Một thế giới tản mạn, phân mảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 114 - 116)

Khi ở trạng thái bình thường, ý thức luôn đóng vai trò quyết định trong việc điều khiển và chi phối tất cả các hành động và suy nghĩ của con người. Nó buộc con người tuân thủ theo những khuôn khổ, chuẩn mực của xã hội. Nhưng đến khi con người cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, khi mọi giá trị và chân lý sụp đổ thì lúc đó con người tìm đến thế giới của tâm linh, tìm sự an ủi trong tâm hồn mình. Việc chủ động tìm đến thế giới tâm linh hay bất cứ nơi nào khác, lúc đầu nó thuộc quyền kiểm soát của ý thức nhưng trong quá trình con người chủ động làm gì đó thì vô thức và tiềm thức vẫn luôn ngầm theo sát mọi hoạt động của con người, đặc biệt nó sẽ trỗi dậy trong giấc mơ. Đến lúc này, vô thức đã hoàn toàn lấn áp ý thức, chế ngự, điều khiển hành động và suy nghĩ, nó khiến con người không thể kiểm soát được những hành vi tâm lý của mình. Vô thức hoạt động theo một cơ chế riêng của nó, không gì có thể tác động và ngăn trở nó được. Vì vậy, khi chịu sự chi phối bởi những nhiễu loạn của tiềm thức và vô thức, chủ thể trần thuật khó lòng kiểm soát được sự mạch lạc, trật tự của câu chuyện. Cho nên những gì mà anh ta kể lại trở nên rời rạc, đứt gãy tạo ra một thế giới nghệ thuật được thiết tạo dựa trên các biến cố phần mảnh.

Có thể nhận ra những đứt gãy trong Rừng Na-uy trước hết là ở cách xây dựng cốt truyện rời rạc, nhà văn đã tạo ra một thế giới với nhiều mảnh đoạn vụn rời, gợi sự hỗn loạn, đổ vỡ. Cốt truyện phần mảnh, đứt rời được tạo ra từ chính dòng ý thức của những người kể chuyện. Như đã đề cập ở phần trên, nhà văn đã trao vai trò kể chuyện không chỉ cho nhân vật trung tâm - Toru Watanabe mà còn cho nhiều nhân vật khác nữa. Việc trao điểm nhìn cho nhiều nhân vật làm đồng hiện cùng lúc nhiều câu chuyện khác nhau bởi mỗi một người đều có một cuộc đời riêng, có những vấn đề riêng và những mâu thuẫn, xung đột riêng cần được giải quyết. Vấn đề của Toru là sự mất niềm tin trước thực tại, sự ám ảnh về cái chết, sự đau khổ trước một tình yêu vô vọng,… Vấn đề của Naoko là sự ám ảnh của những kí ức buồn đau về Kizuki và những người thân trong gia đình,… Nhà văn liên tục trao điểm nhìn cho hết nhân vật này đến nhân vật khác, theo dòng hồi ức của từng người, các câu chuyện cùng đồng hiện tạo ra một trật tự hỗn loạn, đứt gãy. Cấu trúc hỗn loạn và đứt gãy này đã giúp nhà văn khai thác triệt để những biến động tâm lý của từng nhân vât. Qua các nhân

vật trong Rừng Na-uy, H.Murakami đã cho người đọc cảm nhận được những suy nghĩ và nỗi đau của một lớp người Nhật lớn lên sau chiến tranh, họ sống trong một thế giới thừa thải vật chất nhưng lại nghèo túng những giá trị tinh thần, họ hoàn toàn xa lạ, lạc lõng với thực tại, thế giới quan của họ hoàn toàn khác xa với các bậc cha anh, và giờ đây họ đang đứng trước sự lựa chọn về một hướng đi cho cuộc đời mình

Tính chất phi trung tâm của nhân vật người kể chuyện đã tạo ra thế giới phần mảnh với nhiều cực trị và nó trở thành các thế giới tự trị. Đọc Rừng Na-uy, người đọc sẽ vô cùng khó nhọc khi cố gắn kết, xâu chuỗi, sắp xếp các sự kiện một cách logic bởi các sự kiện được đan bện, quyện lồng vào nhau khó mà tách biệt, đang ở hiện tại lại nhớ về quá khứ, từ câu chuyện của quá khứ lại nhớ đến một quá khứ xa hơn, trong câu chuyện của người này lại xuất hiện câu chuyện của người khác, mối quan hệ giữa chương trước và chương sau thường rất lỏng lẻo thậm chí sự việc được kể ở chương sau chẳng liên quan gì đến những sự việc được kể ở chương trước đó. Cho nên, người đọc tiểu thuyết Rừng Na-uy có thể đọc tùy thích không cần phải theo trình tự từ đầu đến cuối mà có thể tháo rời từng chương, đọc nhảy cóc hay đảo lộn mọi trình tự vẫn có thể tạo ra những tương tác thẩm mỹ phong phú. Hình thức này được rất nhiều nhà văn hậu hiện đại ưa chuộng.

Thế giới phân mảnh, đứt gãy trong cảm quan của H.Murakami còn là một thế giới hỗn độn, nó thể hiện cảm quan nghệ thuật và cái nhìn của nhà văn về hiện thực. Tuy nhiên, thế giới nghệ thuật mà nhà văn tạo ra trong tác phẩm không phải chỉ đơn giản là sự quy chiếu giản đơn về thực tại. Rừng Na-uy đã miêu tả một thực tại đầy bất trắc, cả thế giới là một cõi hỗn độn, nơi không còn bất kì tiêu chuẩn giá trị và những định hướng có ý nào được xem là hiện thể tất yếu của sự mất lòng tin, sự hoài nghi. Sống trong một thực tại như vậy, tất yếu sẽ dẫn đến những quan điểm phủ định lý tính, phủ định thực tại và lý tưởng, tức màu sắc của chủ nghĩa hư vô. Trong Rừng Na-

uy, H.Murakami đã tập trung vào những đổ vỡ của những trật tự đời sống, sự vô nghĩa

của cuộc đời và sự bê tha nhếch nhác của con người. Toru và Nagasawa là điển hình cho loại người cho kiểu người phủ nhận thực tại bởi họ hoàn toàn thất bại khi không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Thế giới tinh thần họ chưa đầy những ẩn ức và họ tìm đến sex như một phương cách để giải tỏa những bức bối của tâm hồn cũng như

những bức xúc xác thịt của họ. Nagasawa không thể nhớ nổi mình đã ngủ với bao nhiêu cô gái “Tớ không nhớ hết bọn chúng, nhưng chắc chắn ít nhất cũng là bảy

mươi” (Haruki Murakami, 2006). Toru thì bắt đầu ngủ với gái sau cái chết của người

bạn thân Kizuki. Kể từ khi kết thân với Nagasawa, những cuộc săn “bò lạc” diễn ra thường xuyên hơn, họ sẵn sàng ngủ với bất kì cô gái nào mà họ tán được. Nhưng những sự chung đụng về thể xác đó không thể cứu vãn nỗi tâm hồn của những con người cô đơn. Sau nhiều lần trải qua “tình một đêm” với các cô gái xa lạ, Toru đã thấm thía nhận ra nỗi thất vọng về chính bản thân mình “Đầy những thất vọng và ghê

tởm bản thân” (Haruki Murakami, 2006). Dù nhận ra sự thật nhưng cả Toru và

Nagasawa vẫn ngày càng lún sâu vào sex bởi ngoài nó ra, họ không còn tìm được bất kì niềm tin nào để có thể dựa vào. Hay đối với Naoko và Kizuki, từ nhỏ đã sống trong sự bao bọc quá đáng của gia đình đến mức họ mất hết mọi sự liên hệ với xã hội bên ngoài, dần dần họ trở nên yếu đuối, họ không dám bước ra khỏi chiếc vỏ ốc vô hình mà họ đã tạo ra, thế giới tâm hồn họ càng ngày càng cô đơn và trống rỗng. Không thể hòa nhập được với xã hội, cả hai đã lựa chọn cái chết như là cách để kết thúc bi kịch của cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 114 - 116)