Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua xúc cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 72 - 77)

của học sinh

Để xác định học sinh có xúc cảm tích cực (dương tính) với tính hiệu quả của giáo dục ở mức độ như thế nào. Người nghiên cứu nghiên cứu mức độ hài lòng của học sinh đối với những điều mà nhà trường mang lại cũng chính là những điều giáo dục hướng đến. Và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Biểu hiện xúc cảm của học sinh về những điều nhà trường mang lại

Câu Nội dung ĐTB ĐLC Thứ

hạng

4.1 Tự tin khi biết nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt,

tiếng Anh,…) 3.16 1.030 14

4.2 Thích thú với những kiến thức mới 3.5 1.003 9

4.3 Yêu thích những giá trị tốt đẹp trong cuộc

sống 3.71 0.972 3

4.4 Cảm thấy được tôn trọng khi là người có

Câu Nội dung ĐTB ĐLC Thứ hạng

4.5 Hứng thú khi được đến trường 3.21 1.125 13

4.6 Rèn luyện thân thể là cần thiết 3.6 0.959 7

4.7 Vui khi có thể tự học hỏi những gì mình

muốn 3.6 1.075 8

4.8 Áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc

sống (tính toán,..) 3.36 1.078 10

4.9 Đúng khi tuân thủ theo các quy định 3.64 0.947 5 4.10 Gò bó khi phải tuân thủ theo những quy tắc,

luật lệ xã hội 3.22 1.158 12

4.11 Sống theo chuẩn mực đạo đức, xã hội 3.75 0.900 1 4.12 Kiến thức học ở trường thiết thực 3.3 1.038 11 4.13 Học tập giỏi chưa chắc thành công 3.73 1.105 2

4.14

Những điều tốt đẹp trong cuộc sống là sự tưởng tượng hướng cho con người sống theo chuẩn mực xã hội

3.63 1.010 6

ĐTB TỔNG 3.5

Theo số liệu thống kê cho thấy mặt xúc cảm có ĐTB chung thấp hơn so với ĐTB mặt nhận thức. Với ĐTB chung = 3,5 tương ứng với mức độ hài lòng “cao” (3,4 - 4,19) với những giá trị giáo dục mang lại nhưng xếp vào 3 mức độ thì biểu hiện xúc cảm của HS chỉ ở mức độ trung bình. Ta nhận thấy HS có nảy sinh xúc cảm dương tính ở mức chưa cao đối với những điều nhà trường mang lại.

Có ĐTB cao nhất trong bảng = 3,75 với nội dung “Sống theo chuẩn mực đạo đức, xã hội”. Ở đây ta thấy được các em có sự hài lòng với việc sống theo chuẩn mực đạo đức, xã hội đúng với mục tiêu mà nhà trường hướng tới.

Đứng vị trí tiếp theo là “Học tập giỏi chưa chắc thành công” với ĐTB = 3,73. Ta thấy HS cũng có sự hài lòng cao với nội dung này. Các em hiểu được chỉ học giỏi thì chưa chắc quyết định được sự thành công của một người. Cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố tri thức, đạo đức,… Để làm rõ thêm nội dung này ta nhớ đến sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” luôn song hành với nhau. Bác Hồ đã dạy “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”. Thế nên, việc học giỏi là rất tốt nhưng nếu muốn có được thành công thì cần phải có phẩm chất đạo đức tốt và nhiều yếu tố khác nữa.

“Yêu thích những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống” với ĐTB = 3,71. Ta nhận thấy các em có sự quan tâm đến những giá trị tốt đẹp. Một lần nữa khẳng định giáo dục thẫm mỹ tại nhà trường có kết quả tích cực.

Các em còn có sự hài lòng đạt mức cao cũng như nảy sinh xúc cảm tích cực với những ý kiến như “Cảm thấy được tôn trọng khi là người có nhiều hiểu biết” với ĐTB = 3,7; cảm thấy “Đúng khi tuân thủ theo các quy định” có ĐTB = 3,64; “Những điều tốt đẹp trong cuộc sống là sự tưởng tượng hướng cho con người sống theo chuẩn mực xã hội” ĐTB = 3,63; “Rèn luyện thân thể là cần thiết” và “Vui khi có thể tự học hỏi những gì mình muốn” có cùng ĐTB = 3,6.

Kể từ những nội dung sau đây, HS chỉ đạt được xúc cảm ở mức trung bình là “Thích thú với những kiến thức mới” với ĐTB = 3,5. Các em đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường với nhiều lý do liên quan đến kiến thức thế nhưng HS có hứng thú không cao với những kiến thức được giảng dạy từ nhà trường.

“Áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống (tính toán,..)” với ĐTB = 3,36. Ta cũng thấy các em không có sự hài lòng cao với nội dung này, điều

này có nghĩa là một số học sinh vẫn chưa thể áp dụng những kiến thức mà các em đã học vào cuộc sống. Vậy nên mới có một số ý kiến của HS đã chia sẻ rằng kiến thức ở trường chưa thiết thực như tác giả đã nhắc tới ở phần 2.2.1.1. Ý kiến này đã giải thích cho nội dung tiếp theo “Kiến thức học ở trường thiết thực” với ĐTB = 3,3. Ta nhận thấy rằng HS có xúc cảm nhưng chưa tích cực với nội dung này ở một bộ phận nhỏ học sinh.

Tiếp theo là một nội dung nghịch “Gò bó khi phải tuân thủ theo những quy tắc, luật lệ xã hội” với ĐTB = 3,22 nằm trong mức độ hài lòng trung bình. Tuy mức độ cảm xúc trung bình nhưng đây là một tia sáng vì các em không cảm thấy quá gò bó khi phải tuân theo những quy tắc, luật lệ mà nhà trường, xã hội đề ra. Kết quả này hợp lý với việc “Sống theo chuẩn mực đạo đức, xã hội” mà các em có mức độ hài lòng nhất trong số các nội dung.

Với ĐTB = 3,21 “Hứng thú khi được đến trường” đứng ở vị trí kế cuối. Có thể thấy các em vẫn hài lòng với việc đến trường nhưng để nảy sinh cảm xúc tích cực thì chưa. Điều này nói lên rằng HS chưa cảm thấy thật sự hứng thú với việc đến trường. Đây là vấn đề đáng chú ý vì hứng thú có thể kích thích hoạt động học tập ở trường của HS tích cực hơn.

Vị trí cuối cùng với ĐTB thấp nhất = 3,16 “Tự tin khi biết nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh,…)”. ĐTB tuy là thấp nhất so với các nội dung trong phần này nhưng vẫn nằm trong khoảng mức độ xúc cảm trung bình (2,33 - 3,65). Kết quả cho thấy HS có sự hài lòng về việc đến trường sẽ học được nhiều ngôn ngữ nhưng cảm giác tự tin khi biết nhiều ngôn ngữ thì chưa dám khẳng định. Đối với tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ thì không cần nhắc đến tuy nhiên tiếng Anh thì khác, đây vẫn là vấn đề mà các em lo lắng. Như chia sẻ của em N.H.N (Trường THPT Nguyễn An Ninh) “Em học tiếng Anh ở lớp cũng hiểu nhưng em rất ngại nói tiếng Anh và cũng không có ai để nói, em chỉ nói trong lúc thi ”. Thị xã Dĩ An tuy là vùng phát triển nhưng chưa có sự đầu tư giáo dục về môn ngoại ngữ như các thành phố lớn. Ở các trường trên

địa bàn cũng mới có sự thay đổi về hình thức giảng dạy và thi cử có thêm kỹ năng nghe và nói vào những năm gần đây, các em cũng có ít môi trường để sử dụng tiếng anh ngoài trường lớp. Vậy nên, các em chưa cảm thấy tự tin cũng là điều dễ hiểu.

Ta thấy kết quả thống kê về biểu hiện xúc cảm của HS trên đây hoàn toàn phù hợp với những điều mà các em đã biểu hiện trong nhận thức rất rõ ở phần 2.2.2. Không có mâu thuẫn nào trong biểu hiện nhận thức và xúc cảm của các em đối với những điều mà nhà trường mang lại dựa trên nội dung giáo dục. Nhìn chung, các em có sự đồng thuận và nảy sinh xúc cảm dương tính với những điều nhà trường mang lại. Để rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ biểu hiện xúc cảm của HS lớp 12 về những điều mà giáo dục mang lại cũng chính là mức độ biểu hiện xúc cảm đối với tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An. Tác giả đã tiến hành phân tích và thu được kết quả như bảng 2.13.

Bảng 2.13. Mức độ biểu hiện xúc cảm đối với tính hiệu quả của giáo dục Mức độ biểu hiện xúc cảm Tần số Tỷ lệ (%) Cao 154 42.31 Trung bình 194 53.30 Thấp 16 4.39 Tổng 364 100.0

Dựa vào kết quả bảng 2.13, mức độ biểu hiện xúc cảm của các em chỉ ở mức trung bình đối với tính hiệu quả của giáo dục chiếm 53,3% với 194 HS. Ở mức độ thấp có 16 HS chiếm tỉ lệ 4,39% và mức độ cao chiếm 42,3% với 154 HS chưa bằng 1/2 tổng số HS. Điều này cho ta thấy rằng, hơn 1/2 tổng số HS được nghiên cứu có xúc cảm trung bình đối với tính hiệu quả của giáo dục, các em vẫn cảm thấy hài lòng nhưng ở mức độ chưa cao đối với những điều

mà nhà trường mang lại. Đến đây, ta kết luận được rằng HS có nảy sinh xúc cảm tích cực (dương tính) nhưng ở mức độ vừa phải đối với tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)