Theo Hồ Lam Hồng (2009), “KNGT của GVMN sẽ giúp tạo được niềm tin ở người khác”. Như vậy, KNGT tốt giúp GVMN tạo được niềm tin nơi PH.
“KNGT là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm về GT, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào trong những hoàn cảnh khác nhau của quá trình GT nhằm đạt mục đích GT” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
Tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non (2017), ở nội dung II (Kỹ năng GT với cha mẹ trẻ) yêu cầu GVMN phải có kỹ năng GT với cha mẹ như sau: Có các biểu hiện giao tiếp tốt với cha mẹ (tiêu chí 2 với các chỉ số 4, 5, 6, 7) và đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ (tiêu chí 3 với các chỉ số 8, 9).
Tiêu chí 2. Có các biểu hiện GT tốt với cha mẹ trẻ
Chỉ số 4. Giao tiếp hai chiều
- GV cung cấp thông tin cho cha mẹ và lắng nghe thông tin từ cha mẹ và ngược lại.
Chỉ số 5. Thái độ thân thiện, chân thành
- Chào hỏi thân thiện, luôn mỉm cười.
- Ngôn ngữ cơ thể tích cực: ánh mắt, nét mặt thể hiện sự đồng cảm; cách đi đứng, mỗi cử chỉ, ngữ điệu giọng nói lịch sự và bình tĩnh.
Chỉ số 6. Tôn trọng
- Ghi nhận mối quan tâm lo lắng và trân trọng mỗi quan điểm khác nhau của
cha mẹ;
- Viết thư, thông báo cho cha mẹ: rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, đúng chính tả,cố
gắng viết chữ đẹp.
Chỉ số 7. Nhạy cảm, khôn khéo
- Có cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng cha mẹ;
- Quan sát thái độ và phản ứng của cha mẹ để có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình giao tiếp.
Tiêu chí 3. Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ
Chỉ số 8. Có đa dạng các hình thức giao tiếp trực tiếp
- Trao đổi/tư vấn với cha mẹ hằng ngày (khi đưa và đón trẻ)
- Họp phụ huynh
- Nói chuyện qua điện thoại - Làm việc với nhau trong lớp học
Chỉ số 9. Có đa dạng các hình thức giao tiếp gián tiếp
- Gửi thư điện tử, trang web; - Sổ liên lạc/ sổ bé ngoan
- Thông qua ngày hội, ngày lễ, tổ chức sự kiện, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ...
- Viết thông báo hay báo cáo cho cha mẹ trẻ - theo tuần, theo tháng, theo năm - Góc dành cho cha mẹ
- Trưng bày các sản phẩm của trẻ (Hoàng Thị Dinh et al., 2017).
Theo đó, người nghiên cứu cho rằng GT của GVMN với PH vừa là một hoạt động vừa là một công cụ để kết nối nhà trường và gia đình trẻ thì có thể đề cập đến các kỹ năng sau:
* Kỹ năng nói chuyện và lắng nghe
“Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu được nội dung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc và nhu cầu của người nói một cách hiệu quả trong GT” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
Trong GT với PH, việc lắng nghe của GVMN mang lại nhiều lợi ích: Bầu không khí lắng nghe tạo nên mối quan hệ tốt đẹp: giúp GV thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho PH; tạo cơ hội để PH bày tỏ, đáp lại GV bằng sự tôn trọng. PH sẽ cảm thấy nhu cầu của họ được thỏa mãn vì họ có thể thoải mái để chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm, ý tưởng của họ với GV. Họ chắc chắn cũng sẽ lắng nghe GV chia sẻ những thông tin về trường lớp, về trẻ em, về những khó khăn, trăn trở của GV khi
chăm sóc con họ. Cả PH và GV đều cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt đẹp về nhau. GV và PH sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn, đồng cảm, chia sẻ và hợp tác tốt hơn (The Compass School, 2016).
Lắng nghe ở đây nghĩa là nghe chăm chú (tập trung chú ý vào lời người nói và cố gắng để hiểu họ) và nghe thấu cảm (không chỉ chăm chú lắng nghe thông điệp mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ một cách thấu đáo, sâu sắc).
Để nghe thấu cảm, GV phải biết cách nói chuyện và thường có những biểu hiện sau đây: Hiểu rõ tính cách, đặc điểm tâm lý, sở thích cũng như hoàn cảnh sống của người đối thoại với mình; Biết lựa chọn thời gian, nơi gặp gỡ và nội dung đề tài sẽ nói đến trong buổi gặp gỡ; Trong khi nói chuyện, luôn tạo cơ hội để người nói bày tỏ quan điểm của họ; Tập trung lắng nghe, kiên trì để người nói cảm thấy được khích lệ; Biết biểu lộ cảm xúc qua ánh mắt, nụ cười và các cử chỉ, dáng điệu một cách đúng mực, đường hoàng; Biết nói những câu hài hước làm cho không khí thêm sinh động, vui vẻ; Tôn trọng ý kiến của người đối thoại nhưng vẫn bảo vệ được quan điểm của cá nhân mình (Thu Uyên, 2006).
* Kỹ năng sử dụng các phương tiện (hoặc công cụ) giao tiếp
Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ
GV cần chú ý đến yêu cầu cơ bản của ngôn ngữ trong GT về giọng nói, cách sử dụng ngôn từ và phát âm, cách bộc lộ thiện cảm khi nói và các yêu cầu về kỹ thuật nói (nói hiển ngôn, hàm ngôn, nói giảm, nói quá…) trong từng tình huống khi GT (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017). Một điều đặc biệt cần lưu ý trong lời ăn tiếng nói: Dù là nói chuyện với trẻ hay với cha mẹ trẻ, khi khen chê đứa bé, GV phải hết sức khéo léo và biết lựa lời. Nhất là khi chê thì không được nói thẳng thừng, nói hoạch toẹt mà phải biết nói tránh, nói giảm, lựa chọn thời điểm, không gian thích hợp để PH không thấy ngại ngùng, xấu hổ, bực tức, hình thành cảm xúc tiêu cực; khi hỏi hay trả lời với PH đều đi thẳng vào vấn đề. Từ ngữ sử dụng trong văn bản viết hoặc những tình huống tương tự (phê sổ bé ngoan, viết thông báo, bản tin, nhận xét, đánh giá trẻ…) cần sử dụng đúng ngữ pháp, cách viết thể hiện sự nghiêm túc, chân tình, chú ý đến
cảm xúc và sự mong chờ của PH trong GT (Huỳnh Văn Sơn et al, 2017; Deborah, J. S., 2011).
Ngoài ra, GV cũng cần rèn luyện cho mình ngôn ngữ triết lý khi giao tiếp với PH. Nhất là trong trường hợp cần tuyên truyền, thuyết phục PH về một vấn đề nào đó, lời nói giàu tính triết lý sẽ làm cho PH cảm thấy thú vị, có thể làm cho PH tỉnh ngộ. Về chuyên môn MN, tuy GV không phải là chuyên gia, nhưng với sự hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học nuôi dạy con trẻ đã được đào tạo qua trường lớp, được trải nghiệm thực tế trong công việc thường ngày, GV có quyền xem mình là nhà tư vấn tốt nhất của PH. GV có thể yêu cầu sự hợp tác nghiêm túc của PH bằng cách trò chuyện trực tiếp, viết thông báo, thư ngỏ, thư mời… Ngôn ngữ triết lý là vũ khí, phương tiện tấn công mạnh mẽ vào tâm lý, trách nhiệm, sự thờ ơ, lạnh nhạt, phó mặc của những PH trong công tác phối hợp GD trẻ (Deborah, J. S., 2011).
Kỹ năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
- Nét mặt, ánh mắt, nụ cười “là phương tiện GT không lời có khả năng chuyển tải tâm trạng, trạng thái xúc cảm, tình cảm của con người đồng thời là nơi tiếp nhận các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
Khi GT với PH, nét mặt thân thiện của GV và ánh mắt nhẹ nhàng tương ứng với kiểu nhìn thân mật (biểu lộ hoặc đáp lại sự quan tâm của người kia), nhìn thẳng vào mắt PH đi kèm với nụ cười thân thiện được khuyến khích sử dụng vì nó tạo cảm giác nhẹ nhõm, dễ gần khi khi tiếp xúc; là yếu tố thường được chú ý đầu tiên vì tính trực quan trong tiếp xúc trực tiếp. GV cũng cần sử dụng nụ cười như một phương tiện GT hữu hiệu để mở đầu câu chuyện, thể hiện sự chào đón, quan tâm, để chào tạm biệt… với các bậc PH và tránh những ánh mắt cấm kỵ như: ánh mắt soi mói, ánh mắt dò xét, ánh mắt lạnh lùng, ánh mắt xem thường… Khi GT với PH, kiểu nhìn quyền uy (gây sức ép mạnh mẽ đến đối tượng) rơi vào điều cấm kị.
- Dáng vẻ bề ngoài: Trang phục, cung cách ứng xử, đi đứng thậm chí là hình dáng thân thể không chỉ thể hiện văn hóa thẩm mĩ của cá nhân người GV mà còn thể hiện lối sống văn minh, lịch sự, thái độ nghiêm túc và cả sự tôn trọng đối với PH. Khi PH tiếp xúc với GV, họ không bày tỏ quan điểm và thái độ trước cô giáo của con
mình. Nhưng qua trang phục, hình dáng thân thể, cung cách đi đứng và cung cách ứng xử, họ có quyền đánh giá văn hóa ứng xử cũng như nhân cách của người GV.
Đối với GV, trang phục phải lịch sự, kín đáo, màu sắc hài hòa tươi sáng, không nên ăn mặc quá lòe loẹt, diêm dúa, sặc sỡ, quá mỏng, quá chật, quá ôm sát vào người. Ngoài ra, GV cần chú ý cử chỉ, tư thế đứng – ngồi khi GT, khoảng cách trong GT với phụ huynh (khoảng cách khi tiếp xúc, trò chuyện với PH; khoảng cách chỗ ngồi của GV - PH trong các buổi gặp mặt, họp, lễ, hội…) qua các giờ đón trả, khi hội họp, đón tiếp PH trong các buổi gặp mặt, hội, lễ…
- Tiếp xúc thân thể: Có thể đề cập đến cái bắt tay trong hoạt động GT của GVMN với PH. Bắt tay là nét đẹp văn hóa, nó không đơn giản là một kỹ năng GT mà nó còn là một nghệ thuật của văn hóa xã giao.
Mặc dù trong giao tiếp hàng ngày, GV sẽ không cần dùng đến kiểu xã giao này. Nhưng khi gặp lại PH cũ, hoặc khi đón tiếp PH đến với nhà trường qua những buổi hội họp, gặp mặt mang tính chất trang trọng như Hội thảo, Chuyên đề, Họp phụ huynh, dự lễ hội (8/3, 20/11, Tết thiếu nhi, Lễ khai giảng, Lễ tổng kết năm học…) do nhà trường tổ chức thì nó trở nên rất cần thiết. Lưu ý, GV phải là người chủ động bắt tay trước với PH, không nên xiết tay quá chặt, quá lâu và không ngoảnh mặt, liếc mắt nhìn sang chỗ khác khi bắt tay. Khi đó, cái bắt tay có giá trị như một “lá trầu”, là khúc dạo đầu cho một buổi trò chuyện, hay một lời chào thân thiết, hoặc một lời cam kết chắc chắn và bền vững... (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
Kỹ năng sử dụng các công cụ truyền tải thông tin liên lạc
- Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại: Ngày nay, chiếc điện thoại thông minh là phương tiện GT tiện dụng, hữu ích có thể kết nối cộng đồng trong thế giới phẳng thời đại kĩ thuật số. Qua đó, PH và GV có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi thông tin về trẻ của mình, về những công việc ở trường lớp bằng Zalo, Facebook, Viber, Face Time… Không chỉ nói bằng tin nhắn văn bản thông thường mà còn có thể gửi cho nhau những hình ảnh, những đoạn Video Clip rất sinh động, nhanh chóng. Qua đó, GV có thể “quảng bá” với PH những hình ảnh, hoạt động mà cô và trẻ đã thực hiện trong ngày. Có thể nói, cô giáo có điều kiện thuận lợi để “khoe”
một ngày ở trường của trẻ với PH một cách tự nhiên, gần gũi và chân thực nhất (Susan, G., and Clay, 2005).
Khi giao tiếp với phụ huynh qua điện thoại, GV cần điều chỉnh âm vực, giọng nói của mình cho vừa phải, dễ nghe; nói rõ ràng, mạch lạc, không quá nhanh hoặc quá chậm; biết lắng nghe và không nên cắt ngang lời phụ huynh. Khi không nghe rõ thông tin, có thể đề nghị PH nói lớn hơn, rõ hơn hoặc nói chậm lại và xác nhận lại với PH những gì mình nghe được. Kết thúc buổi nói chuyện bằng một lời chào, lời chúc tốt đẹp và gác máy nhẹ nhàng.
- Kỹ năng GT bằng thư tín/trình bày bản thông điệp: GVMN có thể sử dụng nhiều loại thư tín khác nhau tùy theo mục đích GT của mình với PH như các loại thư cảm ơn, thư mời, thư xác nhận, thư phúc đáp, thư ngỏ…
Khi viết thư tín/trình bày bản thông điệp, cần xem xét cẩn thận về định dạng lẫn nội dung văn bản (tính rõ ràng, chính xác và đầy đủ). Thông tin cần ngắn gọn, không dài dòng, vòng vo nhằm truyền đạt chính xác thông tin đến với PH, để PH đọc -hiểu, tránh những hiểu lầm không đáng có (Susan, G., and Clay, 2005).
* Kỹ năng kiềm chế cảm xúc
Để việc kiềm chế cảm xúc trở thành một khả năng nhất định, cá nhân mỗi người cần điều chỉnh hành vi của mình theo các chiều hướng sau: Thay đổi nhận thức tự thân, cân bằng cảm xúc và lý trí điều chỉnh hành vi, tự trấn an tâm lý và nỗ lực ý chí. Tuy PH có sự khác nhau về nghề nghiệp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, giới tính, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình… nhưng có một điều chung nhất trong việc gửi con đến trường là họ luôn mong muốn con mình tốt hơn về mọi mặt: được chăm sóc tốt, được dạy dỗ tốt, được vui chơi, học tập trong một ngôi trường tốt. Phải thấu hiểu, phải nắm bắt được tường tận tâm lý, nhu cầu, mong muốn của PH là chuyện không dễ đối với người giáo viên. Song, giáo viên cần chủ động giao tiếp để nắm bắt tâm lý từng đối tượng PH. GV phải đặt mình vào vị trí, vai trò của PH thì mới thấy những yêu cầu, mong muốn của họ là chuyện bình thường, là nhu cầu tất yếu. Có như vậy, các cô mới dễ dàng chấp nhận và không cho đó là những yêu cầu quá cao, là đòi hỏi quá đáng (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
Trong mối quan hệ xã hội ngoài nhà trường, GV và PH có thể là anh em, bà con, bạn bè, hàng xóm thân thuộc. Nhưng dù có thân quen đến đâu, hiểu nhau đến mức độ nào đi chăng nữa thì khi bước vào trường học, vai trò của mỗi người đều đã khác đi. Mối quan hệ trong giao tiếp lúc này là giữ vai trò GV với PH. Hãy biết kiềm chế cảm xúc, tình cảm của mình trong giao tiếp. Vì khi GV suồng xã, thân mật với PH đó, những PH khác trông thấy sẽ không hay. Họ có thể đánh giá GV là thô lỗ, không ý tứ trong cư xử; hoặc nghi ngờ, suy nghĩ không tích cực rằng việc thân quen với phụ huynh này hơn phụ huynh kia sẽ gây ra sự phân biệt đối xử với họ và con cái của họ.
Công việc không phải lúc nào cũng xuôi buồm thuận gió và sẽ có nhiều lúc vẫn xảy ra xung đột tâm lý giữa GV – PH (bất đồng trong quan điểm dẫn đến sự hiểu lầm, thậm chí là hành vi, thái độ thiếu tôn trọng trong giao tiếp ứng xử). Làm chủ được tâm trạng của bản thân, giúp GV lẫn PH tạo nên sự hài hòa trong quan hệ giao tiếp, tạo dựng được niềm tin nơi phụ huynh.
Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng rất cần thiết đối với những cá nhân phải thực hiện những công việc dưới nhiều áp lực. Đối với nghề GVMN, áp lực công việc càng nhiều thì càng phải cần có kỹ năng này (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
* Kỹ năng thuyết phục
KN thuyết phục là một KN vô cùng cần thiết để tránh những mâu thuẫn trở nên trầm trọng hay những xung đột không thể giải quyết trong những tình huống đặc biệt, với những PH đặc biệt. GV phải tích cực làm cho PH đồng thuận với một quyết định, thay đổi một suy nghĩ, một thái độ…
Để thuyết phục PH thành công, GV cần tạo dựng bầu không khí bình đẳng trong GT. Phải làm sao cho PH cảm nhận được sự bình đẳng của vai trò, nhiệm vụ trong thực hiện mục tiêu GD trẻ ở cả hai phía PH và GV: tất cả mọi hoạt động đều vì sự phát triển tốt nhất của trẻ. Để làm được điều này, GV cần có sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của PH trong GT hai chiều. Bên cạnh đó, GV cần phải biết cách trình bày lưu loát, chặt chẽ các vấn đề bằng ngôn ngữ triết lý, có một chuỗi luận chứng, luận cứ khoa học và sự mẫu mực của lời nói, tác phong và hành vi tích cực; phải có
những hình thức tác động đồng bộ đến nhận thức, tình cảm và ý chí của PH thông qua hoạt động GT (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
* Kỹ năng tổ chức họp PH hiệu quả