tác với cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của giao tiếp
Khảo sát mức độ đánh giá của GVMN về tầm quan trọng của GT với PH (Xem bảng PL2.1 – Phụ lục 5), chúng tôi thu được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GVMN về tầm quan trọng của GT với PH
Quan sát biểu đồ 2.1, chúng ta thấy rằng có 98% GVMN cho rằng GT của GVMN với PH có vai trò rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 2% GV đánh giá tầm quan trọng của GT với PH ở mức độ bình thường, không có GV nào cho rằng GT với PH là ít quan trọng hoặc không quan trọng. ĐTB đạt được là 3.87 điểm. Điều đó có nghĩa là GVMN nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của GT với PH trong hợp tác CS-GD trẻ (đạt mức độ rất cao).
2.3.1.2. Nhận thức của GVMN về các thành tố trong GT của GVMN với PH
a) Mục đích giao tiếp
Tìm hiểu nhận thức của GVMN về mục đích giao tiếp của GV với PH qua câu hỏi có 3 lựa chọn, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Mục đích giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh
Mục đích giao tiếp
Mức độ
ĐTB Thứ hạng
Đồng ý Phân vân Không
đồng ý
SL % SL % SL %
a. Thỏa mãn nhu cầu xã giao trong giao tiếp ứng xử của GV với PH của trẻ.
134 74.03 36 19.89 11 6.08 2.68 7
b. Thể hiện thiện ý (sự quan tâm, thấu hiểu, tôn trọng… đối với cha mẹ trẻ) trong GT.
111 61.33 68 37.57 2 1.10 2.60 8
c. Tạo niềm tin nơi PH để họ có cảm giác yên tâm, thoải mái khi gửi con tới trường.
139 76.80 39 21.55 3 1.66 2.75 6
d. Gia đình trẻ sẽ quan tâm, kính
trọng và yêu quý GV nhiều hơn. 57 31.49 121 66.85 3 1.66 2.30 9
e. Giúp GVMN thu thập thông tin, hiểu biết hơn về trẻ ở gia đình.
167 92.27 14 7.73 0 0.00 2.92 2
f. GV tuyên truyền, thông báo cho PH các thông tin, thông điệp của nhà trường về các vấn đề liên quan tới trẻ (đặc điểm tâm sinh lý trẻ; sự tiến bộ của trẻ; mục tiêu, nội dung chương trình CS-GD trẻ; cách đánh giá trẻ ở trường MN…)
158 87.29 23 12.71 0 0.00 2.87 4
g. Lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, đáp ứng và giải quyết thỏa đáng, kịp thời các yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng, của trẻ và gia đình trẻ.
157 86.74 24 13.26 0 0.00 2.87 4
h. Thu hút sự tham gia, ủng hộ
của cha mẹ trẻ ở trường MN. 145 80.11 31 17.13 5 2.76 2.77 5
i. Tìm tiếng nói chung, sự thống nhất để NT&GĐ cùng thực hiện tốt công tác phối hợp CS-GD trẻ.
181 100 0 0.00 0 0.00 3.00 1
j. Giúp GV giảm áp lực; cảm thấy thoải mái, có thêm động lực và niềm tin trong công việc.
162 89.50 18 9.94 1 0.55 2.89 3
Qua bảng 2.3 ta thấy: 100% GVMN được khảo sát cho rằng GT của GVMN nhằm mục đích “Tìm tiếng nói chung, sự thống nhất để nhà trường và gia đình cùng nhau thực hiện tốt công tác phối hợp chăm sóc – giáo dục trẻ”. Mục đích này xếp thứ hạng đầu tiên trong thứ tự xếp hạng các mục đích GT của GVMN – PH. Xếp hạng thứ hai và thứ ba là mục đích “Giúp GVMN thu thập thông tin, hiểu biết hơn về trẻ ở gia đình” và “Giúp GV giảm áp lực; cảm thấy thoải mái, có thêm động lực và niềm tin trong công việc”. ĐTB chung đạt 2.77 điểm, nghĩa là GV nhận thức về mục đích trong GT với PH đạt mức độ cao _ GV nhận thức chính xác về mục đích trong GT của GVMN với PH, câu trả lời sai không đáng kể.
Bên cạnh đó, nhằm tìm hiểu sâu hơn mục đích GT của GVMN trong việc “Tìm tiếng nói chung, sự thống nhất để nhà trường và gia đình cùng nhau thực hiện tốt công tác phối hợp CS-GD trẻ”, chúng tôi khảo sát mong muốn, nguyện vọng của GVMN trong GT với PH đối với các vấn đề CS-GD trẻ và thu được biểu đồ 2.2 (Xem bảng PL.2.2 – Phụ lục 5).
Qua biểu đồ 2.2 cho thấy, 111/181 GVMN có nhu cầu được PH lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm với mình khi có vấn đề với trẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mong muốn, nguyện vọng của GVMN trong GT với PH (61.33%). Mong muốn được PH tôn trọng, tin tưởng GV nhiều hơn chiếm tỷ lệ cao thứ hai (31.49%) với tần số 57/181 người. Điều này chứng tỏ rằng, nhu cầu an toàn và nhu cầu được tôn trọng trong trong GT với PH của GVMN được họ đề cao và đặt lên hàng đầu. Kế tiếp đó là nguyện vọng, mong muốn “PH tích cực hơn trong hợp tác CS-GD trẻ” và “PH thân thiện, gần gũi khi GT với GV, có thiện chí trong GT”.
b) Nội dung giao tiếp
Tìm hiểu nhận thức của hai chủ thể GT (GVMN và PH) về nội dung giao tiếp của GV với PH, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Mức độ đánh giá tầm quan trọng của các nội dung GT
Nội dung giao tiếp
Mức độ ĐTB Thứ hạng RQT (%) QT (%) BT (%) IQT (%) KQT (%)
a. Trò chuyện, trao đổi về sở thích, thói quen… của trẻ để hiểu rõ hơn về trẻ khi chúng ở gia đình.
GV 46.96 45.30 6.08 1.66 0.00 3.38 2
PH 46.05 36.84 17.11 0.00 0.00 3.29 3
b. Thông tin cho PH về sức khỏe, học tập và sự tiến bộ của trẻ.
GV 51.93 43.65 3.87 0.55 0.00 3.47 1
PH 88.16 6.58 5.26 0.00 0.00 3.83 1
c. Thông tin cho cha mẹ trẻ về những nội dung, hoạt động dạy và học của cô và trẻ trong ngày/ tuần/ chủ đề…
GV 30.39 53.59 13.26 2.76 0.00 3.12 4
PH 19.74 39.47 21.05 17.11 2.63 2.57 6
d. Thông tin, tuyên truyền cho PH về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá trẻ mầm non.
GV 20.99 56.91 17.13 2.21 2.76 2.91 7
PH 42.11 38.16 17.11 2.63 0.00 3.20 4
e. Đáp ứng và giải quyết thỏa đáng, kịp thời các yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng của trẻ và gia đình trẻ.
GV 43.09 43.65 11.60 1.66 0.00 3.28 3
Nội dung giao tiếp Mức độ ĐTB Thứ hạng RQT (%) QT (%) BT (%) IQT (%) KQT (%) f. GV và PH góp ý, chia sẻ cùng nhau những trăn trở, khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ.
GV 38.67 50.83 9.94 0.55 0.00 3.28 3
PH 36.84 40.79 22.37 0.00 0.00 3.14 5
h. GV biết được sự đánh giá của PH về mình.
GV 34.81 36.46 23.76 3.31 1.66 2.99 5
PH 3.95 6.58 15.79 32.89 40.79 1.00 9
i. Thu hút PH tham gia vào các hoạt động của trường, lớp; Vận động sự ủng hộ cải thiện trường, lớp.
GV 20.99 59.12 16.02 2.21 1.66 2.96 6
PH 5.26 17.11 28.95 25.00 23.68 1.55 8
j. Mời PH đến thăm lớp học để quan sát cách dạy của giáo viên và cách học của các bé.
GV 17.68 51.38 24.86 3.87 2.21 2.78 8
PH 9.21 38.16 23.68 14.47 14.47 2.13 7
Điểm trung bình chung GV 3.13
PH 2.68
Nội dung “Đáp ứng và giải quyết thỏa đáng, kịp thời các yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng của trẻ và gia đình trẻ” có tới 88.47% PH và 86.74% GVMN cho là quan trọng và rất quan trọng; nội dung “Thông tin cho PH về sức khỏe, học tập và sự tiến bộ của trẻ” có tới 94,74% PH và 95,58% GVMN cho là quan trọng và rất quan trọng. Hai nội dung này được cả PH và GV đặt lên hàng đầu, thể hiện cho một sự trùng khớp trong quan điểm nhận thức. Điều này chứng tỏ rằng, trẻ là trung tâm, là mục tiêu của mọi sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa NT&GĐ. Sự thống nhất cao này trong nhận thức cho thấy sự toàn tâm toàn ý của cả GV và PH hướng về lợi ích của trẻ. Việc GVMN cung cấp thường xuyên, đầy đủ thông tin về trẻ ở trường cho cha mẹ chính là sợi dây kết nối sự gắn kết giữa NT&GĐ, là nội dung không thể thiếu trong GT của GVMN với PH. ĐTB chung cho GVMN trong nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung GT là 3.13 điểm, của PH là 2.68 điểm. Đối chiếu với thang đánh giá, chúng ta có thể nhận định rằng cả GVMN và PH đều đạt mức độ cao, có nghĩa là GV và PH nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.
Tuy nhiên, vẫn có GV và PH cho rằng một số nội dung GT là không quan trọng (mục c, d, h, i, j). Chính việc xem nhẹ các nội dung GT này có thể sẽ là nguyên nhân gây cản trở, làm hạn chế hiệu quả GT của GVMN – PH trong công tác phối hợp CS-GD trẻ. Việc xem nhẹ tầm quan trọng của hai nội dung này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ, phó mặc của PH. Ở mục đích GT, GV có nhu cầu mong muốn PH phối hợp tích cực hơn trong công tác CS-GD trẻ nhưng trong nhận thức tầm quan trọng của GT lại xem nhẹ việc “Thu hút PH tham gia vào các hoạt động của trường, lớp; Vận động sự ủng hộ cải thiện trường, lớp” và không quan trọng việc “Mời PH đến thăm lớp học để quan sát cách dạy của GV và cách học của các bé” thì mục đích GT của GVMN – PH sẽ không thể đạt được. Nội dung GT ở mục i và j là hai nội dung rất quan trọng bởi nếu không có nó hoặc nó bị xem nhẹ, nghĩa là sự phối hợp giữa NT&GĐ chỉ là mong muốn, chỉ có thể nằm trong lý thuyết mà không có thực tiễn. Do đó, theo chúng tôi, GVMN cần được trang bị thêm kiến thức về nội dung GT để có nhận thức đúng hơn và đầy đủ hơn về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.