Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 88 - 97)

dục của học sinh lớp 12

Kết quả thống kê cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12. Người nghiên cứu đã tổng hợp số liệu và đưa ra kết quả tổng quát nhất vào biểu đồ 2.3. Ta thấy:

- Yếu tố giáo viên có sự ảnh hưởng cao nhất đạt ĐTB là 3,79 - Yếu tố nhà trường đứng thứ hai đạt ĐTB là 3,69

- Yếu tố có sự ảnh hưởng đứng thứ ba là các yếu tố khác (mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với thầy cô,…) với ĐTB là 3,64

- Yếu tố nội dung giáo dục đứng vị trí thứ tư có ĐTB là 3,62 - Yếu tố từ bản thân học sinh đứng vị trí kế cuối có ĐTB là 3,52 - Yếu tố gia đình có sự ảnh hưởng thấp nhất với ĐTB là 3,41

Kết quả trên cho thấy, HS cho rằng tất cả các yếu tố đều có sự ảnh hưởng nhiều ( nằm trong khoảng 3,4 - 4,19) đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục.

Người nghiên cứu chia các yếu tố trên phương diện chủ quan và khách quan và thu được các kết quả cụ thể như sau:

2.2.6.1. Yếu tố chủ quan

Yếu tố học sinh được xếp vào yếu tố chủ quan. Yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12. Kết quả phân tích được thống kê như bảng 2.24.

Bảng 2.24. Yếu tố ảnh hưởng từ chính bản thân học sinh

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ hạng 5.1 Sức khỏe 3.33 1.205 5 5.2 Hứng thú học tập 3.45 1.104 4 5.3 Ý thức học tập (tự giác, chủ động,…) 3.53 1.043 3 5.4 Mục đích học tập 3.60 1.122 2 5.5 Động lực học tập 3.67 1.138 1 ĐTB TỔNG 3.52

Trong năm yếu tố liên quan đến đến bản thân học sinh, chỉ có một yếu tố có ĐTB dưới 3,4 đó là “sức khỏe” với ĐTB = 3,33, các yếu tố còn lại đều có ĐTB cao hơn 3,4. Nghĩa là HS cho rằng yếu tố “sức khỏe” không ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục.

Yếu tố tiếp theo có ĐTB = 3,45 “Hứng thú học tập”. Điều này cho thấy hứng thú học tập có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em. Hứng thú là yếu tố quyết định thái độ đối với đối tượng nào đó. Thật vậy, khi có hứng thú học tập các em sẽ có sự tập trung trí tuệ và tình cảm của mình vào việc học làm tăng hiệu quả học tập. Hơn nữa, hứng thú còn có thể lôi cuốn các em học tập say sưa, ít mệt mỏi, kích thích các em đến trường để được lĩnh hội kiến thức…đây là yếu tố nền tảng cần có ở mỗi học sinh tạo điều kiện cho sự nhận thức tích cực về những điều mà giáo dục mang lại.

“Ý thức học tập (tự giác, chủ động,…)” với ĐTB = 3,53 là yếu tố mà học sinh cho rằng có ảnh hưởng nhiều hơn cả hứng thú học tập. Ý thức học tập tạo nên sự khác biệt giữa các HS với nhau. Ý thức càng cao thì thúc đẩy các em học tập càng tốt, có sự tự giác, chủ động trong học tập mới nhận ra giá trị mà giáo dục muốn mang lại cho các em. Ngược lại, nếu ý thức kém đồng nghĩa nhận thức về việc học tập cũng kém thì khó tạo ra niềm tin đối với việc học tập.

Kế đến là “Mục đích học tập” với ĐTB = 3,6. Ta là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em. Mỗi HS đều cần có mục đích riêng cho mình. Mục đích được xem như là kim chỉ nam của cuộc đời, các em có mục đích đồng nghĩa với việc các em đã nhận thức được mình cần phải làm gì. Cũng như vậy, nếu có mục đích học tập thì nghĩa là các em có nhận thức về giá trị của việc học.

Yếu tố cuối cùng được HS đánh giá có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất so với các yếu tố còn lại của yếu tố chủ quan là “Động lực học tập” của HS với ĐTB = 3,67.

2.2.6.2. Yếu tố khách quan

* Về phía gia đình

Bảng 2.25. Yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ

hạng

5.6 Truyền thống học tập của gia đình 3.04 1.256 6

5.7 Quan điểm của cha mẹ về việc học tập 3.30 1.180 5

5.8 Quan tâm đến việc học của con 3.47 1.195 3

5.9 Niềm tin của cha mẹ về việc học tập 3.56 1.189 2 5.10 Bầu không khí gia đình (vui vẻ, hạnh phúc hoặc

căng thẳng, mệt mỏi) 3.64 1.206 1

5.11 Điều kiện kinh tế gia đình 3.44 1.123 4

ĐTB TỔNG 3.41

Từ số liệu trên ta thấy, các yếu tố từ phía gia đình có sự ảnh hưởng nhất định đối với niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục với ĐTB chung = 3,41. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng từ nhiều đến ít như sau:

- Yếu tố đầu tiên là “Bầu không khí gia đình (vui vẻ, hạnh phúc hoặc căng thẳng, mệt mỏi)” với ĐTB = 3,64 nghĩa là không khí trong gia đình vui vẻ hay căng thẳng có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục. Bầu không khí gia đình phản ánh được nhận thức, tình cảm của gia đình đó. Điển hình như bạo lực gia đình đã gây nhiều tác động đến các thành viên trong gia đình. Thực trạng khảo sát cho thấy điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của con trẻ. Các con thường có xu hướng không đến trường vì nhiều lý do như tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống, mất hứng thú,…Thế nên, bầu không khí trong gia đình rất quan trọng có thể khiến các em sống tốt hơn và cũng có thể tạo ra cho các em những niềm tin sai lệch.

- Yếu tố “Niềm tin của cha mẹ về việc học tập” với ĐTB = 3,56. Điều này cho thấy rằng niềm tin của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến niềm tin của

con cái.

- Yếu tố “Quan tâm đến việc học của con” với ĐTB = 3,47. Sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của các em có ảnh hưởng đến niềm tin của các con. Trong thực tế, các bậc cha mẹ có sự quan tâm đến việc học của con thường cho các con thường có xu hướng chia sẻ với các con những vấn đề liên quan đến việc học, hỗ trợ các em có những nhận định đúng đắn hơn về việc học tập. Ta thấy cha mẹ có sự quan tâm đến việc học của các con là việc tốt tuy nhiên nếu cha mẹ có sự quan tâm quá sẽ không còn lợi ích ngược lại còn gây áp lực hơn cho các em.

- Yếu tố “Điều kiện kinh tế gia đình” với ĐTB = 3,44. Ta thấy rằng tình hình kinh tế gia đình cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của HS.

- Yếu tố “Quan điểm của cha mẹ về việc học tập” với ĐTB = 3,3. HS cho rằng quan điểm học tập của cha mẹ không ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em mà chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình. Trong xã hội hiện đại, các em đã có thể tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin như báo chí, internet,…nên bản thân các em cũng có những quan điểm riêng hoặc khác với cha mẹ về nhiều vấn đề không riêng vấn đề học tập. Nên ta có thể hiểu rằng quan điểm của cha mẹ không có ảnh hưởng quá nhiều đến niềm tin của các em.

- Yếu tố cuối cùng là “Truyền thống học tập của gia đình” với ĐTB = 3,04 ở mức ảnh hưởng trung bình (2,6 - 3,39). Những người thân trong gia đình có thể có những trình độ học vấn khác nhau nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục.

* Về phía nhà trường

Yếu tố “Chú trọng quyền lợi của học sinh” có ĐTB = 3,74. Học sinh cho rằng việc nhà trường chú trọng đến quyền lợi của các em có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục. Có cùng ĐTB = 3,66 nghĩa là HS có nhận định rằng yếu tố “Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện” và “Cơ sở vật chất thuận lợi” có ảnh hưởng nhiều như nhau đến niềm

tin của các em. Thật vậy, môi trường học tập tốt và có điều kiện thuận lợi cho việc học tập sẽ tạo cảm giác dễ chịu, nảy sinh xúc cảm tích cực với việc học tập ở trường.

Bảng 2.26. Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ

hạng

5.12 Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện 3.66 1.137 3

5.13 Cơ sở vật chất thuận lợi 3.66 1.121 2

5.14 Chú trọng quyền lợi của học sinh 3.74 1.124 1

ĐTB TỔNG 3.69

* Về phía giáo viên

Bảng 2.27. Yếu tố ảnh hưởng từ phía giáo viên

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ

hạng

5.15

Phương pháp dạy học: dùng lời, hình ảnh, thực hành, tự nghiên cứu, thuyết trình, đặt vấn đề, giải quyết tình huống,…

3.75 1.185 4

5.16 Thái độ giảng dạy 3.89 1.055 1

5.17 Cách sắp xếp nội dung giảng dạy 3.72 1.062 5

5.18 Hình thức đánh giá kết quả học tập 3.63 1.115 6

5.19 Phẩm chất của giáo viên 3.86 1.047 2

5.20 Năng lực chuyên môn của giáo viên 3.86 1.084 3

ĐTB TỔNG 3.79

Yếu tố liên quan đến giáo viên, được HS đánh giá có mức ảnh hưởng cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến niềm vào giáo dục của học sinh. Trong sáu yếu tố trên đây, yếu tố “Thái độ giảng dạy” được HS chú ý đến nhất với ĐTB = 3,89. HS cho rằng thái độ giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của các em. HS rất cần sự ân cần, nhiệt tình của giáo viên

vì thế giáo viên cần được ngành ưu tiên quan tâm về chế độ và quyền lợi để kích thích “truyền lửa” đến các em.

Hai yếu tố “Phẩm chất của giáo viên” và “Năng lực chuyên môn của giáo viên” có cùng ĐTB = 3,86. Ta thấy phẩm chất và năng lực luôn đi đôi với nhau để tạo được hiệu quả giáo dục tốt nhất và là tấm gương cho HS. Phẩm chất và năng lực của giáo cũng phản ánh giá trị của giáo dục.

Yếu tố “Phương pháp dạy học: dùng lời, hình ảnh, thực hành, tự nghiên cứu, thuyết trình, đặt vấn đề, giải quyết tình huống,…” với ĐTB = 3,75. Phương pháp giảng dạy thể hiện được kỹ năng và trình độ của giáo viên, tạo sự thu hút trong học tập cho HS . Phương pháp giảng dạy không những giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách sinh động mà còn kích thích óc sáng tạo, tự tìm hiểu tri thức mới.

Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là “Cách sắp xếp nội dung giảng dạy” với ĐTB = 3,72. Điều này nghĩa là sự chuẩn bị đầu tư của giáo viên vào bài dạy cũng có sự ảnh hưởng nhất định. Yếu tố này thể hiện sự tâm huyết trong việc giảng dạy đối với HS.

Cuối cùng là yếu tố “Hình thức đánh giá kết quả học tập” (ĐTB = 3,63) cũng có ảnh hưởng ở mức nhiều đến niềm tin của HS vào tính hiệu quả của giáo dục.

* Về nội dung giáo dục

Bảng 2.28. Yếu tố ảnh hưởng từ nội dung giáo dục

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ

hạng

5.21 Quan tâm bồi dưỡng năng lực của học sinh 3.60 1.135 3

5.22 Gắn liền với thực tiễn cuộc sống 3.63 1.198 2

5.23 Học đi đôi với hành 3.66 1.185 1

5.24 Nhắm đến mục đích giáo dục chung cả nước 3.59 1.121 4

Ta thấy yếu tố “học đi đôi với hành” ĐTB = 3,66 là cao nhất trong những yếu tố liên quan đến nội dung giáo dục. HS thấy rằng nội dung giáo dục cần có hướng dẫn lý thuyết và kết hợp thực hành những điều đã học có mức ảnh hưởng nhiều. Được thực hành những điều được học thứ nhất giúp các em hiểu được giá trị của kiến thức và thứ hai giúp các em ghi khắc kiến thức sâu hơn. Học đi đôi với hành cũng là phương châm của giáo dục, ở mỗi trường sẽ tạo điều kiện học thực hành khác nhau để hỗ trợ các em trong điều kiện tốt nhất. Điển hình, ta thấy hầu như các trường đều có trang bị các phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…

Nội dung giáo dục “Gắn liền với thực tiễn cuộc sống” có ĐTB = 3,6 , nghĩa là yếu tố này HS cho rằng cũng có tác động mạnh mẽ đến niềm tin của các em. Đối với HS lớp 11 trở lên các trường tại Thị xã Dĩ An đã có sự kết hợp với Trường Nghề tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với một số công việc như ngành may, ngành điện và một số ngành thủ công. Bước đầu, giúp các em có hình dung cơ bản về nghề thậm chí thực hành công việc đó. Đây là việc rất thiết thực đối với HS vì thế kiến thức học có liên quan trực tiếp đến cuộc sống tạo ra giá trị nhất định đối với các em.

Các yếu tố “Quan tâm bồi dưỡng năng lực của học sinh” với ĐTB = 3,6 và “Nhắm đến mục đích giáo dục chung cả nước” với ĐTB = 3,59 cũng được đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của HS.

* Một số yếu tố khác

Với ĐTB = 3,74 thì yếu tố “Mối quan hệ với bạn bè” và “Mối quan hệ với thầy cô” có ĐTB = 3,54 được HS đánh giá có sự ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của các em. Thật vậy, niềm tin của chúng ta cũng có được từ môi trường xung quanh, đặc biệt là từ những nhận thức của những người thân thiết. Đây là yếu tố đáng lưu ý vì mối quan hệ tốt hoặc xấu thì cũng sẽ ảnh hưởng tương tự.

Bảng 2.29. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến niềm tin

Câu Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ

hạng

5.25 Mối quan hệ với bạn bè 3.74 1.130 1

5.26 Mối quan hệ với thầy cô 3.54 1.160 2

ĐTB TỔNG 3.64

Nhìn chung, các yếu tố khách quan có ĐTB chung khá cao. Nghĩa là yếu tố khách quan có mức ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của học sinh. Cụ thể là các yếu tố như nhà trường “chú trọng quyền lợi của học sinh”, “thái độ giảng dạy” của giáo viên, nội dung giáo dục cần có “học đi đôi với hành”, các “mối quan hệ với bạn bè” và “bầu không khí gia đình” có sự ảnh hưởng nổi bật. Bên cạnh đó với yếu tố chủ quan thì đặc trưng nhất là “động lưc học tập” của học sinh có mức ảnh hưởng nhiều. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục tại địa bàn Thị xã Dĩ An. Tuy nhiên thông qua kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố từ phía khách quan (ĐTB = 3,62) có phần ảnh hưởng hơn so với yếu tố chủ quan (ĐTB = 3,52) nhưng không nhiều. Như vậy, ta thấy cần có sự kết hợp giữa yếu tố chủ quan với khách quan để tạo ra sự tác động tích cực đến niềm tin của học sinh.

Qua khảo sát thực trạng, ta thấy rằng kết quả nghiên cứu có phần không phù hợp với giả thuyết ban đầu tác giả đặt ra. Có sự khác biệt về mức độ tin tưởng của HS vào giáo dục và yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của các em đáng kể hơn là yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)