giáo dục phát triển
1.2.7.1. Louise Boyd Cadwell trong hành trình tìm hiểu và áp dụng phương pháp giáo dục Reggio Emilia tại Mĩ
Trong hành trình tìm hiểu và áp dụng phương pháp GD Reggio Emilia tại Mĩ,
Louise Boyd Cadwell nhận ra rằng “phải tin tưởng vào tầm quan trọng của việc bắt
tay với PH và sẵn sàng đối diện với những thử thách liên quan, cần thiết đối với những tiến bộ trong nghề giáo - bắt đầu bằng ủy ban PH – GV và một bản thông tin làm tỉ mỉ để đánh dấu sự hiện diện rõ ràng của PH” (An Vi, 2018).
Một ủy ban PH – GV được thành lập và đi vào hoạt động với nhiệm vụ đảm bảo tất cả phụ huynh có cảm giác là một phần của trường học, cảm thấy gần gũi với cộng đồng bố mẹ, chia sẻ niềm vui và thử thách với những PH khác và với nhà trường.
Các hoạt động của Ủy ban PH – GV bao gồm: gặp gỡ một buổi chiều/tháng sau giờ học; cống hiến KN của mình theo nhiều cách, từ chia sẻ một sở thích như nấu ăn, làm mộc, hay tổ chức hội thảo cho PH, đến nghiên cứu các phương án dã ngoại liên quan đến dự án; GV và PH cùng lập kế hoạch và điều hành các lễ hội với bọn trẻ. Một số hoạt động lễ hội đã trở thành truyền thống hằng năm như liên hoan ca nhạc trước kỳ nghỉ hay các buổi lễ hội, nơi trẻ và PH trao đổi những món quà tự làm. Có rất nhiều kênh khác nhau để thông tin cho PH về đời sống học đường nhưng Bảng thông tin chung của nhà trường là kênh liên lạc thường xuyên nhất thông qua hình chụp, ghi chép, những cuốn lịch và tranh vẽ của trẻ (An Vi, 2018).
1.2.7.2. Trường Compass – một ngôi trường lấy cảm hứng từ Reggio Emilia
Trường Compass tọa lạc đường phía Tây Haddington, Đông Lothian, nước Anh. GT truyền thông của GVMN với PH tại Trường Compass là một thành phần thiết yếu cho PH của trẻ trải nghiệm trường học chất lượng cao.
Vào đầu năm học, GV giải thích cách thức và thời điểm họ sẽ liên lạc với PH, khuyến khích và đánh giá cao việc PH cho GV biết những câu hỏi và mối quan tâm
của cha mẹ. GV và PH thảo luận, lựa chọn và thay đổi các công cụ truyền thông làm việc hiệu quả nhất cho các bậc cha mẹ đặc biệt. GV thông báo kịp thời cho PH về các mối quan tâm, giải thích các chiến lược đã được sử dụng để giải quyết vấn đề có liên quan đến trẻ và chiến lược nào sẽ được sử dụng trong tương lai; GV giải thích cách thức PH có thể giúp đỡ trẻ ở nhà để củng cố bất cứ sự học hỏi nào đang diễn ra trong lớp.
Tại Trường Compass, giao tiếp của GV với PH bao gồm:
- Danh mục đầu tư: Mỗi trẻ đều có bản ghi danh mục đầu tư của riêng mình, được cập nhật thường xuyên bởi GV phụ trách lớp học. Những danh mục này ghi lại sự tăng trưởng và phát triển của từng cá nhân. Danh mục đầu tư là một bộ sưu tập hình ảnh, trích dẫn, tác phẩm nghệ thuật… và các thông tin liên quan đến mốc phát triển, ghi lại sự phát triển của từng cá nhân tại Trường Compass. Mỗi danh mục đầu tư có thể được truy cập trong lớp học và PH có thể tham khảo bất kỳ lúc nào để thu thập thông tin về trải nghiệm học tập ban đầu của con họ. Khi trẻ chuyển tiếp chương trình, danh mục đầu tư chuyển tiếp với chúng và vào cuối trải nghiệm của Trường học Compass, danh mục đầu tư là của PH để lưu giữ hồ sơ về sự tiến bộ của con mình qua các năm (The Compass School, 2016).
- Tạp chí “Go Home”: Tạp chí "Go Home" là giải pháp cho lịch trình rất bận rộn của cha mẹ trẻ, cho phép đối thoại bằng văn bản liên tục giữa GV và PH. Go Home lưu lại các nỗ lực hàng tuần của trẻ tại Trường Compass. Mỗi tuần, GV sẽ chọn viết một hoặc hai đoạn trên tạp chí, cung cấp thông tin và thông tin liên lạc về sự phát triển của mỗi đứa trẻ trong tạp chí. Vào cuối tuần, PH có thể chọn đưa báo về nhà và thêm vào chuỗi liên lạc bằng văn bản. Đây là một cách tuyệt vời để củng cố mối quan hệ và chia sẻ trách nhiệm trong GD trẻ, tăng cường trách nhiệm được chia sẻ vốn có trong quá trình giáo dục, giúp tăng cường cộng đồng học tập (The Compass School, 2016).
- Ảnh chụp nhanh/Điểm nổi bật hàng ngày: Ảnh chụp nhanh là phương pháp truyền thông cho PH bao gồm các điểm nổi bật trong lớp học của trẻ hàng ngày được gửi qua e-mail. Thông tin này không dành riêng cho từng đứa trẻ, nhưng những điểm nổi bật này sẽ giúp PH hiểu biết kịp thời về các hoạt động hàng ngày của cả
lớp, cung cấp tổng quan chung về các hoạt động và trải nghiệm GD diễn ra trong ngày tại lớp học của trẻ (The Compass School, 2016).
- “Dự báo”/ Kế hoạch bài học: Các dự báo được GV đăng trên “Bảng thông tin của PH” cho từng lớp học, để thông tin về cách thức và những gì trẻ đang học. Trên mỗi dự báo, GV ghi lại và phản ánh các quan sát của họ liên quan đến sở thích của trẻ trong lớp học và để liên kết những sở thích đó với các mục tiêu của chương trình GD. Tiếp theo, GV sẽ bắt đầu kết nối với nhóm, bằng cách tạo ra một đại diện trực quan về sở thích và ý tưởng của trẻ em, liên quan đến chủ đề dự án đã chọn. Dự báo cũng sẽ chia sẻ những hoạt động nào được lên kế hoạch cho lớp học để cung cấp một giáo trình toàn diện, bao gồm toán học, khoa học, đọc viết, phát triển ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc, chơi kịch tính và kinh nghiệm thiên nhiên. Những kế hoạch bài học này sẽ cung cấp cho PH sự khẳng định về một CTGD toàn diện, tập trung vào trẻ đang hoạt động (The Compass School, 2016).
- Bảng tài liệu (panels): Tài liệu là phương tiện mà GV chia sẻ chương trình giảng dạy của nhà trường và truyền đạt những gì trẻ đang học trong cộng đồng. Vì chương trình giảng dạy dựa trên dự án của nhà trường rất linh hoạt, các bảng này hoạt động như một tài nguyên truyền thông quan trọng và xuyên suốt cho PH. GV sử dụng bảng tài liệu để cung cấp bằng chứng trực quan về quá trình học tập (sử dụng ảnh, tác phẩm nghệ thuật, dữ liệu và các mẫu khác về công việc của trẻ) (The Compass School, 2016).
1.2.7.3. Hàn Quốc
* Theo quy định chung của chính phủ, tất cả các trường bao gồm cả MN và các cấp học khác ở HQ đều bắt đầu một năm học vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Tuy nhiên, tháng 1 và tháng 2, trẻ vẫn được gửi đến trường học xuyên suốt.
Vào tháng 3, tất cả các trường tổ chức lễ Khai giảng năm học. Tháng 8: tất cả PH và học sinh được nghỉ hè vì lý do thời tiết ở đây lúc này là rất nóng bức. Trung thu, trẻ được nghỉ 3 ngày, Tết nghỉ 3 ngày và nghỉ đông 1 tuần. Tiểu học trở lên được nghỉ hè 1 tháng. Riêng trẻ MN được nghỉ 1 tuần bởi vì cha mẹ còn phải đi làm trong khi các cháu còn quá nhỏ chưa tự chăm sóc được bản thân.
* Nhà nước chủ trương xóa mù chữ đến cấp 2, vì vậy, mỗi trẻ được chu cấp toàn bộ chi phí ăn học ở trường, số tiền chu cấp tương đương khoảng 7-8 triệu VNĐ/tháng. Chính sách này là như nhau với trẻ ở tất cả các trường mầm non trên toàn quốc. Đặc biệt, trường Nhà nước luôn dành sự ưu tiên cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng cha mẹ sẽ không được nhận tiền mặt mà thanh toán bằng hình thức “gạt thẻ”. Nhà nước cấp thẻ. Hàng tháng, PH sẽ gửi thẻ cho nhà trường một lần, nhà trường sẽ gạt thẻ khi đến kì hạn.
Việc chọn trường cho con là quyền tự do của các PH. Khi tiếp xúc với GV, PH có điều không hài lòng, PH có thể xin chuyển trường và được tự do lựa chọn trường mình muốn xin chuyển đến, không hề có sự đố kỵ, ghét bỏ… Tuy nhiên, cha mẹ sẽ thường lựa chọn trường sao cho cân đối giữa tâm thế, tâm trạng của trẻ khi đi học và cả điều kiện đi làm của cha mẹ, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện đi lại...
* Đầu năm học, GV gửi cho PH kế hoạch các buổi tham gia cùng lớp học trong 1 năm. Phụ huynh căn cứ vào đặc thù công việc, điều kiện cá nhân, gia đình… để có thể lựa chọn ngày/ hoạt động để tham gia đăng ký từ ban đầu (không bắt buộc phải tham gia hết tất cả các buổi dự kiến trong kế hoạch một năm học nhưng có thể lựa chọn vài buổi để đăng ký tham gia). Đến ngày tổ chức buổi tham gia, PH sẽ được gửi giấy mời trước đó một tuần hoặc hơn thế để có sự chuẩn bị.
Về một ngôi trường ở Seoul
- Có 12 bé/ lớp với 3 GV. Một cô dạy chính, một cô phụ và một cô chụp hình để ghi lại các sự kiện.
- Tất cả hình ảnh trong ngày, các hoạt động được nhà trường đăng tải trên trang web của trường có tên là “Coffee”. Đây là trang web mà PH đăng ký gia nhập và được phép bình luận cho những hình ảnh, hoạt động.
- Nhà trường cũng có Camera kết nối với điện thoại, PH có thể vào xem con bất cứ lúc nào, giúp PH an tâm.
- Trao đổi thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng giấy thông báo:
+ Phụ huynh được yêu cầu kết hợp với nhà trường để GD giới tính cho trẻ từ rất sớm, cùng tập cho con thu xếp đồ dùng cá nhân, không được làm thay, làm hộ cho trẻ.
+ Cứ 3 tháng, GV gửi giấy yêu cầu PH đổi bàn chải đánh răng cho trẻ.
+ Mỗi tuần và mỗi tháng, GV đều gửi giấy thông báo kế hoạch trong tuần/ tháng đến từng PH. Trên đó ghi rõ từng hoạt động nổi bật cho từng ngày trong tuần/ tháng. Những “ngày dã ngoại” được đánh dấu sao rất rõ ràng để PH biết và có sự chuẩn bị chu đáo cho trẻ: quần áo, giày/dép, bôi thuốc chống côn trùng đốt, khay đựng cơm gọn dành cho dã ngoại, ngoài ra PH có thể chuẩn bị thêm bánh, trái cây nếu thấy cần thiết cho trẻ. Xe cộ và thức ăn trưa sẽ do nhà trường lo, thường là ăn trưa với tiệc Buffet. Các hoạt động dã ngoại: Mỗi tuần một lần, trẻ đi đào khoai/hái dâu tây/vào bếp… Mỗi tháng 1 lần, trẻ được lên rừng để xem cây lá chuyển mùa, trẻ rất hào hứng được nhìn thấy những con thú hoang dã trong rừng vì ở HQ, người ta không bắt thú về nuôi trong sở thú.
+ Gửi giấy mời họp với cha mẹ trẻ: Họp phụ huynh 2 lần/năm, GV gửi giấy mời cho PH trước đó 1 tuần. Trong giấy mời có những nội dung cần trao đổi như: Ở nhà, trẻ thích làm gì?/ Giỏi về điều gì?; Đối với những người trong gia đình thì như thế nào?; Bé có những khuyết điểm gì?; Phụ huynh muốn trao đổi về vấn đề gì?; Bé còn mặt nào kém cần được giúp đỡ?... Điều đặc biệt ở đây là không tập trung tất cả phụ huynh của lớp để họp trong một buổi mà GV sẽ hẹn giờ họp riêng với phụ huynh của từng bé. Mỗi bé họp một giờ khác nhau do GV và phụ huynh trao đổi, thỏa thuận giờ họp. Cuộc họp kéo dài khoảng 20 phút, chủ trì là GV chủ nhiệm lớp, trao đổi trực tiếp.
- Trò chuyện trực tiếp hoặc qua điện thoại: Khi đưa/ đón trẻ, PH và GV cũng có thể trao đổi, trò chuyện về tình hình của trẻ. Đặc biệt, khi PH gặp vấn đề gì liên quan đến trẻ, cần GV giúp đỡ, họ sẽ thẳng thắn chia sẻ với GV. Chẳng hạn, trẻ được gửi vào trường có thể bắt đầu từ 6-8 tháng, được mặc tã. Nếu đến khoảng 12-14 tháng, PH có nhu cầu giúp con bỏ tã sẽ tự động liên lạc bằng cách gọi điện thoại hoặc gặp mặt để trao đổi trực tiếp với cô giáo, rằng “Cháu đã đến tuổi bỏ tã và chúng tôi cần cô giáo giúp đỡ”. GV sẽ sẵn sàng, vui vẻ nhận lời một cách lịch sự và lên kế hoạch “thay tã bằng quần lót cho trẻ” cùng với bố mẹ.
- Tất cả sản phẩm mà trẻ tạo ra trong các hoạt động ở trường đều được GV lưu giữ cẩn thận, ghi chép đầy đủ ngày/ tháng/ năm, họ tên trẻ, làm gì… mỗi trẻ có
một bộ hồ sơ lưu giữ riêng (album) trong suốt năm học. Cuối năm, GV tổng kết, đóng gói và gửi lại cho PH, họ yêu cầu PH lưu giữ làm kỉ niệm. Họ đã làm cho PH rất trân trọng những “kỉ niệm” đó. (Thông tin Hàn Quốc, 2014).
1.2.7.4. Nhật Bản: Quỹ thời gian giao tiếp của giáo viên với phụ huynh ở trường mầm non
- Trước khi trẻ và cha mẹ trẻ đến, GV làm vệ sinh sạch sẽ lớp học, đồ chơi, học cụ trong và ngoài khuôn viên lớp học.
- 9:00 am, khi trẻ cùng PH đến trường mầm non, GV đứng trước cửa lớp của mình để quan sát và cùng nhau nói lời “Chào buổi sáng”. Họ giao tiếp với trẻ em và chú ý đến điều kiện thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ vào lớp khi đã tháo giày và cất chúng lên kệ, sau đó cất nốt những đồ dùng cá nhân khác: mũ, áo, cặp… Ngoài lời chào, PH và GV hầu như không nói gì nhiều vì mỗi người có phần công việc riêng của mình đang chờ đợi trừ khi trẻ có các vấn đề đặc biệt về thể chất, tinh thần.
- Trẻ ở trường, tham gia các hoạt động học tập, vui chơi cùng GV, vệ sinh ăn trưa và nghỉ ngơi. Sắp đến giờ trở về nhà, GV cùng trẻ nhìn lại một ngày mà họ cùng nhau trải qua ở trường mầm non, có một cuộc trò chuyện nhỏ về ngày hôm sau, hoặc đọc chuyện tranh để trẻ có thời gian thư giãn trước khi trở về nhà. GV và trẻ có thể tạo ra một bản tin để gửi cho cha mẹ.
- Cha mẹ đến đón trẻ khoảng 14:00 pm. Họ chờ đợi trước lớp học. GV nói về những gì trẻ đã làm hoặc làm thế nào họ đã dành hết thời gian của mình tại trường MN cho cha mẹ của trẻ nghe. Đây là cơ hội tốt để các bậc cha mẹ biết được con mình trải qua ngày của mình như thế nào tại trường MN. Sau đó, trẻ cùng cha mẹ, GV nói lời chào “Tạm biệt”.
- Sau khi trẻ về hết, GV thu dọn lớp học. Họ ghi lại một ngày (lập biên bản trong ngày), nói chuyện với các nhân viên khác về trẻ em, và có được mọi thứ sẵn sàng cho ngày hôm sau bằng cách chuẩn bị tài liệu giảng dạy.
Ngoài ra, họ còn có một cuộc họp nhân viên 1 lần/tuần để thảo luận các vấn đề khác nhau như kế hoạch giảng dạy của họ, hoạt động của năm học, trẻ em và gia đình của chúng, với mục đích cố gắng cải thiện chăm sóc và GD.
1.2.7.5. Singapore: Giao tiếp với cha mẹ của trẻ
Chương trình GDMN của Singapore khẳng định: “Nhà trường cần phải tạo ra các phương thức mà trong đó các bậc phụ huynh phải được thông báo và cùng tham gia vào việc học của con họ, ví dụ thông qua các bản tin, các buổi đối thoại và các cuộc gặp mặt định kỳ”.
Chương trình GDMN của Singapore không chỉ giải thích các nguyên tắc giáo dục hiệu quả tại trường mầm non, các mục tiêu mong đợi mà còn gợi ý cho GVMN xây dựng mối quan hệ đối tác trong GT với PH.
Họ cho rằng GT với cha mẹ của trẻ để giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ học tại nhà bằng cách GV thông tin cho cha mẹ về việc học của trẻ tại trường; Tạo ra một không khí