- Nguyên tắc 1: GVMN mẫu mực và tôn trọng nhân cách PH trong GT.
Mẫu mực về trang phục, mẫu mực trong thái độ, cử chỉ, hành vi, cách nói năng. Lời nói và hành động của GV cần thống nhất, tránh mâu thuẫn.
Sự tôn trọng thể hiện ở việc lắng nghe, ở thái độ cầu thị, ở sự trân trọng ý kiến, ở sự điều chỉnh thái độ và hành vi GT. Các biểu hiện tôn trọng PH của GVMN trong GT như: GV lịch sự, gọn gàng, tinh tế trong thái độ, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, tác phong và cả trang phục nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của ngành nghề; không có những hành vi, cử chỉ, lời nói bộc phát, ngẫu nhiên, mất lịch sự; luôn lắng nghe, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và thể hiện sự thông cảm, đồng cảm với những khó khăn, trăn trở, mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của cha mẹ trẻ; đề cao giá trị của cha mẹ trẻ qua cung cách ứng xử lịch sự, có văn hóa; xử lý tình huống thấu tình đạt lý và cách giải quyết vấn đề mang tính thuyết phục; GV không được có thái độ phê phán hoặc không hợp tác một cách chủ quan, thiếu cân nhắc khi tiếp xúc với PH.
GT với PH dựa trên mối quan hệ với khách hàng thì một mục đích chung cần được xác lập; đó là tất cả đều vì sự phát triển của trẻ, vì mục tiêu GD trẻ, mang đến một sự tương tác tích cực và sự phối hợp hiệu quả. Với doanh nghiệp, “Khách hàng là thượng đế”. Nhưng khi đặt vào tính mô phạm trong môi trường GD, “khách hàng” có vai trò, vị trí và nhiệm vụ cần được thực hiện một cách nghiêm khắc và hiệu quả theo những nguyên tắc nhất định. Việc xem PH là “khách hàng” không có nghĩa GV
sẽ GT với PH theo kiểu chiều ý khách hàng một cách tối đa, vô điều kiện mà GV phải biết đặt ra yêu cầu một cách khéo léo và tế nhị sự tôn trọng của PH đối với mình (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
- Nguyên tắc 2: Thể hiện thiện ý trong GT.
PH của trẻ khác nhau về nhiều phương diện: trình độ học vấn, văn hóa, nếp sống, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, quan niệm trong việc nuôi dạy con cái… Không phải PH nào cũng hiểu tâm lý và kiến thức khoa học về CS-GD trẻ, nhận ra tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường. GV hiểu rõ điều đó hơn PH. Chính vì thế, ngoài sự chủ động tương tác giữa hai chủ thể GT thì GVMN phải là người tích cực nhiều hơn PH trong GT để khai thác tối đa yêu cầu cá thể hóa trong GT với PH. Vì vậy, trong GT với PH, thiện ý của GV thể hiện rõ ở sự tôn trọng và chấp nhận tất cả cha mẹ trẻ, không ác cảm, định kiến (không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, thành phần kinh tế…); sự sẵn sàng trao đổi, chia sẻ các thông tin liên quan đến trẻ và sự phát triển của trẻ, sự chào đón và tạo điều kiện để cha mẹ trẻ được tham gia vào các hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ… (Deborah, J.S., 2011; Hoàng Thị Dinh, 2017).
Đôi lúc, GV sẽ trở thành một “nhà tư vấn”, một “tuyên truyền viên” ở một vài tình huống nhằm giúp cho PH hiểu con mình nhiều hơn, PH sẽ chủ động GD con hướng đến sự phối hợp giữa NT&GĐ được thống nhất. Mỗi GV cần tuyên truyền những kiến thức chuẩn xác nhất về GDMN, những lợi ích của việc áp dụng cách thức GD trẻ sao cho khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, định hướng viễn cảnh nhằm giúp PH nhận ra những hiệu quả nhất định đối với trẻ nếu trẻ được thụ hưởng một cách thức GD đúng đắn, khoa học, nhất quán. “Mỗi GV cần nhận ra rằng PH như là một người cộng sự, một người đồng hành hiệu quả nhằm đảm bảo có sự liên kết một cách tích cực và chủ động” (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
- Nguyên tắc 3: Đồng cảm trong GT.
Sự đồng cảm giúp GV tạo được niềm tin cho cha mẹ trẻ và cho chính bản thân mình. Khi GV thể hiện sự đồng cảm, biết đặt mình vào vị trí – vai trò của PH để nhận ra và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc, băn khoăn, trăn trở, tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của họ, GV sẽ dễ dàng chấp nhận các ý kiến, đóng góp của cha mẹ trẻ. Khi GV chấp nhận các ý kiến, đóng góp của cha mẹ trẻ một cách dễ dàng, PH sẽ rất yên tâm khi gửi con đến trường (Derrick M., 2017).
Mỗi PH là một chủ thể riêng biệt, diễn tiến tâm lý của PH luôn biến động. Vì vậy, GV cần tìm hiểu kỹ những mong mỏi, sở thích hoặc cả sự thay đổi luôn luôn về nhu cầu của PH, những khó khăn của PH; đó là yếu tố đầu tiên giúp GV thuận lợi trong GT với PH của trẻ. Ngoài ra, đó cũng là cách để tạo lập và xây dựng những chiến lược phối hợp lâu dài và bài bản (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).
- Nguyên tắc 4: Giữ chữ “tín” trong GT.
Chữ “tín” giúp đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của mối quan hệ. GV cần thận trọng trong từng lời nói và hành động để có được sự tín nhiệm của PH, nhất là trong những trường hợp GV phải đưa ra lời hứa. Nếu đã hứa thì phải cố gắng hết mức có thể để thực hiện được lời đã hứa, nếu không thực hiện được thì có thể im lặng hoặc từ chối. Tuy nhiên cũng không nên quá cầu kỳ, kỹ tính khiến người khác cảm thấy khó chịu, gò bó.
Khi vận dụng các nguyên tắc GT trên, GV cần linh hoạt và sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng PH, từng hoàn cảnh và tính chất của các mối quan hệ; biết cách làm chủ các nguyên tắc này chứ không hẳn là liên tục “dồn ép” mình vào từng nguyên tắc để có thể GT thành công (Huỳnh Văn Sơn et al., 2017).