Theo Nguyễn Văn Lê, các trở ngại trong GT có thể là: sự chênh lệch giữa người phát và người thu, bản thông điệp được xây dựng có nhiều nhược điểm, nhiều yếu tố sinh lý, tâm lý làm cho đối thoại không sẵn sàng GT, các trở ngại do các yếu tố gây nhiễu của môi trường, trạng thái “tâm bất toại” của đối tượng GT. Sau đây là những yếu tố cản trở quá trình trao đổi thông tin của GVMN với PH:
- Sự khác nhau về quan điểm và nhận thức GD, sự chênh lệch tuổi tác, cương vị, thu nhập, môi trường xã hội – văn hóa… giữa GVMN - PH có thể là những yếu tố gây hiểu lầm hoặc không hiểu nhau.
- Khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp của GVMN nhằm truyền tải thông tin đến PH còn nhiều hạn chế: năng lực thực hiện các kỹ năng GT, khả năng sáng tạo và sử dụng các phương tiện GT…
- Các trạng thái tâm - sinh lý hiện hữu của GVMN – PH trong quá trình GT. Về mặt sinh lý, sự suy yếu các khả năng cảm nhận thị giác, thính giác, các tật chứng có liên quan đến cơ quan phát âm (nói ngang, nói lắp…) là những trở ngại cho sự trao đổi thông tin. Sự mệt mỏi, căng thẳng do áp lực công việc… có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu thông tin.
Về mặt tâm lý, đó là những chấn thương tình cảm, sự khác nhau về chính kiến, những xung đột (không đồng quan điểm, nhận thức về trách nhiệm, phương pháp, nội dung, mục tiêu GD trẻ…); Sự tưởng tượng, sự đánh giá về người khác, những định kiến, ác cảm (PH và GV thiếu niềm tin lẫn nhau, nghi ngờ sự che giấu những lỗi lầm khi chăm sóc GD trẻ, những hành vi bạo hành đối với trẻ; thành kiến về sự thiếu tôn trọng…);
- Do môi trường xã hội: GV - PH muốn nói rõ sự thật, làm sáng tỏ vấn đề nhưng cảm thấy không an toàn vì sự có mặt của một người thứ ba… (Nguyễn Văn Lê, 1992).