“Rừng Na-uy” – bản nhạc buồn thế hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 130 - 133)

Là một người say mê và yêu thích nhạc jazz, H.Murakkami đã từng thừa nhận rằng, việc yêu thích và điều hành một quán bar jazz đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp cầm bút của ông. Âm nhạc là một món quà tinh thần không thể thiếu của tất cả mọi người, có lẽ vì thế mà âm nhạc xuất hiện trong nhiều tác phẩm của H. Murakami. Việc đưa âm nhạc vào tiểu thuyết cũng không phải là cách làm mới bởi các loại hình nghệ thuật đều có mối tương liên mật thiết với nhau, nhất là ở một quốc gia có bề dày về văn hóa nghệ thuật như Nhật Bản. Thế nhưng, trong tác phẩm của H. Murakami, âm nhạc không chỉ đơn thuần là đối tượng để thưởng thức mà nó còn là phương tiện để người ta bộc lộ nỗi niềm, cảm xúc và giải tỏa những ẩn ức giấu kín trong tâm hồn. Tên cuốn tiểu thuyết –Rừng Na-uy cũng là tên một bài hát rất nổi tiếng của ban nhạc The Beatles. Bài hát kể về một câu chuyện không có cốt truyện rõ ràng, không đầu không cuối, nó khiến người nghe có chút gì man mác, ngơ ngẩn nhưng không thể nào quên được. Bài hát có ca từ mộc mạc, dung dị nhưng mơ hồ, bâng khuâng, day dứt “Tôi đã từng có một cô gái, hay nói đúng hơn, cô ấy đã có được tôi

bảo tôi ở lại và hãy ngồi xuống bất cứ đâu, tôi nhìn quanh và nhận thấy chẳng có cái ghế nào. Tôi ngồi trên tấm thảm, giết thời gian, uống rượu, chúng tôi nói chuyện đến 2h, và rồi cô ấy nói "đến lúc đi ngủ rồi". Cô ấy kể rằng mình làm việc vào buổi sáng và bắt đầu cười, tôi nói tôi không như thế, và lê bước vào ngủ trong nhà tắm. Rồi khi tôi tỉnh dậy, tôi chỉ còn một mình, cánh chim ấy đã bay xa nên tôi thắp lên ngọn lửa, cánh rừng Na-uy, chẳng phải thật đẹp hay sao” (Lời dịch Norwegian Wood - The Beatles, 2011).Vì sao chàng trai trong bài hát ấy không đi tìm cô gái mà chỉ ngồi đó,

nhìn ra cánh đồng thăm thẳm và tự nhủ rằng “cánh chim ấy đã bay xa”. Cuộc đời con người cũng giống như lời bài hát kia, cũng được làm nên từ những bất ngờ như thế, những sự việc cứ thế chảy trôi, cho đến khi ta ngoái đầu nhìn lại thì mọi thứ đã vụt xa tầm với rồi. Bài hát Rừng Na-uy cứ như một điệp khúc, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, gắn liền với cuộc đời và số phận của hai nhân vật chính Toru và Naoko.

Bài hát Rừng Na-uy có ý nghĩa với nhân vật chính Toru, gợi anh nhớ về người bạn gái đầu tiên trong quá khứ, gợi anh nhớ về một thời quá khứ đã xa với những đam mê, tình yêu và sự vô định không tìm được hướng đi của tuổi trẻ. Giai điệu của bài hát Rừng Na-uy có tác động mạnh mẽ đến thế giới tinh thần của Toru. Câu chuyện

được gợi mở từ chính những giai điệu quen thuộc của bài hát khi Toru đáp chuyến bay đến Hamburg, bất chợt lắng nghe giai điệu của bài hát quen thuộc, tâm hồn Toru choáng váng, mỗi lần nghe bài hát Rừng Na-uy là mỗi lần tâm hồn Toru đều xúc động nhưng anh thú nhận chưa có lần nào anh lại xúc động dữ dội như lần ấy “Giai điệu

ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, nhưng lần này, nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết” (Haruki Murakami, 2006). Những ẩn ức trong tâm hồn đã được che

kín từ bấy lâu nay, giờ đây dưới sự tác động của ngoại cảnh nó vụt trào dâng, đưa tâm hồn anh trở về với những kỉ niệm của hai mươi năm về trước. Giai điệu dặt dìu của bài hát đã đưa anh trở về với thời quá khứ, khi anh chỉ là một chàng sinh viên mười tám tuổi bước vào mối tình đầu đầy đau khổ với Naoko, rồi những chuỗi ngày sống buông thả với những đam mê xác thịt với những cô gái không quen, trở về với cái thời mà một cô gái mạnh mẽ tên Midori bước vào cuộc đời anh, buộc anh phải lựa chọn giữa quá khứ hoặc tương lai,.. Hay đó là sự bắt đầu một cuộc đời mới cho

cả Toru và Reiko, bài hát Rừng Na-uy giống như là một phương thuốc chữa lành

những thương tổn trong tâm hồn của hai con người ấy. Sau khi đã chơi liên tục bốn mươi chín bài hát để tưởng nhớ Naoko, đến bài thứ năm mươi thì Reiko chơi lại bài

Rừng Na-uy để rồi sau đó hai người tìm đến cơ thể của nhau để xoa dịu nỗi đau tinh

thần. Có thể nói, bài hát Rừng Na-uy đã đi suốt thời tuổi trẻ, chứng kiến những thăng trầm và biến đổi trong cuộc đời anh.

Âm điệu dặt dìu của của khúc Rừng Na-uy cũng có sức mê hoặc lớn đối với Naoko. Cô không hiểu vì sao giai điệu của bài hát có một sức hút mãnh liệt với mình đến vậy mặc dù mỗi lần nghe nó tâm hồn cô trĩu nặng “Bài hát đó có thể làm cho

mình buồn thật – Cũng không biết nữa, nhưng có lẽ mình tưởng tượng như đang lang thang trong một vùng rừng sâu. Mình chỉ có một mình và trời thì lạnh và tối, và chẳng có ai đến cứu mình” (Haruki Murakami, 2006). Naoko nghe bài hát như một thói

quen, mỗi lúc cô buồn thì giai điệu và ca từ của bài hát như một người bạn đặc biệt, nó an ủi, vỗ về tâm hồn đầy thương tổn của cô. Naoko vẫn hay yêu cầu Reiko đánh bài Rừng Na-uy cho cô nghe và sẵn sàng trả công cho Reiko vì món quà tinh thần ấy. Naoko thích bài hát đó như vậy có lẽ cô đã tìm thấy mối tương đồng về hoàn cảnh của cô gái trong bài hát với bản thân cô. Cả hai người bọn họ đều là những con người cô đơn trước thực tại. Những ánh ảnh của quá khứ nhốt chặt cô, khiến cô không tìm kiếm được sự đồng điệu với thực tại, không thể hòa nhập cái bản ngã với cái tha nhân. Ngay cả đến những phút cuối cùng của cuộc đời, bắt đầu hành trình “tái sinh” một cách sống mới, Naoko vẫn tha thiết mong muốn được nghe bài hát ấy ”Vẫn như mọi

lần, lại nhạc Beatles, “Rừng Na-uy”, “Michelle”, hai bài ưa thích nhất của cô ấy”

(Haruki Murakami, 2006). Âm điệu buồn bã, da diết của bài hát vẫn cứ ám ảnh cô đến hết cuộc đời, giống như Reiko đã từng nói “Cho đến phút lâm chung, thị hiếu âm

nhạc của cô ấy cũng vẫn không thoát ra khỏi dòng bi lụy” (Haruki Murakami, 2006). Rừng Na-uy – một bài hát đầy những phức cảm của sự cô độc, mông lung trong

mối quan hệ giữa hai con người dẫu gần nhau nhưng không có chỗ đứng trái tim nhau. Tình yêu mà Toru dành cho Naoko giống như một trò chơi trốn tìm, Toru càng mong muốn được đến gần thì Naoko lại càng trốn chạy, cứ thế càng ngày họ càng cách xa

nhau, bởi cả hai không ai có thể thâm nhập được vào tâm hồn của người còn lại. Để cuối cùng cả hai linh hồn ấy phải rơi vào bi kịch của sự cô đơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết rừng na uy từ góc nhìn phân tâm học (Trang 130 - 133)