Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 38)

lớp 12

1.2.3.1. Khái niệm niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam

“Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục là những tri thức phản ánh từ kết quả đạt được trong việc thực hiện những nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam kết hợp cùng với những rung cảm tích cực đối với kết quả ấy đã chuyển thành chân lý bền vững, là tin vào hiệu quả của giáo dục mang lại”.

1.2.3.2. Đặc điểm học sinh lớp 12

Thanh niên HS đã đạt được sự trưởng thành về cơ thể nhưng chưa đạt sự trưởng thành về mặt xã hội. Các quyết định của các em cần có sự giám sát và hỗ trợ của người lớn. Vai trò của người xung quanh các trong giai đoạn này rất quan trọng.

Hoạt động nhận thức ở giai đoạn này có sự phát triển mạnh, các có thể nhận biết được yếu tố nào là quan trọng và thứ yếu trong khi quan sát. Ghi nhớ có ý nghĩa tạo nên tính logic và hệ thống trong nhận thức.Tư duy có tính độc lập, tính phê phán và sáng tạo. Các em có thể chủ động tìm hiểu các nội dung hoc tập mà các em yêu thích. Có khả năng lĩnh hội nhiều kiến thức trong một thời lượng nhất định, hoàn thành nhiều yêu cầu học tập. Nhìn chung, lứa tuổi này đã đạt được sự yên tâm phần nào về nhận thức, khả năng tự tìm hiểu và bắt đầu hiểu được giá trị những việc mình làm.

Xúc cảm có tính ổn định và tính đa dạng. Các em đã có thể nhận thức được những nguyên nhân gây nên xúc cảm của mình, có thể hiểu được những tác động của cuộc sống có ý nghĩa gì đối với nhu cầu của bản thân và có thể làm chủ được cảm xúc. Xúc cảm của các em thường xuất hiện trong học tập, trong giao tiếp bạn bè, trong giao tiếp với thầy cô và cha mẹ.

Do các em có tình cảm đặc biệt với cha mẹ, có trách nhiệm và yêu quý gia đình hơn. Nên trong mục đích sống và động cơ học tập của các em luôn có sự ảnh hưởng từ gia đình. Quan điểm của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của các em: trong học tập, chọn lựa bạn bè,…

Quan hệ bạn bè cũng giữ vai trò trong đời sống đời sống tình cảm. Tuy nhiên, không ảnh hưởng mạnh mẽ như lứa tuổi trước. Các em cũng thường trò

chuyện, trao đổi với nhau về những khó khăn. Lời khuyên của bạn thân đôi cũng ảnh hưởng đến nhận thức và tình cảm của các em.

Hoạt động học tập - hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo của thanh niên HS có liên quan với sự phát triển tự ý thức của thanh niên học sinh. Sự mở rộng nội dung học tập bộ môn và tăng cường các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường là những cơ hội để HS hiểu biết hơn về bản thân của mình. Các em sẽ chọn lựa những gì mình thích, sẽ nhận ra những gì mình có thể và không thể thực hiện, sẽ biết được đâu là những điều kiện cần và đủ để mình có thể thực hiện được các mục tiêu mình đề ra. Các em sẽ so sánh những phẩm chất tính cách và ý chí, các khả năng và năng lực hiện có của mình với những yêu cầu cụ thể của từng nghề nghiệp mà các em chọn lựa. Từ đó, các em có thể tự xây dựng cho mình một kế hoạch rèn luyện bản thân. Học tập - hướng nghiệp là một cơ hội, một động lực, một phương tiện giúp thanh niên HS hiểu rõ hơn về chính mình (Huỳnh Lâm Anh Chương, 2012).

Nhu cầu quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên HS là được khẳng định bản thân, được tôn trọng, bình đẳng. Các em mong muốn thể hiện suy nghĩ của mình, thể hiện hành động và năng lực của mình. Đây là lứa tuổi xây dựng quan điểm sống (hình thành thế giới quan). Sự hình thành quan điểm sống của các em chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là hoàn cảnh xã hội các em sinh ra và lớn lên. Sự hướng dẫn có định hướng của nhà giáo dục thông qua các bài học, cách sống và cách làm việc của người lớn, hệ thống giá trị mà người lớn xung quanh các em đang theo đuổi có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn quan điểm sống, niềm tin và hình thành nhân cách của các em.

Tóm lại, trong giai đoạn lứa tuổi này đã có sự hoàn thiện về mặt nhận thức và xúc cảm. Điều này dẫn đến việc hình thành những quan điểm sống, niềm tin của các em. Có vai trò quyết định đến ý chí và hành động của các em trong tương lai sắp tới.

1.2.3.3. Biểu hiện niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam

Căn cứ vào các yếu tố cấu thành niềm tin, niềm tin có biểu hiện thông qua các mặt sau:

* Về mặt tri thức

Để có niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục, HS cần nhận thức được sự cần thiết của giáo dục đối với bản thân. Cụ thể, HS nhận biết mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường, có sự khác biệt như thế nào đối với việc học ở nhà hay tự học (về kiến thức, người hướng dẫn, môi trường học tập,…).

HS nhận thức được những nội dung và giá trị của mục tiêu của giáo dục thông qua các môn học ở trường:

- Giáo dục cung cấp tri thức: hệ thống kiến thức thực tiễn, kỹ năng,…và bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho người học.

- Giáo dục cho người học thế giới quan, hiểu được sự phát triển tự nhiên, xã hội.

- Người học nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Người học có ý thức phấn đấu thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng tổ quốc.

- Giáo dục cho người học các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định về lối sống, phong cách và thái độ ứng xử trong cộng đồng.

- Giáo dục cho người học năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật cũng như vẻ đẹp ở mỗi người.

- Bồi dưỡng năng lực vận dụng và sáng tạo trong tự nhiên, trong cuộc sống.

- Người học phát hiện được năng khiếu của bản thân đồng thời được bồi dưỡng, phát triển.

- Tạo cho người học thói quen rèn luyện thể dục, thể thao và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khỏe của bản thân và công đồng.

- Người học được làm quen với các nghề nghiệp phổ biến trong xã hội (điện, vi tính, may, thêu,…), bước đầu hình dung về nghề. Định hướng nghề nghiệp phù hợp với người học.

* Về mặt xúc cảm

HS nảy sinh những rung cảm tích cực với những giá trị mà giáo dục mang lại:

- Người học thích thú với những kiến thức mới thông qua các môn học ở trường (lịch sử, địa lý, toán học,…). Kiến thức của người học được mở rộng ra nhiều lĩnh vực.

- Có sự hứng thú trong các hoạt động học tập ở trường, hoạt động học tập đa dạng, sáng tạo (hoạt động trong lớp, hoạt động ngoài trời,..).

- Cảm thấy thoải mái khi đến trường, môi trường học tập tốt về vật chất lẫn tinh thần (sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị học tập phong phú, đa dạng,…) hỗ trợ hoạt động học tập hiệu quả.

- Cảm thấy hài lòng với những giá trị đích thực của việc đến trường (vận dụng kiến thức vào trong đời sống, sống theo chuẩn mực, biết rèn luyện và chăm sóc bản thân,…).

- Cảm thấy tự tin với những kiến thức mình có. - Cảm thấy được tôn trọng hơn trong xã hội.

- Cảm thấy vui khi có thể tự học hỏi những điều mình muốn. - Có sự yêu thích với những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam

* Yếu tố chủ quan

Là những yếu tố bắt nguồn từ bản thân người học.

+ Sức khỏe

Học tập là hoạt động trí óc, là kết quả của sự quan sát , lắng nghe có chọn lọc. Sức khoẻ không tốt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu (giảm khả

năng tập trung, khả năng ghi nhớ…) gây trở ngại cho quá trình mang laị lợi ích của giáo dục.

Theo P.A.Rudich cho rằng: “Hứng thú học chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống cá nhân”.

Trong thực tế đã cho thấy, ai cũng sẽ học tốt ở môn học mà mình thích và không đạt được hiệu quả khi học những môn mình không thích. Không đạt được kết quả như ý muốn càng khiến cho người học có cảm giác chán nản. Hứng thú học tập được sinh ra đối với một môn học làm tăng khả năng tiếp thu cũng như tăng tính nhẫn nại của HS đối với môn học đó, khiến cho chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn ở môn mình yêu thích để đạt được kết quả tốt. Việc khiến cho bản thân có thể yêu thích nhiều môn học hay làm cho những môn học mình không yêu thích trở nên bớt nhàm chán là một việc làm quan trọng để tăng hiệu quả học tập.

+ Ý thức học tập

Để đạt được hiệu quả trong học tập đòi hỏi khả năng chủ động tìm hiểu kiến thức, tự giác và nổ lực học tập đạt kết quả tích cực, nâng cao hiệu quả của giáo dục. Ý thức càng cao, chứng tỏ có nhận thức cao về giá trị của giáo dục, mong muốn nhận được giá trị từ giáo dục. Thể hiện việc các em đã đặt niềm tin vào giáo dục.

+ Mục đích, động lực học tập

Việc xác định mục đích cũng như động lực học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến niềm tin của HS vào tính hiệu quả của giáo dục. Nếu HS có mục đích rõ ràng và đúng đắn sẽ định hướng cho các em có con đường đi đến thành công chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu học sinh có động lực học tập tích cực càng thúc đẩy các em học tập tích cực, đạt hiệu quả cao trong học tập, xây dựng lòng tin của HS vào hiệu quả của giáo dục.

* Yếu tố khách quan

+ Các yếu tố đến từ gia đình

Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân.

- Truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng trong sự nghiệp học tập của mỗi cá nhân.

- Quan điểm của thành viên trong gia đình về vấn đề học tập cũng như niềm tin đối với giáo dục, đặc biệt là cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách suy nghĩ, hoạt động học tâp của con cái. Đơn cử, một gia đình không có kì vọng vào việc học mà quan trọng thực tế kiếm tiền mưu sinh thì không tránh khỏi việc con cái sẽ nghỉ học sớm để kiếm tiền.

- Bầu không khí gia đình cũng ảnh hưởng tới học tập. Gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc là động lực tinh thần giúp người học sinh tập trung vào việc học để đạt hiệu quả cao.

- Việc quan tâm vừa đủ của cha mẹ cũng khiến con cái yên tâm hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ, động viên của cha mẹ giúp con học tập tốt hơn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến niềm tin của các em vào một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp và việc học tập để phát triển thành con người tốt.

- Vấn đề kinh tế sẽ tạo cho người học cơ sở vật chất đầy đủ, thuận lợi cho việc học.

+ Các yếu tố đến từ nhà trường

Nhà trường là nơi đóng vai trò then chốt để thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu mà giáo dục đặt ra. Có rất nhiều yếu tố xuất phát từ nhà trường tác động đến niềm tin của các em. Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ là yếu tố thu hút HS đến trường. Ngoài ra, việc chú trọng quyền lợi cũng như tạo điều kiện bồi dưỡng và phát triển tài năng của HS cũng là điều giúp các em trao gửi niềm tin, trao gửi tương lai của

các em cho nhà trường. Thế nên, đây là yếu tố khách quan được xem trọng nhất trong quá trình tạo dựng niềm tin của HS vào tính hiệu quả của giáo dục.

Ngoài ra, các yếu tố như giáo viên - người hướng dẫn các em học tập và nội dung giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Phẩm chất, năng lực và thái độ giảng dạy của giáo viên luôn chủ đề mà HS lẫn phụ huynh đều quan tâm và đề cao. Phương pháp giảng dạy và cách sắp xếp bài giảng của giáo viên cũng cần có sự phù hợp để truyền thụ kiến thức đến HS một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thái độ học tập của HS. Nếu có được sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên của giáo viên thì hiệu quả học tập càng tăng cao.

+ Các yếu tố khác

HS sẽ học tập tốt hơn khi có mối quan hệ tốt với bạn bè là những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân. Đồng thời cũng tạo môi trường học tập tốt cho bản thân. Đối với bạn bè, ta cũng có thể học được rất nhiều điều hay nếu ta biết chọn lọc.

Giáo viên là người chỉ đường dẫn lối giúp ta hiểu rõ bài học. Có mối quan hệ tốt với giáo viên giúp chúng ta có hứng thú với việc học, không còn cảm giác chán ghét. Đồng thời, khi có quan hệ tốt với giáo viên, HS sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên trong học tập. Nhờ đó mà hiệu quả học tập tăng lên rất nhiều.

Tiểu kết chương 1

Niềm tin là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi và tạo lập nhân cách của con người. Vì vậy, ở trong và ngoài nước đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Niềm tin được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như Tâm lý học, Triết học, Xã hội học, Tôn giáo,…

Niềm tin là những tri thức phản ánh từ thế giới khách quan kết hợp cùng với những rung cảm đã chuyển thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin là cơ sở tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người.

Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Tính hiệu quả của giáo dục là kết quả đạt được trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà ngành giáo dục đặt ra.

Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12 là những tri thức phản ánh từ kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam kết hợp cùng với những rung cảm tích cực đối với kết quả ấy đã chuyển thành chân lý bền vững, là tin vào hiệu quả của giáo dục mang lại.

Các biểu hiện của niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục:

Mặt tri thức: Niềm tin biểu hiện ở chỗ HS nhận thức được mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường và HS nhận biết được nội dung và giá trị mà ngành giáo dục muốn mang lại cho các em.

Mặt xúc cảm: HS nảy sinh xúc cảm dương tính với những giá trị lợi ích của giáo dục mang lại và HS cảm thấy hài lòng về những giá trị mà các em nhận được.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của HS trong đó có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:

- Yếu tố chủ quan (học sinh) bao gồm vấn đề sức khỏe; hứng thú học tập của HS; ý thức học tập tự giác và chủ động; mục đích và động cơ học tập của các em đặt ra.

- Yếu tố khách quan bao gồm nhà trường (môi trường tốt, cơ sở vật chất,…); giáo viên (phẩm chất, năng lực, thái độ giảng dạy, phương pháp dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)