mầm non với phụ huynh
2.4.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, năng lực của của giáo viên mầm non về một số lý luận trong giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh.
a) Mục đích:
- Giúp GVMN hiểu đúng vai trò, tầm quan trọng về các nội dung GT của GVMN với PH. Từ đó, GV biết cách lựa chọn những nội dung GT sao cho phù hợp với mục đích GT, đồng thời biết lựa chọn, phối hợp linh hoạt các cách thức tổ chức GT phù hợp với đối tượng GT là PH của trẻ.
- Giúp GVMN nâng cao ý thức, tự bồi dưỡng, trau dồi, rèn luyện kiến thức và KNGT, năng lực tổ chức hoạt động GT với PH để GV thành công trong GT; góp phần thúc đẩy tính tích cực, tạo động lực cho GV chủ động, tự tin hơn trong GT với PH, xây dựng hình ảnh bản thân trước PH của trẻ.
b) Nội dung:
- Bồi dưỡng cho GVMN kiến thức lý luận và thực tiễn về GT và GT của GVMN với PH qua các chuyên đề cụ thể như:
+ Vai trò, chức năng của GT với PH; + Mục đích GT của GVMN với PH; + Nội dung GT của GVMN với PH;
+ Kỹ năng GT: Kỹ năng nói chuyện và lắng nghe, kỹ năng sử dụng các phương tiện/công cụ GT (phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các công cụ GT như điện thoại, thư tín, biểu bảng…), kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng họp PHHS hiệu quả v.v…
- Về các hình thức - cách thức tổ chức GT với PH của trẻ:
+ GT trực tiếp: Trao đổi với phụ huynh hàng ngày (khi đưa và đón trẻ); Họp phụ huynh học sinh (Họp cha mẹ trẻ); Làm việc cùng phụ huynh trong lớp học; Trò chuyện, nhắn tin qua điện thoại (số thuê bao hoặc Zalo, Facebook…); Tuyên truyền thông qua ngày hội, ngày lễ, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ…
+ GT gián tiếp: Góc dành cho cha mẹ trẻ (Góc tuyên truyền-Bảng Phụ huynh cần biết); Sổ bé ngoan (sổ liên lạc); Thông qua website của trường; Viết thông báo chung cho phụ huynh theo sự kiện/ tuần/ tháng/ năm; Viết/ gửi thư giấy, thư điện tử (email); Trưng bày các sản phẩm của trẻ.
- Về môi trường cho GVMN học tập:
+ Môi trường vật chất: Thư viện trường, các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập (tài liệu học tập, máy tính có kết nối mạng, phòng đọc, bàn ghế…). Trang bị cho GVMN các tài liệu học tập có nội dung chuyên sâu về GT và GT của GVMN với PH.
+ Môi trường tinh thần: Xây dựng phong trào tự học cá nhân, học nhóm, học tập trung.
c) Yêu cầu
- GVMN tham mưu với lãnh đạo trường những nội dung bồi dưỡng về GT theo nhu cầu thực tiễn của bản thân và đồng nghiệp.
- BGH tham mưu với lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục, các ban ngành, các cơ quan, đoàn thể xã hội hỗ trợ nhà trường mở lớp bồi dưỡng cho GVMN về kiến thức và kỹ năng giao tiếp.
- Nhà trường, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể xã hội phối hợp, hỗ trợ, cung cấp cho GVMN các tài liệu học tập về KNGT; cung cấp địa chỉ các trang web hoặc các trung tâm dạy KNGT để GV có thể tự cập nhật thông tin học tập, tìm kiếm tài liệu học tập và tham gia học tập một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm.
- CBQL tạo môi trường, điều kiện cho GVMN học tập tích cực.
d) Cách thực hiện:
- CBQL thăm dò nhu cầu học tập, mức độ nhận thức của GVMN đối với kiến thức về GT, năng lực tổ chức hoạt động GT của GVMN với PH: khảo sát ý kiến, quan sát hoạt động GT… Dựa vào đó để lựa chọn chuyên đề, nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của GVMN.
- Tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn cho GVMN, tạo điều kiện để GV được tiếp cận các vấn đề lý luận và thực tiễn về GT của GVMN với PH theo các chuyên đề cụ thể như: Vai trò, chức năng của GT với PH; Mục đích GT của GVMN với PH; Nội dung GT của GVMN với PH; Kỹ năng GT; Các hình thức – cách thức tổ chức GT với PH của trẻ …
- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm, có chuyên môn trong lĩnh vực mầm non tham dự, báo cáo, tập huấn cho GV tại trường hoặc địa điểm thuận lợi.
- Khuyến khích GV tự bồi dưỡng, rèn luyện về kỹ năng giao tiếp với phụ huynh, tạo điều kiện cho GV có môi trường học tập.
+ Xây dựng phong trào học tập trong GV: Nhà trường sắp xếp, phân bổ thời gian; bố trí, phân công khối lượng công việc để GV có thời gian tham gia học tập kiến thức về GT, rèn luyện KNGT: Mỗi GVMN có 3h/tuần, luân phiên nhau lên thư viện trường đọc sách - tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng trường/tổ chuyên môn.
+ Các nội dung kiến thức về GT của GVMN với PH cần được quảng bá rộng rãi trên trang web giáo dục của Sở, phòng tại địa phương hoặc các tạp chí chuyên ngành để GVMN quan tâm, học tập.
- Tạo động lực, thúc đẩy tính tích cực của GVMN trong GT với PH.
+ CBQL phổ biến đến GV và PH Bộ quy tắc giao tiếp - ứng xử của GVMN và PH trong trường học.
+ CBQL thường xuyên quan tâm, theo dõi thời gian tổ chức GT, cách thức tổ chức GT, hiệu quả giao tiếp của GVMN với phụ huynh để nắm bắt kịp thời, tìm biện pháp giúp GV phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong giao tiếp - ứng xử với PH.
Ví dụ: Nhằm nâng cao nhận thức, tự ý thức của GVMN về GT và GT của GVMN với PH thông qua chuyên đề “Tổ chức Họp PHHS hiệu quả”, có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: CBQL thăm dò nhu cầu học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng về nội dung “Tổ chức họp PHHS ở trường/lớp mầm non”: Mời GVMN đăng ký học tập với BGH. Căn cứ vào kết quả đăng ký của GV, nhà trường tham mưu với PGD lồng ghép nội dung tổ chức họp PHHS hiệu quả để bồi dưỡng cho GVMN trong đợt tập huấn chuyên môn đầu năm do PGD tổ chức;
- Bước 2: Hỗ trợ tài liệu học tập cho GVMN về nội dung Tổ chức cuộc họp PHHS của GVMN: Trang bị tài liệu tham khảo về GT và GT của GVMN để thuận
tiện cho GV tìm kiếm tài liệu học tập tại thư viện của trường (Cẩm nang dành cho
giáo viên trường mầm non (2006) của tác giả Lê Xuân Hồng; tài liệu Giao tiếp sư phạm (2017) của tác giả Huỳnh Văn Sơn; tài liệu Phong cách giao tiếp hiện đại (2010) của tác giả Nguyễn Trình; “Giúp con bạn phát triển” – Sách hướng dẫn thực hành cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi (2009) của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu; cung cấp cho GV các tài liệu, gửi cho GV xem trong những ngày cuối hè;
- Bước 3: Mời chuyên gia tập huấn kỹ năng tổ chức cuộc họp PHHS cho GVMN trong buổi tập huấn chuyên môn đầu năm do PGD tổ chức.
- Bước 4: Tổ chức tập huấn: Chuyên gia báo cáo – thuyết trình; Hướng dẫn kỹ năng; Trao đổi kinh nghiệm giữa GV – GV, GV – CBQL, GV – chuyên gia.
2.4.2.2. Biện pháp 2: Hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục trẻ
a) Mục đích:
Hỗ trợ GVMN thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo điều kiện để PH tiếp cận với các văn bản của Đảng và nhà nước về mục tiêu phát triển giáo dục, quy
định của ngành học, bậc học về trách nhiệm của PH trẻ, gia đình trẻ đối với công tác GD trẻ. Từ đó, nâng cao nhận thức của PH về tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển nhân cách trẻ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong công tác phối hợp với nhà trường và GV chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Nội dung:
Các văn bản của Đảng và nhà nước về mục tiêu phát triển giáo dục; các quy định của ngành học, bậc học về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non (bao gồm cả nhà trường, giáo viên và PH của trẻ). Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền trách nhiệm của PH trẻ, gia đình trẻ đối với công tác GD trẻ: Luật GD; Điều lệ trường mầm non; các nội dung, phương pháp giáo dục gia đình; Luật hôn nhân - gia đình; Luật chăm sóc – giáo dục trẻ em, chương trình GDMN, cách đánh giá sự phát triển của trẻ, quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm…
c) Yêu cầu:
- Các tổ chức, ban ngành, đoàn thể xã hội tăng cường phối hợp với nhà trường trang bị các tài liệu tuyên truyền về các nội dung trên nhằm cung cấp, kịp thời hỗ trợ GVMN trong công tác tuyên truyền.
d) Cách thực hiện:
- Các tổ chức, ban ngành, đoàn thể xã hội tăng cường phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các nội dung trên bằng các phương tiện truyền thông phổ biến: Bảng tuyên truyền của nhà trường, Bảng PH cần biết của lớp, Pano – áp phich, Trang web giáo dục, báo, đài v.v…
- GVMN tích cực, chủ động lồng ghép những nội dung tuyên truyền này vào các buổi họp PHHS một cách nhẹ nhàng, phù hợp bằng nhiều hình thức khác nhau: Báo cáo bằng văn bản, video, hình ảnh, thảo luận, trao đổi… với PH.
- GVMN cũng có thể tuyên truyền với PH bằng những thông điệp mang tính chất chia sẻ, trò chuyện với PH qua những buổi lễ hội, gặp mặt: Lễ khai giảng năm học mới; Ngày Gia đình VN; ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày 20/11; Lễ tổng kết năm học v.v…
Ví dụ: Để hỗ trợ GVMN thực hiện tốt công tác tuyên truyền trách nhiệm của gia đình trong công tác giáo dục trẻ, cần tạo điều kiện để PH tiếp cận với các văn bản của Đảng và nhà nước về mục tiêu phát triển giáo dục, quy định của ngành học, bậc học về trách nhiệm của PH trẻ, gia đình trẻ đối với công tác GD trẻ:
- Bước 1: Chuẩn bị nội dung tuyên truyền về công tác phối hợp:
GV lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch họp PHHS.
Chủ đề tuyên truyền phối hợp nhà trường và gia đình về các nội dung sau: Tuyên truyền phối hợp cho các cháu đón Tết Trung Thu – “Lễ hội Trăng Rằm”, Tuyên truyền “Trách nhiệm của gia đình trong hợp tác với nhà trường”
- Bước 2: Phổ biến các nội dung tuyên truyền đến PH
+ Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các nội dung trên bằng các phương tiện truyền thông phổ biến: Dán lên bảng tuyên truyền của nhà trường, bảng PH cần biết của lớp và gửi giấy thông tin đến từng PH v.v…
+ Vận động sự hỗ trợ của Phòng giáo dục thành phố Bạc Liêu, Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Bạc Liêu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc
Liêu cung cấp tờ rơi về nội dung tuyên truyền “Tìm hiểu về một số điều cơ bản trong
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004”; “Sách hướng dẫn thực hành cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi - Giúp con bạn phát triển” nhằm cung cấp kịp thời để GVMN lồng ghép những nội dung tuyên truyền trên trong buổi họp PHHS đầu năm.
2.4.2.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động lành mạnh, hữu ích để GVMN có cơ hội thuận lợi trong việc trải nghiệm, rèn luyện, củng cố kỹ năng giao tiếp với phụ huynh.
a) Mục đích:
- Trên cơ sở những kiến thức lý luận và thực tiễn về GT và GT của GVMN với PH đã lĩnh hội được, GV quan tâm, chú trọng đến việc vận dụng chúng vào hoạt động GT một cách tích cực, nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động lao động nghề GVMN.
- Giúp GV có môi trường lành mạnh, thuận lợi để giao lưu - học tập: trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vấn đề; vận dụng KNGT thông qua xử lý các tình huống cụ thể, phong phú nhằm thực hành rèn luyện các KNGT đã lĩnh hội.
b) Nội dung:
- Các hoạt động giao tiếp với PH thông qua các buổi lễ hội, gặp gỡ, họp mặt… - Các phong trào, hội thi mang tính chất giao lưu, học hỏi giữa các GV trong và ngoài trường, giữa GV - PH.
c) Yêu cầu
- CBQL tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho GV - GV, GV - PH có thời gian gặp mặt, trao đổi, trò chuyện, bàn bạc các vấn đề vì lợi ích của trẻ.
d) Cách thực hiện:
- GV trao đổi cùng đồng nghiệp qua các cuộc họp định kỳ của trường/Tổ chuyên môn: GV đưa ra những tình huống khó xử với PH của trẻ mà mình hoặc đồng nghiệp đã gặp phải - đã có hoặc chưa có cách giải quyết vấn đề và cùng nhau thảo luận, tìm ra cách xử lý.
- Nhà trường, cấp quản lý của ngành học tổ chức cho GVMN giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong và ngoài trường qua các hội thi rèn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, các buổi giao lưu, các hoạt động ngoài trường mầm non: Hội thi “Giáo viên thanh lịch”, “Nét đẹp sư phạm”…
- Tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ giao lưu, tạo điều kiện, cơ hội cho GV và phụ huynh có thời gian gặp mặt, trao đổi, trò chuyện, bàn bạc các vấn đề vì lợi ích của trẻ qua các buổi lễ, hội, họp, hội thảo, chuyên đề, dự giờ, thăm lớp: Hội thao, Lễ khai giảng năm học, Lễ tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, họp PHHS…
Ví dụ:
* Tổ chức Lễ hội Khai giảng - Hội thao chào mừng năm học mới:
- Tham mưu, phối hợp với BGH nhà trường tổ chức Hội thao trong Lễ Khai giảng năm học mới: Gửi giấy mời PH và trẻ đăng ký tham gia các trò chơi dân gian sẽ tổ chức trong Hội thao. Hỗ trợ nhà trường lên kế hoạch thực hiện (thời gian, các hoạt động, thành phần tham dự…);
- Vào ngày khai giảng năm học mới, tổ chức lễ Khai giảng với chương trình văn nghệ sôi động do Cô và trẻ cùng thực hiện.
- Tổ chức một số trò chơi: trò chơi dành cho các bé: “Nhảy bao bố” (Trẻ khối Lá), “Cùng khiêu vũ với bóng” (Toàn trường); trò chơi dành cho trẻ và cha mẹ: “Đập bóng bay” (Cha mẹ và Trẻ khối chồi), “Chạy tiếp sức” (PH và trẻ khối Lá); trò chơi dành cho cha mẹ và GV: “Xây cầu”, “Chuyền nón lá”…
* Tổ chức họp PHHS đầu năm học 2018 - 2019 - Bước 1: Chuẩn bị nội dung, địa điểm cho cuộc họp
+ Xây dựng kế hoạch họp PHHS đầu năm học 2018 – 2019.
+ Chuẩn bị một số biểu mẫu để đưa vào thực tiễn hoạt động tổ chức họp PHHS (phiếu trưng cầu ý kiến PH, thư gửi PH, phiếu điều tra nhu cầu làm tình nguyện viên cho nhà trường của cha mẹ trẻ, Phiếu đánh giá GVMN trong công tác tổ chức Họp PHHS …).
+ Chụp ảnh, quay phim các hoạt động sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non (tập thể dục, ăn, học, ngủ, vệ sinh, vui chơi v.v…) để làm tư liệu cho GVMN báo cáo trước tập thể PH trong cuộc họp.
+ Một bộ hồ sơ minh chứng cho hoạt động học tập của trẻ trong năm học (vở LQCC, vở LQVT, tập tạo hình, sổ bé ngoan và một số đồ dùng – dụng cụ học tập)
- Bước 2: Tiến hành tổ chức cuộc họp PHHS đầu năm học 2018 - 2019 theo kế hoạch.
- Bước 3: Dựa vào kết quả phiếu trưng cầu ý kiến của PH sau buổi họp, giúp GVMN xây dựng và điều chỉnh kế hoạch Họp PHHS lần sau đạt hiệu quả hơn; phát huy những mặt tích cực đã thực hiện được và khắc phục những tồn tại, hạn chế.