Nghệ thuật xây dựng biểu tượng từ ám ảnh tính dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 119 - 120)

Là một trong những đối tượng nghiên cứu của phân tâm học, biểu tượng gắn liền với các yếu tố về tâm lý, xã hội, tôn giáo, huyền thoại,… Là một khái niệm trừu tượng nên biểu tượng đem đến nhiều cách hiểu. Đó là những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng theo một quy ước do con người đặt ra để biểu thị sự tồn tại về vật chất hay tinh thần nào đó. Hay đó là một dấu hiệu để phân biệt giữa vật này với vật khác,

người này với người khác, trạng thái này với trạng thái khác,.. Theo Jean Chavalier, biểu tượng là một khái niệm đầy năng động và gợi cảm, không chỉ vừa biểu hiện, vừa che đậy mà còn vừa thiết lập, vừa tháo dỡ… tác động lên cấu trúc tinh thần của con người. Ông cho rằng, biểu tượng được hình thành trên cơ sở niềm tin, cảm xúc và quy ước nó mang một ý nghĩa tiềm tàng nhất định nào đó “Biểu tượng là những vật

được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên một phần, chủ và khách, người đi vay và ngươi cho vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài…Sau này ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa” (Alain Gheerbrant, Jean Chevalier, 2002). Biểu tượng không chỉ là những thuộc

về lĩnh vực tinh thần mà còn là những cái cụ thể. Tuy nhiên, đứng từ góc độ phân tâm học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến phương diện tinh thần bởi đối tượng chính của phân tâm học là những vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của con người như vô thức, giấc mơ, ẩn ức, phức cảm, tôn giáo.Việc nghiên cứu biểu tượng sẽ giúp người ta có thể hiểu hơn về những vấn đề trên. Cho nên có những giai đoạn phân tâm học đưa biểu tượng lên thành một vấn đề trung tâm để nghiên cứu. Khi bàn về giấc mơ, Freud đã tiến hành phân loại các biểu tượng và nhận ra rằng, việc giải mã các biểu tượng đã giúp ông hiểu hơn về dồn nén, phức cảm, ẩn ức,… Thông qua biểu tượng, người ta có thể hiểu những mâu thuẫn và xung đột trong tâm hồn con người. Tiếp nhận tiểu thuyết Rừng Na-uy từ góc nhìn phân tâm học, chúng ta không thể không nghiên cứu các biểu tượng mà H.Murakami đa sử dụng. Từ việc nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong tác phẩm sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc sâu những xung đột, phức cảm và ẩn ức của một bộ phận trí thức Nhật Bản những năm 60 của thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)