Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố bạc liêu​ (Trang 54 - 67)

Bao gồm phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong phương pháp nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài; ngoài ra còn có các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích hồ sơ (nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm) và phương pháp thống kê toán học.

2.2.4.1. Mô tả công cụ nghiên cứu

* Cách xây dựng bảng hỏi:

- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò (bảng hỏi dành cho CBQL và GVMN). Phiếu thăm dò được xây dựng nhằm mục đích định hướng cho việc nghiên cứu. Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi mở thăm dò ý kiến các chuyên gia (là CBQL trường MN) cùng GVMN đang làm việc tại một số trường MN ở TPBL.

+ Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia (dành cho CBQL) có 7 câu hỏi nhằm tìm hiểu về việc đánh giá của CBQL đối với tầm quan trọng, mức độ hiệu quả GT,

những mặt mạnh/yếu, những thuận lợi/khó khăn, những nguyên nhân cản trở và một số biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH (Xem phụ lục 1). + Trên cơ sở định hướng từ các phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi mở dành cho GVMN với 5 câu hỏi nhằm tìm hiểu tự đánh giá nhận thức của GVMN về tầm quan trọng, mức độ hiệu quả GT, những thuận lợi - khó khăn và một số biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH (Xem phụ lục 2).

- Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát chính thức (bảng hỏi dành cho GVMN và PH của trẻ)

Sau khi tổng hợp các ý kiến từ phiếu thăm dò, dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, NNC xây dựng phiếu khảo sát chính thức để khảo sát thực trạng GT của GVMN với PH tại một số trường MN ở TPBL.

+ Phiếu khảo sát ý kiến dành cho GVMN là một bảng hỏi gồm 14 câu hỏi. Trong đó có 12 câu hỏi đóng với nhiều lựa chọn, 1 câu xử lý tình huống và 1 câu hỏi mở (câu hỏi phỏng vấn) (Xem phụ lục 3). Nội dung bảng hỏi cụ thể như sau:

* Câu 1: Tìm hiểu loại hình trường GVMN đang công tác.

* Câu 2: Tìm hiểu thâm niên công tác của GVMN.

* Câu 3: Tìm hiểu trình độ chuyên môn hiện tại của GVMN.

* Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của GT với PH; với 5 lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng, không quan trọng. • Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất quan trọng 4 Quan trọng 3 Bình thường 2 Ít quan trọng 1 Không quan trọng 0

• Thang đánh giá

- Mức độ rất cao: 3,5đ < ĐTB < 4đ: GV nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của GT với PH.

- Mức độ cao: 2,5đ < ĐTB < 3,5đ: GV nhận thức tốt về tầm quan trọng của GT với PH.

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 2,5đ: GV nhận thức tương đối tốt về tầm quan trọng của GT với PH.

- Mức độ thấp: 1đ < ĐTB < 1,5đ: GV nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của GT với PH.

- Mức độ rất thấp: ĐTB < 1đ: GV không nhận thức được tầm quan trọng của GT với PH.

* Câu 5: Tìm hiểu nhận thức của GVMN về mục đích GT với PH; với 3 lựa chọn: Đồng ý, phân vân, không đồng ý.

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Đồng ý 3 Phân vân 2 Không đồng ý 1 • Thang đánh giá - Mức độ cao: 2,5đ < ĐTB < 3đ: GV nhận thức chính xác về mục đích trong GT của GVMN với PH, câu trả lời sai không đáng kể.

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 2,5đ: GV nhận thức tương đối chính xác về mục đích trong GT của GVMN với PH, câu trả lời sai còn đáng kể.

- Mức độ thấp: ĐTB < 1,5đ: GV nhận thức chưa chính xác về mục đích trong GT của GVMN với PH, câu trả lời sai chiếm ưu thế.

* Câu 6: Tìm hiểu nhận thức của GVMN về mức độ quan trọng của các nội dung GT với PH; với 5 lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng, không quan trọng.

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất quan trọng 4 Quan trọng 3 Bình thường 2 Ít quan trọng 1 Không quan trọng 0 • Thang đánh giá - Mức độ rất cao: 3,5đ < ĐTB < 4đ: GV nhận thức rất đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.

- Mức độ cao: 2,5đ < ĐTB < 3,5đ: GV nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 2,5đ: GV nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.

- Mức độ thấp: 0,5đ < ĐTB < 1,5đ: GV nhận thức tương đối đúng nhưng không đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.

- Mức độ rất thấp: ĐTB < 0,5đ: GV nhận thức không đúng về tầm quan trọng của các nội dung GT với PH.

* Câu 7: Tìm hiểu KNGT của GVMN thông qua cách xử lý tình huống giả định. KN xử lý tình huống của GVMN được đánh giá dựa trên đáp án của GVMN trong 3 tình huống: Tình huống 1: KN điều khiển cảm xúc, lắng nghe và thuyết phục; Tình huống 2 và 3: KN giải quyết vấn đề hiệu quả.

• Cách tính điểm cho các phương án xử lý tình huống được chọn: NNC dựa trên ý kiến trả lời của GVMN để phân loại các ý kiến tương đồng, giống nhau thành một nhóm và mã hóa cho nhóm phương án.

• Cho điểm và xây dựng thang đánh giá phù hợp với ý nghĩa và hiệu quả mang lại của từng nhóm phương án. Đối với tình huống không trả lời, chỉ tính % và tần số, không cho điểm.

Cụ thể như sau:

Tình huống 1: Kỹ năng điều khiển cảm xúc, lắng nghe và thuyết phục. NNC dự kiến các ý kiến trả lời và phân loại vào 4 nhóm:

• Cách cho điểm các nhóm phương án trong xử lý tình huống 1

PHƯƠNG ÁN BIỂU HIỆN ĐIỂM

Nhóm phương án 1 Sử dụng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục

3 Nhóm phương án 2 Có điều chỉnh cảm xúc, thuyết phục

nhưng chưa lắng nghe

2 Nhóm phương án 3 Có điều chỉnh cảm xúc nhưng không

lắng nghe, không thuyết phục

1

Nhóm phương án 4 Không tham gia ý kiến (không trả lời) Không cho điểm

• Thang đánh giá

- Mức độ cao (2,5đ < ĐTB < 3đ): GV sử dụng rất thường xuyên và thành thạo kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục trong xử lý tình huống, cách giải quyết không có thiếu sót.

- Mức độ trung bình (1,5đ < ĐTB < 2,5đ): GV sử dụng tương đối thường xuyên và thành thạo kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục trong xử lý tình huống, cách giải quyết còn thiếu sót không đáng kể.

- Mức độ thấp (1đ < ĐTB < 1,5đ): GV sử dụng không thường xuyên và thành thạo kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, lắng nghe, thuyết phục trong xử lý tình huống, cách giải quyết còn thiếu sót đáng kể.

Tình huống về kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, bao gồm:

Tình huống 2: Dựa vào tài liệu “Hướng dẫn áp dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm” (chỉ số 12), NNC phân loại các ý kiến vào 4 nhóm:

• Cách cho điểm các nhóm phương án trong xử lý tình huống 2

PHƯƠNG ÁN BIỂU HIỆN ĐIỂM

Nhóm phương án 1 Giữ thái độ bình tĩnh, chỉ trả lời khi đã

sẵn sàng, đề nghị PH tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng lớp

Nhóm phương án 2 Chấp nhận, lắng nghe nhưng không nhất thiết phải đồng tình với ý kiến của PH; không ngắt lời, không phê phán đúng/sai

2

Nhóm phương án 3 Lờ đi những thông tin từ PH, không thừa

nhận tâm trạng

1

Nhóm phương án 4 Không tham gia ý kiến (không trả lời) Không cho

điểm

Tình huống 3: Dựa vào tài liệu “Hướng dẫn áp dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm” (chỉ số 13), NNC phân loại các ý kiến vào 4 nhóm:

• Cách cho điểm các nhóm phương án trong xử lý tình huống

PHƯƠNG ÁN BIỂU HIỆN ĐIỂM

Nhóm phương án 1

GV cùng PH trao đổi cặn kẽ, tìm nguyên nhân và biện pháp giáo dục trẻ, phối hợp cùng thực hiện

4

Nhóm phương án 2

Trấn an PH, GV tự tìm các biện pháp GD tích cực để uốn nắn trẻ; sau đó trao đổi với gia đình trẻ 3 Nhóm phương án 3 GV tự tìm các biện pháp GD tích cực để uốn nắn trẻ 2 Nhóm phương án 4 Trấn an PH bằng cách giải thích đặc điểm tâm lý trẻ; Hứa sẽ cố gắng uốn nắn trẻ.

1

Nhóm phương án 5 Không trả lời Không cho

điểm

ĐTB chung cho Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả = (ĐTB của tình huống 2 + ĐTB của tình huống 3)/2.

• Thang đánh giá

- Mức độ cao (2,5đ < ĐTB < 3,5đ): GV xử lý tình huống tốt, cách giải quyết còn thiếu sót không đáng kể.

- Mức độ trung bình (1,5đ < ĐTB < 2,5đ): GV xử lý được tình huống, cách giải quyết còn thiếu sót đáng kể.

- Mức độ thấp (ĐTB < 1,5đ): GV không xử lý được tình huống, các cách giải quyết chưa đúng.

* Câu 8: Tìm hiểu về những mặt mạnh và mặt yếu của GVMN trong GT với PH.

* Câu 9: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của GVMN trong GT với PH.

* Câu 10: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả GT của GVMN với PH chưa cao (nếu có).

* Câu 11: Tìm hiểu mức độ sử dụng các hình thức tổ chức GT của GVMN – PH với 5 lựa chọn: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ. • Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất thường xuyên 4 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Hiếm khi 1

Không bao giờ 0

• Thang đánh giá

- Mức độ rất cao (3,5đ < ĐTB < 4đ): GV sử dụng rất thường xuyên và đầy đủ các hình thức GT, không có thiếu sót.

- Mức độ cao (2,5đ < ĐTB < 3,5đ): GV sử dụng thường xuyên và đầy đủ các hình thức GT, thiếu sót không đáng kể.

- Mức độ trung bình (1,5đ < ĐTB < 2,5đ): GV sử dụng tương đối thường xuyên và đầy đủ các hình thức GT, thiếu sót không đáng kể.

- Mức độ thấp (0,5đ < ĐTB < 1,5đ): GV sử dụng không đầy đủ và chưa thường xuyên các hình thức GT với PH theo đánh giá của PH, còn nhiều thiếu sót.

- Mức độ rất thấp (ĐTB < 0,5đ): GV sử dụng không đầy đủ và chưa thường xuyên các hình thức GT với PH theo đánh giá của PH, còn rất nhiều thiếu sót.

* Câu 12: Tìm hiểu về cách thức mà GV mong muốn (thích) sử dụng để liên lạc trong GT với PH với 6 lựa chọn: Gọi đến số điện thoại riêng, gửi giấy thông tin (thư, sổ liên lạc), bảng thông báo, gặp mặt, gửi thư điện tử, trang web của trường.

* Câu 13: Tìm hiểu nguyện vọng, đề xuất những biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả GT của GVMN với PH.

* Câu 14: (Câu hỏi mở) Tìm hiểu mong muốn của GVMN trong GT với PH nhằm làm rõ hơn nhu cầu, mục đích GT của GVMN với PH.

+ Phiếu khảo sát ý kiến dành cho PH là một bảng hỏi gồm 16 câu hỏi lựa chọn (Xem phụ lục 4). Bảng hỏi dành cho PH gồm 2 phần:

Phần 1: Phần thông tin (từ câu 1 đến câu 7)

Bao gồm một số thông tin về bản thân phụ huynh được khảo sát như: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, quan hệ với trẻ, ngôn ngữ chính được sử dụng trong gia đình.

Phần 2: Phần câu hỏi tìm hiểu thực trạng (từ câu 8 đến câu 16)

* Câu 8: Tìm hiểu mức độ tích cực, chủ động trong GT của GVMN với PH qua câu hỏi khảo sát ý kiến PH với 5 lựa chọn: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ.

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất thường xuyên 4 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Hiếm khi 1

Không bao giờ 0

• Thang đánh giá

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 3đ: GV chủ động nhưng chưa tích cực trong GT với PH.

- Mức độ thấp: ĐTB < 1,5đ: GV không chủ động và chưa tích cực trong GT với PH.

* Câu 9: Tìm hiểu nhận thức của PH về tầm quan trọng của các nội dung GT với 5 lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng, không quan trọng. Qua đó, so sánh với nhận thức của GVMN về nội dung GT để đánh giá sự thống nhất trong nhận thức của hai chủ thể GT.

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất quan trọng 4 Quan trọng 3 Bình thường 2 Ít quan trọng 1 Không quan trọng 0 • Thang đánh giá - Mức độ rất cao: 3,5đ < ĐTB < 4đ: PH nhận thức rất đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT của GVMN với PH.

- Mức độ cao: 2,5đ < ĐTB < 3,5đ: PH nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT của GVMN với PH.

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 2,5đ: PH nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT của GVMN với PH.

- Mức độ thấp: 0,5đ < ĐTB < 1,5đ: PH nhận thức tương đối đúng nhưng không đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung GT của GVMN với PH.

- Mức độ rất thấp: ĐTB < 0,5đ: PH nhận thức không đúng về tầm quan trọng của các nội dung GT của GVMN với PH.

* Câu 10: Tìm hiểu mức độ hài lòng của PH khi GT với GVMN với 5 lựa chọn: Rất hài lòng, hài lòng, bình thường, ít hài lòng, không hài lòng. Từ đó đánh giá hiệu quả GT của GVMN – PH.

MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất hài lòng 4 Hài lòng 3 Bình thường 2 Ít hài lòng 1 Không hài lòng 0 • Thang đánh giá

- Mức độ rất cao: 3,5đ < ĐTB < 4đ: PH rất hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH rất cao.

- Mức độ cao: 2,5đ < ĐTB < 3,5đ: PH hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH cao.

- Mức độ trung bình: 1,5đ < ĐTB < 2,5đ: PH tương đối hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH ở mức trung bình.

- Mức độ thấp: 0,5đ < ĐTB < 1,5đ: PH ít hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH còn thấp.

- Mức độ rất thấp: ĐTB < 0,5đ: PH không hài lòng, hiệu quả trong GT của GVMN với PH rất thấp.

* Câu 11: Tìm hiểu kỹ năng sử dụng phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của GVMN với 5 lựa chọn: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ.

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất thường xuyên 4 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Hiếm khi 1

Không bao giờ 0

- Mức độ cao (3đ < ĐTB < 4đ): GV sử dụng rất thường xuyên và thành thạo các kỹ năng GT.

- Mức độ trung bình (2,5đ < ĐTB < 3đ): GV sử dụng tương đối thường xuyên và thành thạo các kỹ năng GT.

- Mức độ thấp (ĐTB < 1,5đ): GV sử dụng không thường xuyên và thành thạo các kỹ năng GT.

* Câu 12: Tìm hiểu những thuận lợi – khó khăn mà PH thường gặp phải trong GT với GVMN để phân tích chân thực, khách quan nguyên nhân gây cản trở trong GT của GVMN với PH.

* Câu 13: Tìm hiểu cách mà GV thường sử dụng để liên lạc với PH với 5 lựa chọn: Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ (để đánh giá hiệu quả của các hình thức GT mà GVMN đã sử dụng)

• Cách tính điểm MỨC ĐỘ LỰA CHỌN ĐIỂM Rất thường xuyên 4 Thường xuyên 3 Thỉnh thoảng 2 Hiếm khi 1

Không bao giờ 0

• Thang đánh giá

- Mức độ rất cao (3,5đ < ĐTB < 4đ): GV sử dụng rất thường xuyên và đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao tiếp của giáo viên mầm non với phụ huynh tại một số trường mầm non ở thành phố bạc liêu​ (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)