Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố bạc liêu​ (Trang 73 - 87)

2.3.3.1. KN sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của giáo viên mầm non trong giao tiếp với phụ huynh

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến PH để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của GVMN và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Mức độ sử dụng kỹ năng GTngôn ngữ và phi ngôn ngữ của GVMN

Kỹ năng GT của GVMN Mức độ ĐTB RT X (%) TX (%) TT (%) HK (%) KB G (%)

Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

a. Giáo viên của con tôi ăn mặc chỉnh

tề, trang phục phù hợp khi đến lớp. 53.95 46.05 0 0 0 3.54

b. Giáo viên đón tôi bằng cái bắt tay thân thiện khi tôi đến thăm trường lớp hoặc đưa con đến trường tham dự lễ hội...

0 0 2.63 6.58 90.79 0.12

c. Giáo viên cư xử lịch thiệp, cởi mở, thân thiện (ánh mắt, cử chỉ, hành vi, lời nói…)

32.89 51.32 15.79 0 0 3.17

d. Tôi cảm thấy thoải mái hỏi chuyện

cô giáo về cách nuôi dạy trẻ. 31.58 17.11 21.05 27.63 2.63 2.47

e. Các ý kiến, câu hỏi, thắc mắc và quan tâm của tôi được giải đáp và giải quyết một cách hợp lý, thỏa đáng.

18.42 27.63 38.16 14.47 1.32 2.47

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, 100% GV rất thường xuyên và thường xuyên ăn mặc chỉnh tề, trang phục phù hợp khi đến lớp và 84.21% GV thường xuyên có cử chỉ, ánh mắt, hành vi, lời nói… lịch thiệp, cởi mở, thân thiện trong GT với PH.

Nhưng có tới hơn 90% GVMN hiếm khihoặckhông bao giờ sử dụng cái bắt tay thân

thiện khi đón tiếp PH đến thăm trường lớp hoặc đưa con đến trường tham dự lễ hội. Qua quan sát thực tế, một số GVMN chưa giữ được khoảng cách phù hợp trong GT với PH (GV đứng/ngồi trong lớp nói vọng ra, ngồi ghế trò chuyện với PH trong khi PH đứng nói chuyện với mình…). ĐTB chung của GVMN về kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đạt mức trung bình là 2.35 điểm, có nghĩa là GVMN chỉ sử dụng tương đối thường xuyên và thành thạo các kỹ năng sử dụng

phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong GTvới PH.

2.3.3.2. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc - lắng nghe - thuyết phục của GVMN

Chúng tôi tìm hiểu KN kiềm chế cảm xúc - lắng nghe - thuyết phục của GVMN thông qua cách xử lý tình huống 1 và kỹ năng giải quyết xung đột qua tình huống 2-3.

Tình huống 1: Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời của GVMN, người nghiên cứu phân loại các ý kiến vào 4 nhóm và thu được biểu đồ sau:

Bảng 2.6. Các phương án xử lý tình huống 1 của GVMN

TT Các phương án Tần số Tỷ lệ %

Nhóm 1: Sử dụng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục

1

Gặp trực tiếp PH (ông ngoại bé A) để trò chuyện, trình bày rõ nội dung, lý do, mục đích của cuộc họp PHHS; Thay đổi cách thức, nội dung họp PHHS

6 3.31

Nhóm 2: Có điều chỉnh cảm xúc, thuyết phục nhưng chưa lắng nghe

2 Gặp trực tiếp Ông để trò chuyện, trình bày rõ lý do,

mục đích của cuộc họp PHHS 80

44.20

3

Gặp trực tiếp PH (ông ngoại bé A) trình bày rõ lý do, mục đích của cuộc họp PHHS; yêu cầu Ông đi họp để nghe GV giải thích rõ ràng những khoản thu – chi trong cuộc họp PHHS

15 8.29

4 Gặp riêng Ông, trình bày cụ thể kế hoạch và nội dung

họp lớp, thể hiện thái độ chân thành mời ông đi họp. 19 10.50

5

Gặp riêng Ông, trình bày cụ thể kế hoạch và nội dung họp lớp, mong Ông thông cảm vì không có thời gian để trao đổi thường xuyên các vấn đề về trẻ, thể hiện thái độ chân thành mời ông đi họp.

3 1.66

Nhóm 3: Có điều chỉnh cảm xúc nhưng không lắng nghe, không thuyết phục

6 Nhờ cha mẹ bé A thuyết phục Ông đi họp để GV có cơ

hội trình bày rõ lý do, mục đích của cuộc họp PHHS 2 1.10

7

Mời Ông xem những minh chứng cho kết quả học tập, sự tiến bộ của trẻ vào giờ đón trả trẻ; nhắc Ông xem bảng Phụ huynh cần biết hàng ngày.

2 1.10

8 Nhờ BGH can thiệp 3 1.66

9 Gọi điện thoại, thuyết phục Ông đi họp 1 0.55

Nhóm 4: Không tham gia ý kiến

10 Không trả lời 50 27.62

Như vậy, giá trị ĐTB chung của KN xử lý tình huống 1 là 1.98 điểm. Điều đó có nghĩa GV sử dụng tương đối thường xuyên và thành thạo KN điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục trong xử lý tình huống, cụ thể có 117/181 GVMN xử lý tình huống có điều chỉnh cảm xúc, thuyết phục nhưng chưa lắng nghe (chiếm 64,65%), cách giải quyết còn thiếu sót không đáng kể; đạt mức độ trung bình.

Tình huống 2: Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời của GVMN, người nghiên cứu phân loại các ý kiến vào 4 nhóm và thu được biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Các phương án giải quyết vấn đề trong tình huống 2

Bảng 2.7. Các phương án xử lý tình huống 2 của GVMN

TT Các phương án Tần

số

Tỷ lệ %

Nhóm 1: Giữ thái độ bình tĩnh, chỉ trả lời khi đã sẵn sàng, đề nghị PH tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng lớp

TT Các phương án Tần số

Tỷ lệ %

2 Ghi nhận lời của PH, giải thích cho PH hiểu về mục đích

trách phạt trong GD những cháu cá biệt; Kể lại với cô B. 22 12.15

3

Ghi nhận lời của PH, giải thích cho PH hiểu về mục đích trách phạt trong GD những cháu cá biệt; Kể lại với cô B; cả hai cô cùng tìm cách GD cháu Q, tìm cơ hội giải thích với PH bé Tin.

7 3.87

4

Nói cho PH nghe về những ưu điểm của cô B để tạo lòng tin cho PH; Kể hài hước về một số trò nghịch ngợm của vài bạn cá biệt ở lớp và những lần bị phạt; Trấn an bé Tin và Kể lại sự việc với cô B.

28 15.47

Nhóm 2: Chấp nhận, lắng nghe nhưng không nhất thiết phải đồng tình với ý kiến của PH; không ngắt lời, không phê phán đúng/sai

5 Im lặng, lắng nghe và ghi nhận. 3 1.66

6 Nói tốt cho cô B để trấn an PH. 5 2.76

7 Kể qua về sự nghịch ngợm của Q để PH hiểu và thông cảm

cho cô B, trấn an bé Tin để bé không còn sợ hãi. 24 13.26

8 Lắng nghe và giải thích cho PH hiểu rằng Cô B phạt Q là vì

muốn răn dạy cháu tốt hơn. 22 12.15

9 Ghi nhận, không nói gì; Kể lại với cô B, cùng tìm cách giải

thích với PH bé Tin. 5 2.76

Nhóm 3: Lờ đi những thông tin từ PH, không thừa nhận tâm trạng

10 Không trò chuyện, phản đối PH nói xấu GV; yêu cầu PH

nói rõ lý do cô B phạt Q. 5 2.76

11 Nói với PH là Q không bị đánh đòn đâu, cô B chỉ bắt Q

đứng vòng tay thôi. Trò chuyện với Q và tìm cách GD cháu. 2 1.10

12 Khẳng định với PH là việc đó không có. 3 1.66

13 Khẳng định với PH là việc đó không có; Nói với PH rằng

đó có thể là lý do bé bịa ra cho việc bé không muốn đi học. 7 3.87

Nhóm 4: Không tham gia ý kiến

14 Không trả lời 45 24.86

Điểm trung bình 1.74

Tình huống 3: Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời của GVMN, người nghiên cứu phân loại các ý kiến vào 5 nhóm và thu được biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 Tần số Tỷ lệ %

Biểu đồ 2.6. Các phương án giải quyết vấn đề trong tình huống 3

Bảng 2.8. Các phương án xử lý tình huống 3 của GVMN

TT Các phương án Tần số Tỷ lệ %

1 Nhóm 1: GV cùng PH trao đổi cặn kẽ, tìm nguyên nhân

và biện pháp GD trẻ, phối hợp cùng thực hiện 28 15.47

2 Nhóm 2: Trấn an PH, GV tự tìm các biện pháp GD tích

cực để uốn nắn trẻ; sau đó trao đổi với gia đình trẻ 15 8.29

3 Nhóm 3: GV tự tìm các biện pháp GD tích cực để uốn nắn

trẻ 83 45.86

4 Nhóm 4: Trấn an PH bằng cách giải thích đặc điểm tâm lý

trẻ; hứa sẽ cố gắng uốn nắn trẻ. 4 2.21

5 Nhóm 5: Không trả lời 51 28.18

Điểm trung bình 1.81

ĐTB chung của kỹ năng xử lý tình huống 2 và 3 là: ĐTB chung = (1.74 + 1.81):2 = 1.78 điểm.

Như vậy, với số ĐTB chung cho KN giải quyết vấn đề hiệu quả trong GT với PH là 1.78 điểm, có nghĩa là GV xử lý được tình huống, cách giải quyết vấn đề còn thiếu sót đáng kể, đạt mức độ trung bình.

2.3.3.3. KN sử dụng các công cụ truyền tải thông tin liên lạc của GVMN

Qua phân tích các sản phẩm sư phạm: Sổ bé ngoan, Bảng thông tin PHCB ở lớp, chúng tôi tìm hiểu kỹ năng sử dụng các công cụ truyền tải thông tin liên lạc của GVMN. Kết quả như sau:

Sổ bé ngoan (sổ liên lạc): Được sử dụng 1lần/tháng như một công cụ GT gián tiếp giúp GVMN gửi đến PH những thông tin về sự tiến bộ của trẻ (tình hình ăn, ngủ, học tập, vui chơi.. ) bằng cách phê ngắn gọn vào Sổ. GV gửi cho PH xem, nhận xét và ký tên. Qua quan sát và trao đổi trực tiếp, đa số GVMN đều có cách làm giống nhau:

- Về cách gửi Sổ đến với PH: Tiến hành vào cuối tháng, giờ đón, trả trẻ. GV xếp úp các sổ đã mở sẵn trang cần PH ký tên, xếp theo ký hiệu tổ của cháu và để sẵn 2-3 cây bút ở bàn, đặt ngay trước cửa lớp. PH đến đón con sẽ được GV yêu cầu PH ký, ghi họ tên vào sổ, gửi lại cho GV.

- Về cách ghi lời nhận xét của GVMN trong Sổ bé ngoan: GV trình bày lời nhận xét theo một khuôn mẫu rập khuôn suốt thời gian trong 1 năm học, nội dung thường là:

• Bé đi học đều/chưa đều/còn nghỉ học nhiều/nghỉ học không xin phép • Ngoan, lễ phép/ Bé còn hiếu động, hay chạy nhảy, nghịch nghợm… • Bé ăn, ngủ được/ Ăn ít, khó ngủ…

• Vui chơi hòa thuận với bạn

• Nhận biết được…./ Có tiến bộ trong học tập/

• Giờ học biết/ chưa chú ý lên cô, có/không giơ tay phát biểu v.v…

Sự lặp lại một cách đơn điệu trong cách thức và nội dung ghi lời nhận xét của GV vào Sổ bé ngoan là lý do khiến PH không quan tâm, thậm chí có người không đọc, không phản hồi ý kiến mà chỉ ký tên hồi đáp theo yêu cầu của GV. PH không mang sổ về nhà để xem hay đọc lại.

- Về ý kiến của PH trong sổ bé ngoan: Thống kê trên 330 Sổ bé ngoan của trẻ ở 3 trường MN, chúng tôi thu được bảng 2.10.

Bảng 2.9. Ý kiến trao đổi của phụ huynh trong sổ bé ngoan

Lớp Sĩ số

Ý kiến PH

Ký tên Cảm ơn Trao đổi thêm

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Trường MG Tuổi Thơ

Mầm 1 29 12 41.38 4 13.79 13 44.83

Chồi 1 35 35 100 0 0 0 0

Lá 1 39 34 87.18 3 7.69 2 5.13

Trường MG Măng Non

Mầm 1 29 16 55.17 8 27.59 5 17.24

Chồi 1 34 28 82.35 4 11.76 2 5.88

Lá 1 40 32 80 8 20 0 0

Trường MN Hoa Sen

Nhóm 31 25 13 52 5 20 7 28

Mầm 1 30 21 70 4 13.33 5 16.67

Chồi 1 34 25 73.53 3 8.82 6 17.65

Lá 1 35 31 88.57 4 11 1 2.86

Qua bảng 2.9 cho thấy, PH rất ít người có ý kiến trao đổi thêm với GVMN thông qua Sổ liên lạc. Một GV đã có 22 năm công tác trong nghề cho biết: “Ngoài ghi chung chung, ngắn gọn về tình hình chuyên cần, học tập, vui chơi của trẻ thì cũng chẳng biết phải ghi thêm gì vào đó”; Cô M.T.V, GV trường MG Măng Non cho biết: “Có ghi gì thì cũng chỉ có ít PH quan tâm đọc lắm, với lại các cô cũng không có thời gian đâu mà suy nghĩ cho hay, có vấn đề gì đặc biệt là GV thông báo trực tiếp với PH ngay vào giờ đón trả trẻ rồi”. Được hỏi về việc xem lại lời nhận xét/ý kiến của PH, cô H cho biết: “PH có ý kiến thường chỉ là cảm ơn cô đã chăm sóc, nhờ cô dạy cháu tốt hơn. Mà các cô cũng không có nhiều thời gian để xem, chủ yếu là kiểm tra xem PH đã ký tên chưa để đảm bảo cho việc kiểm tra hồ sơ sổ sách thôi”.

Bảng Phụ huynh cần biết của lớp: Bảng PHCB của lớp có cung cấp đầy đủ cho PH về các nội dung theo quy định chung như: Thông tin về mục tiêu, nội dung chương trình GD thể hiện rõ ràng 5 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, TC-KNXH), tuyên truyền (phổ biến nội dung phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh do BGH đưa xuống), thể lực (thông tin cân nặng, chiều cao, kết quả khám sức khỏe định kỳ của trẻ), thông báo (thông tin chung của trường lớp, những sự kiện đột xuất, quan trọng…). GV phụ trách lớp sẽ cập nhật theo tuần hoặc theo sự kiện phát sinh nhằm giúp PH nắm bắt kịp thời các thông tin để phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Tuy nhiên, sau quan sát, người nghiên cứu nhận thấy rất hiếm PH quan tâm đến việc xem và ghi nhận những thông tin trên bảng PHCB. Theo lời của một số GV phụ trách lớp, một số PH chỉ xem bảng PH cần biết khi nào Nhà trường vừa tổ chức xong đợt khám sức khỏe định kỳ trong năm học (2 lần/năm), một số không xem mà chỉ hỏi GV: “Cháu có lên cân không cô? Cháu có bệnh gì không ạ?” Một số PH quan tâm con học gì thì dùng điện thoại chụp nhanh những bài thơ, bài hát, câu truyện để về dạy thêm cho trẻ. Hỏi thăm một chị PH ở trường Hướng Dương (lớp Mầm 1), chị cười vui vẻ: “Lâu lâu mới chụp bài thơ, câu chuyện về dạy bé học buổi tối cho bé thuộc, không dám hỏi cô giáo vì thấy cô bận trả cháu” Chính vì thế, những chiếc Bảng vẫn tồn tại trên các bức tường chỉ như một vật trang trí của lớp học.

Qua quan sát, phân tích hiệu quả sử dụng Bảng thông tin PHCB, Sổ bé ngoan của trẻ, người nghiên cứu cho rằng, GVMN tại một số trường MN ở thành phố Bạc Liêu chưa có kỹ năng sử dụng hiệu quả các công cụ truyền tải thông tin liên lạc trong GT với PH nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ vì GV chưa quan tâm chú trọng phát huy vai trò của các phương tiện kết nối NT&GĐ.

2.3.3.4. Kỹ năng tổ chức họp phụ huynh hiệu quả của giáo viên mầm non

Tìm hiểu KN tổ chức họp PH hiệu quả của GVMN qua quan sát 4 buổi họp PHHS của GV ở 4 trường MN, chúng tôi nhận thấy:

1/ Sự chuẩn bị cho cuộc họp phụ huynh học sinh

Trường Hình thức, phương tiện thông báo

MN Sơn Ca - Bảng thông báo của trường

- Thông báo bằng lời trực tiếp từ GV

MN Hoa Sen - Gửi Thư mời họp (bản giấy) tận tay PH

MG Tuổi Thơ - Bảng thông báo của lớp

MG Vàng Anh - Bảng thông báo của lớp

- Thông báo bằng lời trực tiếp từ GV

Theo chúng tôi, khoảng thời gian từ lúc PH nhận được thông báo đến thời điểm tổ chức cuộc họp PHHS là quá ngắn (1-2 ngày), và nếu thời gian họp không rơi vào ngày nghỉ, PH khó có thể thu xếp công việc cá nhân để tham dự buổi họp đầy đủ. Cụ thể kết quả quan sát ở 4 lớp: Lớp Lá 1 trường MN Sơn Ca, PH đi muộn lác đác từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố bạc liêu​ (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)