhiều khi không hề giải thích lý do tại sao trẻ con không được làm những điều như vậy và nếu có giải thích thì cũng chỉ là sự giải thích không tới nơi tới chốn, và cũng có thể do sự nhận thức của trẻ còn hạn chế nên chúng chưa hiểu được những gì mà cha mẹ chúng truyền dạy. Sự cấm đoán của người lớn làm cho trẻ con cảm thấy sợ hãi nhưng cũng tò mò muốn khám phá, nó đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Sự ám ảnh về những ngăn cấm của người lớn cộng với sự dồn nén cũng những ham muốn cần được thỏa mãn kéo dài đã tạo ra những phức cảm hay còn gọi là mặc cảm (complex). Đó là sự pha trộn của nhiều cảm xúc lẫn lộn giữa sự phục tùng, ham muốn, đố kị, giành giật,..“Mặc cảm là toàn thể những thèm muốn phát xuất từ những

thúc đẩy bị dồn ép, những xúc cảm đau đớn gắn liền với những thèm muốn không được thỏa mãn” (J.P.Charrier, 1972).

Nhắc đến phức cảm (mặc cảm) không thể không nhắc đến sự phức cảm nổi bật được hình thành ngay từ khi còn là một đứa trẻ, đó là những mối liên hệ đặc biệt của trẻ nhỏ với người mẹ, người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương đầu tiên của một đứa trẻ. Tất cả những xung lực tính dục của đứa trẻ đều hướng vào người mẹ. Bằng sự hiểu biết của mình về sự phát triển tính dục của trẻ nhỏ, Freud đã tìm ra được mục đích của tính dục “Những đối tượng tính dục, hay những đối tượng yêu thương, là

những người và vật mà chúng ta hướng libido của mình, tức là xung lực nội tại nhằm thỏa mãn tính dục vào đó” (David Stafford Clark, 2002 ‘a’). Cách hướng dẫn xung

lực ấy, Freud gọi là mục đích tính dục. Freud cũng nhận thấy rằng, ngay trong thời kì tuổi thơ, sự say mê của đứa trẻ đối với mẹ không thể được coi là vô tội, cũng không thể là sự thỏa mãn đầy đủ. Đứa trẻ cảm nhận đối tượng yêu thương của mình (người

mẹ) dường như phải chia sẻ tình thương cho người bố, vì vậy ở trẻ có sự ghen tị và sự tranh giành giữa nó với bố. Tình huống này, Freud đặt tên cho nó là mặc cảm Oedipe.

Mặc cảm Oedipe được dựa vào một huyền thoại cổ điền Hi Lạp nói về hoàng

tử ngây thơ thành Thebes được lời phán truyền rằng khi lớn lên cậu bé này sẽ giết cha và lấy mẹ. Tin lời sấm, Vua cha đã cho chục thủng mắt cá chân của đứa bé rồi sai người bỏ vào núi cho chết đói. Nhưng Oedipe được những người chăn cừu cứu sống, lớn lên lại được vua và hoàng hậu một nước khác nhận làm con. Một nhà tiên tri khác cũng lặp lại lời cảnh báo đó, Oedipe bỏ nhà ra đi. Trên đường đi chàng gặp một người lạ, cãi nhau rồi giết chết người đó. Người này chính là vua Laius cha ruột của chàng. Oedipe đến thành Thebes trong lúc thành phố đang bị một tai họa, bằng sự thông minh của mình Oedipe đã giết chết con quái vật hung bạo, đem lại bình yên cho thành phố. Oedipe được tôn làm vua và cưới hoàng hậu làm vợ, người mà chàng không hề hay biết đó là mẹ ruột của mình. Oedipe trị vì thành phố một thời gian dài trong cảnh thái bình nhưng rồi một nạn dịch bùng lên, người ta lại tìm đến nhà tiên tri. Lời tiên tri phán rằng đại dịch chỉ chấm dứt khi tìm ra kẻ đã giết chết Laius. Oedipe tự chọc mù mắt mình khi phát hiện ra sự thật. Mặc cảm Oedipe phải được hiểu như một nỗi sợ thật sự nhưng bị dồn nén của đứa trẻ vì hành động của Oedipe xuất phát từ một ước muốn mà bất cứ ai cũng từng có khi còn nhỏ, ước muốn giết cha lấy mẹ.

Bên cạnh mặc cảm Oedipe, một nhân tố chủ yếu trong thời thơ ấu, không phải chỉ một mình nó bị dồn nén. Ngoài khả năng có một sự đe dọa từ người lớn, đứa trẻ còn mang một nỗi ám ảnh về sự thiến hoạn, khi đứa trẻ có những hành động vuốt ve các bộ phận cơ thể để tìm kiếm nguồn khoái cảm thì ngay lập tức bố mẹ chúng sẽ mắng mỏ thậm chí là đe dọa sẽ gây tổn hại đến các bộ phận cơ thể, nhất là với cơ quan sinh dục của trẻ. Dù đó chỉ là một lời đe dọa nhưng lại là một nỗi ám ảnh lớn trong tâm trí trẻ nhỏ, hình thành nên mặc cảm thiến hoạn. Freud cho rằng “Mặc cảm

này có ảnh hưởng sâu rộng đối với nó (trẻ em), đối với tính tình nó khi khỏe mạnh, đối với tinh thần khi nó ốm yếu, đối với sự phản kháng của nó khi được điều trị bằng phân tâm học” (Trần Thanh Hà, 2008). Để trả lời cho câu hỏi tại sao người lớn lại

hết, do một ý thức bẩm sinh về sự thiến hoạn, như bạo lực thể chất lớn nhất trước cả việc giết người; còn câu trả lời kia thì trực tiếp mượn từ kinh nghiệm riêng của đứa trẻ, cũng như từ việc nó quan sát bầu vũ trụ của nó” (David Stafford Clark, 2002

‘a’). Mặc cảm về sự thiến hoạn sẽ kéo dài trong suốt thời kì ấu thơ của trẻ gây ra sự khủng hoảng về tâm lý. Hầu hết những đứa trẻ trai đều có một nỗi sợ hãi liên quan đến bộ phận sinh dục của mình, nó vừa đem đến sự kích thích khoái cảm, vừa gắn với sự lo lắng trước những lời đe dọa của bố mẹ nếu bị họ phát hiện. Hai cảm xúc này xung đột quyết liệt nhau, dần dần gây ra sự hoảng loạn về tâm lý và nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh lý sau này, nhất là ở nam giới. Mặc cảm thiến hoạn theo định nghĩa của phân tâm không chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp về sự bỏ rơi, cắt xẻo một bộ phận cơ thể được gợi ra từ huyền thoại mà còn được hiểu theo ý nghĩa rộng hơn, đó là cảm giác tự ti về sự thiếu, sự không trọn vẹn nào đó của mình. Sự không trọn vẹn đó bao gồm cả sự thiếu hụt về thể xác lẫn những thương tổn về mặt tinh thần. Là con người ai cũng mong muốn mình luôn hoàn thiện vì thế họ thường mang mặc cảm xấu hổ khi thấy mình còn khiếm khuyết một phần nào đó trên cơ thể. Càng ý thức về sự khiếm khuyết con người càng đau khổ, khi đó họ dễ rơi vào tình trạng buồn chán, bế tắc, bất lực và thậm chí có tự tử, họ không chỉ làm khổ bản thân mà còn làm tổn thương những người bên cạnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mặc cảm về sự thiếu hụt này, đó có thể là từ hiện thực xã hội, từ đạo đức hay thậm chí là do những ám ảnh tâm lý gây ra. Sự xung đột giữa những khát khao cần được giải tỏa với những rào cản của ý thức cũng gây ra mặc cảm cho con người, nhất là khi những khát khao trong thế giới nội tâm đi ngược lại với những chuẩn mực xã hội, khuôn khổ của đạo đức đẩy con người đến sự lo âu, sợ hãi, xấu hổ, đau khổ, dằn vặt. Trên thực tế, có thể họ không chịu bất cứ áp lực nào từ bên ngoài nhưng trong tâm hồn họ lại âm thầm diễn ra sự xung đột, nhức nhối. Con người ta thường có xu hướng ăn năn, sám hối trước những lỗi lầm mình đã gây ra. Đây chính là tâm lý chung của con người. Mặc cảm Oedipe lúc đầu chỉ tập trung nghiên cứu ở đối tượng trẻ em trai nhưng dần dần Freud phát hiện ra rằng ở trẻ em gái cũng có những biểu hiện tâm lý tương tự mà Freud gọi là mặc cảm Électra. Cũng giống như những đứa trẻ trai, trong giai đoạn đầu của cuộc đời, đứa trẻ gái cũng gắn bó với

mẹ (người đóng vai trò là mẹ, người cho chúng bú mớm). Nhưng khi bước vào giai đoạn trưởng thành, các bé gái thường hay có những tình cảm đặc biệt vối bố - người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời mà các bé được tiếp cận và dĩ nhiên những ông bố sẽ trở thành thần tượng trong lòng các bé gái, chúng tôn sùng và say mê bố cũng không thua kém gì với cái khát vọng giành giật, chiếm hữu người mẹ cho riêng mình của những đứa trẻ trai trong giai đoạn ấu thơ. Cho nên, khi trưởng thành các cô gái thường đặt mục tiêu chọn người yêu, bạn đời dựa trên hình mẫu lý tưởng của người bố. Như vậy, mặc cảm Oedipe dùng để chỉ một mối quan hệ khác giới khi đứa con trai yêu mẹ ghét bố và ngược lại đứa con gái lại yêu bố và ghét mẹ. Điều này tạo cho những đứa trẻ tâm lý sợ hãi về mặc cảm loạn luân dù chỉ là trong suy nghĩ. Chính những suy nghĩ như thế này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lí ở con người, nó giống như một thứ tội tổ tông mà con người phải trả.

Với việc khám phá ra xung năng tính dục và cho rằng tất cả mọi hành vi tâm lý của con người đều bị chi phối bởi năng lượng này, Freud đã những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành tâm lí học. Từ lý thuyết của ông, người ta có thể biết rõ hơn về nguồn gốc của chứng nhiễu tâm, những rối loạn thần kinh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Có thể nhận thấy rằng, việc Freud lần lần khám phá ra rằng năng lực tính dục với những xung đột, giằng co quyết liệt giữa ý thức và vô thức, Freud đã chỉ ra rằng năng lượng tính dục libido không phải chỉ bao gồm những bản năng thúc đẩy chúng ta muốn sống thôi mà còn thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa những bản năng sống ấy với những thứ gây hấn mà ông gọi nó là bản năng chết. Khi bàn về tính nhị nguyên của các xung năng, Freud đã đi đến kết luận “Có một sự đối

lập dứt khoát/rõ nét giữa các “xung năng của cái Tôi” và các xung năng tính dục, các xung năng thứ nhất hướng đến cái chết còn các xung năng thứ hai thì hướng đến việc kéo dài sự sống” (Sigmund Freud, 2016). Cuộc sống đem đến năng lượng để

nhằm thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta, nhưng không phải bất kì nhu cầu nào của chúng ta cũng được thỏa mãn, sự day dứt, trăn trở về những khát vọng chưa được thực hiện duy trì lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng lo âu và đau khổ. Chính sự lo âu, đau khổ hay sự thất vọng làm bào mòn sinh lực trong chúng ta, làm nảy sinh trong chúng ta một sự lo sợ truyền kiếp; sợ đấu tranh, sợ cuộc sống. Lúc đó cái chết sẽ xuất hiện

và mang chúng ta trở về với nơi chúng ta vốn được sinh ra. Như vậy trong con người chúng ta có hai lực lượng vô thức mạnh ngang nhau, chống đối nhau: một lực lượng thúc đẩy ta hành động, sống và chinh phục; một lực lượng khác thúc đẩy chúng ta buông xuôi, tan biến và chết. “Ý chí muốn sống là cái gì gây hấn, vì nó là một sự

chinh phục không ngừng. Nhưng đồng thời trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, bản năng chết thúc đẩy chúng ta tự làm mình đau đớn, làm cho gây hấn tính của chúng ta quay trở về chính mình như để trừng phạt mình tại sao lại tiếp tục sự tranh đấu sống; hoặc là làm như vậy bản năng chết lại muốn chúng ta thoát khỏi những đau khổ, phát sinh từ những thèm muốn phi lý” (J.P.Charrier, 1972). Như vậy, hai lực

lượng này kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và khó hiểu, có khi đối lập, có khi đồng lõa với nhau và đôi khi tạo ra tính cách lưỡng phân trong tâm linh con người. Lý giải nguyên nhân vì sao trong trạng thái tâm lý của con người lại cùng xuất hiện hai loại bản năng xung đột nhưng thống nhất như vậy, Freud quy về đời sống xã hội, thể chế và tôn giáo,.. đã tạo ra chúng. Vô thức của con người phá bỏ tất cả mọi khuôn khổ, nó thúc đẩy chúng ta thực hiện những nhu cầu của nó, từ đó hình thành bản năng sống. Nhưng vì những luật lệ, chuẩn mực của xã hội đôi khi làm bó buộc chúng ta phải dồn nén của bản thân, phải hi sinh những đòi hỏi của cá nhân, điều này vô tình kêu gọi sự hình thành bản năng chết. Dựa vào những câu chuyện thần thoại của Hi Lạp, Freud đã lấy tên hai vị thần để đặt tên cho hai loại bản năng này, Eros – bản năng sống, phát sinh nguyên tắc khoái lạc và Thanatos – bản năng gấy hấn và chết. Cả hai bản năng Eros và Thanatos đều hướng về việc tái lập trạng thái bình quân

nguyên thủy trong đời sống tâm lý của con người.

Có thể thấy, phân tâm học luôn quan tâm đến những vấn đề thuộc về những gì sâu kín bên trong con người. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá những ẩn ức, dồn nén, phức cảm trong cõi vô thức đã góp phần lý giải những suy nghĩ và hành động của con người mà ngay chính bản thân họ cũng không thể hiểu hết về mình. Khám phá thế giới tinh thần đầy phức tạp bên trong con người chính là nhiệm vụ của phân tâm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)