Qua đánh giá sự hài lòng của PH để tìm hiểu Hiệu quả giao tiếp của GVMN với PH, chúng tôi thu được biểu đồ sau (Xem bảng PL2.4 – Phụ lục 5):
0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RHL (%) HL (%) BT (%) IHL (%) KHL (%)
Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của PH trong GT với GVMN
Qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của PH trong GT, chúng ta thấy: Mức độ hài lòng của PH trong GT với GVMN tỷ lệ nghịch với thứ tự xếp hạng của ĐTB đạt được ở từng nội dung, cụ thể: thứ hạng càng cao, sự hài lòng càng thấp; và ngược lại, những nội dung PH càng hài lòng bao nhiêu sẽ được xếp thứ hạng càng thấp bấy nhiêu. Nhìn chung, PH đánh giá sự hài lòng của mình đạt nhiều nhất rơi vào các mức độ “hài lòng” và “bình thường” với tỷ lệ dao động từ khoảng 38.16% đến 73.68%. Trong đó:
+ Ở nội dung 1 (Thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở trường MN), “Giáo viên tôn trọng, xem trọng niềm tin, mong muốn, nguyện vọng của trẻ và gia đình” nhận được nhiều nhất sự hài lòng từ phía PH do tỷ lệ PH chọn mức độ hài lòng và rất hài lòng chiếm 82,9 %; còn với nội dung “Giáo viên trao đổi, bàn bạc với gia đình để đáp ứng nhu cầu của trẻ” được xếp thứ hạng cao nhất vì sự hài lòng của PH là thấp nhất với tỷ lệ dành cho mức độ ít hài lòng và không hài lòng là 55.26%, bình thường là 21.05%; chỉ có 23.69% PH hài lòng và rất hài lòng.
+ Ở nội dung 2 (Thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ) - ĐTB là 2.38 điểm và nội dung 3 (Thông tin cho cha mẹ về PP GD lấy trẻ làm trung tâm) - ĐTB là 1.82 điểm, hiệu quả GT của GVMN ở nội dung 2 và nội dung 3 đều đạt mức trung bình.
Tuy nhiên, thống kê ý kiến phỏng vấn PH về việc tiếp nhận thông tin từ GV, có 70/76 PH chưa được nghe GV của con mình trao đổi về nội dung, mục tiêu,
chương trình GD áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm (chiếm tỷ lệ 92.1%); 12/76 PH được nghe từ bạn bè là GVMN, nghe từ báo đài (chiếm tỷ lệ 15.79%). Chỉ có 5/76 PH tự tin chia sẻ: “Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm rất hay, giúp trẻ tự tin, tự lập, tự chủ và phát huy được năng lực cá nhân”. Điều này cho thấy, GT truyền thông của GVMN thông tin cho PH về PP GD lấy trẻ làm trung tâm chưa thực sự đạt hiệu quả (Xem Bảng PL 2.8 – Phụ lục 5).
Với điểm trung bình chung của cả 3 nội dung GT theo quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm đạt được là 2.2 điểm, chúng ta có thể nhận định là PH tương đối hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH ở mức trung bình.
2.3.6. Nguyên nhân thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở Thành phố Bạc Liêu
2.3.6.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 GV chưa thấy được tầm quan trọng của giao tiếp với
phụ huynh GV còn hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý của trẻ và phụ huynh GV chưa quan tâm tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tâm lý e ngại, áp lực, mệt mỏi khiến GV chưa chủ động trong giao tiếp với
phụ huynh Phụ huynh chưa hiểu biết đúng vai trò, trách nhiệm của gia đình, còn phó mặc cho nhà trường Sự chênh lệch, bất đồng giữa các phụ huynh và GV về tuổi tác, nghề nghiệp, kinh tế, nhận thức… Trong quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, GV chủ yếu được học nhiều về kỹ năng giao tiếp với trẻ, chưa được chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp với phụ huynh của trẻ Một số phụ huynh có tâm lý e ngại hoặc thành kiến, chưa chủ động trong giao tiếp với
GV Nguyên nhân chủ quan 1 2 3 4 Nguyên nhân khách quan 5 6 7 8 Tần số Tỷ lệ %
Biểu đồ 2.8. Nguyên nhân thực trạng GT của GVMN với PH
Về nguyên nhân chủ quan: Thực trạng GT của GVMN với PH ở một số trường MN tại thành phố Bạc Liêu còn nhiều hạn chế phần lớn đến từ nguyên nhân có tần số xuất hiện nhiều nhất là “Tâm lý e ngại, áp lực, mệt mỏi khiến GV chưa chủ động trong giao tiếp với phụ huynh” (176/181 GV lựa chọn, chiếm 97.24%), đứng thứ hai
là do “GV chưa quan tâm tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp” (127 lựa chọn, chiếm 70.17%). Đây là hai nguyên nhân chủ yếu mà GVMN gặp phải. Nguyên nhân chủ quan thứ yếu có tần số và tỷ lệ không đáng kể đó là “GV chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong GT với phụ huynh” (24 lựa chọn, chiếm 13.26%) và “GV còn hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý của trẻ và phụ huynh” (13 lựa chọn, chiếm 7.18%).
Về nguyên nhân khách quan, bao gồm các nguyên nhân: PH chưa hiểu biết đúng vai trò, trách nhiệm của gia đình, còn phó mặc cho nhà trường (52 lựa chọn, chiếm 28.73%); Trong quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, GV chủ yếu được học nhiều về kỹ năng giao tiếp với trẻ, chưa được chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp với phụ huynh của trẻ (82 lựa chọn, chiếm 45.30%); Một số phụ huynh có tâm lý e ngại hoặc thành kiến, chưa chủ động trong giao tiếp với GV (61 lựa chọn, chiếm 33.7%). Đáng chú ý nhất là nguyên nhân về sự chênh lệch, bất đồng giữa các PH và GV về tuổi tác, nghề nghiệp, kinh tế, nhận thức… (181 lựa chọn, chiếm 100%).
Khắc phục được những nguyên nhân này (xem bảng PL2.5 – Phụ lục 5) sẽ giúp GVMN nâng cao hiệu quả trong GT với PH. Đây là cơ sở cho người nghiên cứu xây dựng biện pháp giúp GVMN giao tiếp tốt với PH.
2.3.6.2. Những rào cản trong giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh
Tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của thực trạng GT của GVMN với PH, chúng tôi khảo sát những thuận lợi – khó khăn của GVMN trong GT với PH. Tổng hợp các ý kiến trả lời của GV (xem bảng PL2.6 – Phụ lục 5), chúng tôi thu được kết quả như sau:
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 GV được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng GV được thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc với phụ huynh về các vấn đề của trẻ Được sự tín nhiệm, đồng tình ủng hộ của phụ huynh Phụ huynh thể hiện thiện chí trong giao tiếp vì luôn có nhu cầu hiểu về trẻ ở trường Đa số phụ huynh và GV là người địa phương nên việc giao tiếp diễn ra thuận lợi, dễ dàng BGH nhà trường quan tâm giúp GV có điều kiện nâng cao kỹ năng giao tiếp GV ít có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc với phụ huynh về các vấn đề liên quan đến trẻ Phụ huynh chưa hợp tác, xem nhẹ vai trò của GDMN đối với sự phát triển của trẻ GV và phụ huynh có những bất đồng về quan điểm, nhận thức… trong giáo dục trẻ
Thuận lợi 1 2 3 4 5 6 Khó khăn 7 8 9
Tần số Tỷ lệ %
Biểu đồ 2.9. Thuận lợi – khó khăn của GVMN trong GT với PH
Nhìn vào Biểu đồ 2.9 cho thấy, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có trình độ chuyên môn vững vàng là thuận lợi đầu tiên khiến GV tự tin trong GT với PH (chiếm tỷ lệ 100% lựa chọn); 55.25% GVMN cảm thấy đối tượng GT của họ thể hiện thiện chí trong GT vì PH luôn có nhu cầu hiểu về trẻ ở trường mầm non. Đây là hai mặt thuận lợi có số lượng GV lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, bên cạnh việc PH có thể hiện thiện chí trong GT nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu về trẻ ở trường, yên tâm gửi trẻ
cho GV, vẫn có nhiều PH chưa tích cực hợp tác giáo dục trẻ (có 166/181 GV lựa
chọn, chiếm 91,71%); Trong khi 43.65% GVMN cảm thấy thuận lợi khi được tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc trực tiếp với phụ huynh về các vấn đề của trẻ thì cũng có đến 48.62% GVMN gặp khó khăn vì GV ít có điều kiện, thời gian tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc với phụ huynh. Ngoài ra, cũng có đến 41.99% GVMN gặp khó khăn trong GT với PH vì có những bất đồng về quan điểm, nhận thức… với PH trong giáo dục trẻ. Như vậy, trong khi GVMN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong GT với PH thì chỉ có 18.78% GV cảm thấy thuận lợi khi được BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ GV có điều kiện nâng cao kỹ năng và hiệu quả GT với PH.
Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát ý kiến PH về những thuận lợi – khó khăn của họ trong GT với GVMN để đánh giá khách quan, trung thực những rào cản trong GT đến từ hai phía chủ thể:
Bảng 2.11. Đánh giá của PH về thuận lợi – khó khăn trong GT
Những thuận lợi – khó khăn PH thường gặp phải trong giao tiếp với
giáo viên là: Mức độ RTX (%) TX (%) TT (%) HK (%) KBG (%)
a. PH có nhu cầu được nghe báo cáo
về tình hình của trẻ trong ngày. 89.47 10.53 0 0 0
b. PH cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với giáo viên vì họ lúc nào cũng bận rộn.
52.63 30.26 5.26 7.89 3.95
c. GV tự tin tư vấn cho PH kiến thức
nuôi dạy trẻ khoa học 6.58 21.05 28.95 19.74 23.68
d. PH không chắc là giáo viên muốn họ tham gia vào việc giảng dạy của giáo viên và việc học của trẻ.
11.84 35.53 23.68 17.11 11.84
e. PH cố gắng tránh mặt giáo viên vì cô ấy lúc nào cũng phàn nàn về những khuyết điểm của con mình.
5.26 9.21 15.79 34.21 35.53
f. PH dành nhiều thời gian trao đổi với
GV về các vấn đề liên quan đến trẻ 9.21 17.11 27.63 46.05 0
“Nhu cầu được nghe báo cáo về tình hình của trẻ trong ngày” ở PH là rất cao (10.53% ở mức độ thường xuyên và 89.47% ở mức độ rất thường xuyên) điều này có phần trùng khớp so với nhận định của GV. Như vậy, rõ ràng GV có thể nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của PH khi gửi trẻ đến trường, đây là một thuận lợi để trong GT, PH và GV có thể dễ dàng lắng nghe, chia sẻ cùng nhau các thông tin về trẻ. Tuy nhiên, kết quả ở bảng 2.11 cho thấy, GT của GVMN với PH còn nhiều yếu tố cản trở:
Về mặt nhận thức, 11.84% PH rất thường xuyên và 35.53% PH thường xuyên “không chắc là giáo viên muốn họ tham gia vào việc giảng dạy của giáo viên và việc
học của trẻ”. Chúng tôi khẳng định rằng, PH có thể hiểu lầm hoặc không hiểu GV bởi vì mong muốn “PH tích cực hơn trong hợp tác chăm sóc, giáo dục trẻ” được xếp vào thứ hạng là 3 trong nội dung khảo sát ý kiến GVMN về mong muốn của họ trong GT với PH hợp tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Sự hiểu lầm hoặc không hiểu này có thể do GV còn hạn chế về kỹ năng GT như đã phân tích ở trên, trong đó có sự hạn chế về khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp (họp PHHS, thiết kế bảng thông tin PHCB, nhận xét sổ bé ngoan…). Chỉ có 27,63% PH cho rằng GV thường xuyên và rất thường xuyên tự tin tư vấn cho PH kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học trong khi có tới 43,42% PH nhận định GV hiếm khi và không bao giờ tự tin tư vấn cho PH kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học.
Về mặt tâm lý: 14,47% PH thường xuyên và rất thường xuyên, 15.79% PH thỉnh thoảng vẫn “cố gắng tránh mặt giáo viên vì cô ấy lúc nào cũng phàn nàn về những khuyết điểm của con mình”. Thực tế cho thấy, GV phàn nàn về khuyết điểm của trẻ với PH không phải vì muốn đẩy xa khoảng cách GT với cha mẹ trẻ mà là mong “được PH lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm với mình khi có vấn đề với trẻ”, đây là mong muốn được đặt lên hàng đầu trong ý kiến khảo sát nhu cầu của GV.
Về khoảng cách trong GT (bao gồm cả không gian và thời gian), có 83.19% PH thường xuyên và rất thường xuyên “cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với giáo viên vì họ lúc nào cũng bận rộn”. Và mặc dù không có PH nào chọn mức độ không bao giờ nhưng lại có đến 46.05% PH hiếm khi dành nhiều thời gian trao đổi với GV về các vấn đề liên quan đến trẻ.
Để tìm hiểu sâu hơn những cản trở làm giảm hiệu quả GT, chúng tôi khảo sát GVMN về những mặt mạnh – mặt yếu của họ trong GT với PH và thu được biểu đồ sau (Xem bảng PL2.7 – Phụ lục 5):
Biểu đồ 2.10. Mặt mạnh – yếu của GVMN trong GT với PH
Chú thích:
1. GV có giọng nói dễ nghe
2. GV được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng 3. GV có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp với PH của trẻ
4. GV có kỹ năng giao tiếp tốt
5. GV nhiệt tình trong giao tiếp với PH
6. GV biết và có khả năng sử dụng nhiều hình thức GT với PH 7. Chưa phân bổ đều thời gian để GT với PH
8. Nội dung GT chưa chuyên sâu
9. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong GT với PH của trẻ 10. Còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp
11. Còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp với PH
Kết quả khảo sát cho thấy: GVMN có nhiều điểm mạnh trong GT với PH. Trong đó có 68.51% GV tự tin, nhiệt tình trong GT; 33.7% GV cho rằng bản thân có giọng nói dễ nghe; 30.39% GV cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm trong GT với PH và trẻ. Đây có thể xem như là những điểm mạnh nổi trội ở một số GVMN. Tuy nhiên, vẫn có nhiều GVMN còn một số hạn chế trong GT như chưa phân bổ đều thời gian để GT với PH, nội dung GT chưa chuyên sâu, GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong GT… chỉ có 10.5% GVMN cho rằng bản thân có kỹ năng GT tốt trong khi có tới 46.96% GV thấy họ còn hạn chế về kỹ năng GT; 65/181 GVMN (chiếm 35.91%) còn e ngại, rụt rè trong GT với PH.
2.4. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố Bạc