2.2.4.1. Mức độ niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện nhận thức của học sinh ở mức tương đối cao và có nảy sinh xúc cảm dương tính nhưng ở mức trung bình đối với tính hiệu quả của giáo dục. Để đưa ra thực trạng mức độ niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12, người nghiên cứu tiến hành tích hợp biểu hiện nhận thức với biểu hiện xúc cảm của học sinh và thu được kết quả như bảng 2.14.
Bảng 2.14. Mức độ niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục Mức độ niềm tin Tần số Tỷ lệ (%)
Cao 217 59.62
Trung bình 130 35.71
Thấp 17 4.67
Tổng 364 100.0
Dựa trên số liệu thống kế, ta tính được điểm trung bình chung của mức độ niềm tin là 3,69 vừa chạm tới mức độ cao nằm trong khoảng biên giới liên tục (3,66 - 5). Và kết quả tích hợp ở bảng 2.14 cho thấy, mức độ niềm tin của HS lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục chiếm tỉ lệ 59,62% ở mức độ niềm tin cao tương đương với 217 HS, chiếm 35,7% ở mức độ trung bình tương đương 130 HS và chỉ chiếm 4,67% ở mức độ niềm tin thấp tương đương với 17 HS. Theo tất cả số liệu khảo sát, ta thấy niềm tin vào vào tính hiệu quả của giáo dục của HS lớp 12 đạt mức độ cao. Nhìn chung, phần đông các em đã có nhận thức tương đối đầy đủ và có nảy sinh xúc cảm tích cực (dương tính) với
tính hiệu quả của giáo dục. Chỉ có con số rất nhỏ các em có nhận thức chưa đầy đủ và nảy sinh xúc cảm dương tính thấp. Mặc dù chưa đạt mức lý tưởng nhưng đây là tín hiệu vui. Có ý kiến phỏng vấn Thầy N.T.K (GV Trường THPT Dĩ An) đã cho biết “ Các em có sự tin tưởng nhưng chưa tuyệt đối vì còn chịu sự tác động của nhiều hạn chế của giáo dục và xã hội (thất nghiệp, thừa thầy thiếu thợ,…)”. Ý kiến này đã phản ánh chính xác thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ta cũng phải ghi nhận sự nổ lực không ngừng của ngành giáo dục nước ta giúp cho HS đạt được những điều tốt nhất. HS đã có sự tin tưởng vào giáo dục cũng là điều đúng đắn. Niềm tin của các em ảnh hưởng đến những quyết định của các em trong tương lai, quyết định việc các em trở thành con người như thế nào trong xã hội. Các em có trở thành công dân như xã hội hướng đến hay không là tùy thuộc vào niềm tin của các em đối với giáo dục và xã hội.
2.2.4.2. Mối tương quan giữa niềm tin, nhận thức và xúc cảm
Bảng 2.15. Tương quan giữa nhận thức và xúc cảm
Nhận thức Xúc cảm Nhận thức Hệ số tương quan 0.692** Mức ý nghĩa 0.000** Xúc cảm Hệ số tương quan 0.692** Mức ý nghĩa 0.000** Từ kết quả bảng 2.15, ta nhận thấy:
Giữa mặt nhận thức với xúc cảm có mối tương quan hai chiều vì mức ý nghĩa = 0,00. Điều này có nghĩa là khi HS có nhận thức đầy đủ về mức độ cần thiết, nội dung và giá trị của giáo dục thì lúc này các em sẽ nảy sinh xúc cảm dương tính, có sự hài lòng với những điều mà giáo dục mang lại. Ngược lại khi HS có xúc cảm dương tính với những điều giáo dục mang lại cho các
em thì các em sẽ nhận thức về những điều liên quan đến giáo dục một cách đầy đủ hơn. Và hệ số tương quan P = 0,692 > 0 .Đây là mối tương quan thuận, là khi HS có nhận thức càng cao thì xúc cảm cũng tăng cao và khi xúc cảm tăng cao thì nhận thức càng cao.
Bảng 2.16. Tương quan giữa xúc cảm và niềm tin
Xúc cảm Niềm tin
Xúc cảm Hệ số tương quan 0.837**
Mức ý nghĩa 0.000**
Niềm tin Hệ số tương quan 0.837**
Mức ý nghĩa 0.000**
Với mức ý nghĩa = 0,00 nên niềm tin xúc cảm cũng có mối tương quan hai chiều. Ta có thể hiểu là nếu HS có niềm tin vào mức độ cần thiết, nội dung và giá trị của giáo dục thì lúc này các em sẽ nảy sinh xúc cảm dương tính và sự hài lòng đối với những điều mà giáo dục mang lại cũng như những vấn đề liên quan đến giáo dục. Ngược lại khi HS có xúc cảm dương tính với những điều giáo dục mang lại cho các em thì các em có khả năng nảy sinh niềm tin vào giáo dục nhanh hơn. Hệ số tương quan giữa niềm tin với xúc cảm là 0,837 ở mức độ tương quan cao (0.70 - 0.89) và P > 0 nên đây là mối tương quan thuận, nghĩa là khi HS có niềm tin càng cao thì xúc cảm cũng tăng cao và khi xúc cảm tăng cao thì niềm tin cũng cao.
Bảng 2.17. Tương quan giữa nhận thức và niềm tin
Nhận thức Niềm tin
Nhận thức Hệ số tương quan 0.974**
Mức ý nghĩa 0.000**
Niềm tin Hệ số tương quan 0.974**
Xét mối tương quan giữa niềm tin với nhận thức, đây cũng là mối tương quan hai chiều. Là khi HS có nhận thức đầy đủ về mức độ cần thiết, nội dung và giá trị của giáo dục thì các em sẽ dễ dàng hình thành niềm tin vào những điều mà các em nhận thức được. Và ngược lại khi HS đã có niềm tin với những điều giáo dục mang lại cho các em thì các em sẽ chủ động hơn trong nhận thức về những điều liên quan đến giáo dục. Giữa niềm tin và nhận thức có hệ số tương quan P > 0 nên cũng là mối tương quan thuận. Đặc biệt, hệ số tương quan của niềm tin và nhận thức gần bằng 1(P = 0,974) đã đạt mức độ tương quan rất cao. Nghĩa là khi HS có niềm tin cao thì nhận thức cũng rất cao và khi nhận thức càng cao thì niềm tin hoàn toàn vững chắc.
Bảng 2.18. Tương quan giữa niềm tin, nhận thức và xúc cảm
Nhận thức Xúc cảm Niềm tin Nhận thức Hệ số tương quan 1 0.692** 0.974**
Mức ý nghĩa 0.000** 0.000**
Xúc cảm Hệ số tương quan 0.692** 1 0.837**
Mức ý nghĩa 0.000** 0.000**
Niềm tin Hệ số tương quan 0.974** 0.837** 1
Mức ý nghĩa 0.000** 0.000**
Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy, có mối tương quan hai chiều giữa niềm tin, nhận thức và xúc cảm vì sig = 0,00. Hơn nữa, nhìn tổng thể các hệ số tương quan đều lớn. Vì vậy, không những có mối tương quan hai chiều mà còn có mức độ tương quan cao giữa các mặt với nhau.
Niềm tin có mối tương quan chặt chẽ với cả hai biểu hiện nhận thức và xúc cảm, nghĩa là khi có sự thay đổi ở hai biểu hiện này thì niềm tin sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Khi HS có nhận thức càng đầy đủ và đúng đắn về mức độ cần thiết, nội dung và giá trị của giáo dục và nảy sinh cảm xúc tích cực với những điều giáo dục mang lại thì niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục càng cao. Ngược lại khi HS có niềm tin vào giáo dục cao thì các em
thường nảy sinh cảm xúc tích cực với những điều mà giáo dục mang lại và có nhận thức về nội dung và giá trị của giáo dục rất rõ ràng.
Giữa nhận thức và xúc cảm có sự tương quan lẫn nhau, điều này cho thấy khi có bất cứ sự thay đổi nào của một trong hai mặt này thì sẽ ảnh hưởng đến mặt còn lại. Đây còn là hai yếu tố cấu thành niềm tin vì vậy nếu có tác động nào ảnh hưởng đến một trong hai yếu tố này thì niềm tin cũng sẽ thay đổi. Hoặc ngược lại nếu niềm tin bị tác động thì ta chắc chắn rằng nhận thức và xúc cảm về vấn đề đó cũng bị tác động.
2.2.4.3. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo giới tính, loại trường và kết quả học tập
* Xét về giới tính
Bảng 2.19. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo giới tính
Niềm tin thấp Niềm tin trung
bình Niềm tin cao
Kiểm nghiệm chi bình phương Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 16 9.14 53 30.29 106 60.57 Mức ý nghĩa 0.00018 Nữ 1 0.53 77 40.74 111 58.73 Tổng 17 4.67 130 35.71 217 59.62
Dựa vào số liệu trên, ta có sig = 0,00018 < 0,05 thì bằng chứng cho thấy hai biến này không độc lập với nhau. Kết luận rằng giữa giới tính và niềm tin có mối quan hệ với nhau. Nghĩa là có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ trong niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12.
Đối với HS nam có 60,57% tương ứng với 106 em có niềm tin ở mức cao, đạt 30,29% tương ứng với 53 em có niềm tin trung bình và 9,14% tương ứng với 16 em có niềm tin ở mức độ thấp. Đối với HS nữ có 58,73% tương
ứng với 111 em có niềm tin ở mức cao, đạt 40,74% tương ứng với 77 em có niềm tin trung bình và 0,53% tương ứng với 1 em có niềm tin ở mức độ thấp. Kết quả này cho thấy ở các em nữ thì niềm tin tập trung ở mức thấp thấp hơn so với các em nam với tỉ lệ rất nhỏ là 1 em. Đồng thời đến mức niềm tin trung bình thì tỉ lệ phần trăm ở nữ cao hơn nam 10,45%. Có nghĩa là ở các em nữ có biểu hiện tích cực hơn các em nam về niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục. Và ở nữ chỉ thấp hơn nam 1,84% ở mức niềm tin cao. Vì vậy, có thể nhận định rằng có sự chênh lệch tạo ra ý nghĩa về mặt thống kê giữa nam và nữ trong niềm tin. Ta khẳng định rằng giới tính có ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục.
* Xét theo loại trường
Bảng 2.20. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo loại trường
Niềm tin thấp Niềm tin trung
bình Niềm tin cao
Kiểm nghiệm chi bình phương Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Công lập 15 4.75 116 36.71 185 58.54 Mức ý nghĩa 0.561 Tư thục 2 4.17 14 29.16 32 66.67 Tổng 17 4.67 130 35.71 217 59.62
Kết quả thu đươc cho thấy mức ý nghĩa là 0,561 có thể kết luận rằng không có sự khác biệt ý nghĩa niềm tin của các em về loại trường đang theo học.
Tỉ lệ phần trăm cho thấy nhóm HS đang theo học trường tư thục thì niềm tin có xu hướng tập trung vào mức cao cao hơn một chút so với nhóm HS của trường công lập. Cụ thể, nhóm HS học trường tư thục đat tới 66,67%
trong khi đó nhóm HS học trường công lập có 58,54% (chênh lệch 8,13%). Tuy nhiên, nhóm HS trường tư thục chỉ đạt 29,16% ở mức niềm tin trung bình thấp hơn so với tỉ lệ phần trăm nhóm HS trường công lập đạt tới 36,71% (chênh lệch 7,55%) và ở mức niềm tin thấp cả hai nhóm HS gần như có tỉ lệ phần trăm bằng nhau là 4,75% của nhóm HS trường công lập và 4,17% của nhóm HS trường tư thục. Như kết quả trên đây, cho thấy có sự chênh lệch nhưng không tạo ra sự khác biệt ý nghĩa nên ta khẳng định được rằng loại hình trường không có sự tác động đến niềm tin của HS lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục. Mặc dù mỗi loại trường có những cách thức giáo dục khác nhau nhưng nội dung giáo dục là được Nhà nước quy định và những giá trị giáo dục mang lại là giống nhau. Vậy nên dù ở môi trường học tập nào thì các em vẫn có niềm tin không quá khác nhau.
* Xét theo kết quả học tập
Bảng 2.21. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo kết quả học tập
Niềm tin thấp Niềm tin trung
bình Niềm tin cao
Kiểm nghiệm chi bình phương Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Giỏi 2 2.74 25 34.25 46 63.01 Mức ý nghĩa 0.787 Khá 11 4.68 84 35.75 140 59.57 Trung bình 4 7.14 21 37.50 31 55.36 Tổng 17 4.67 130 35.71 217 59.62
Kết quả kiểm nghiệm Chi bình phương cho mức ý nghĩa sig. = 0,787 > 0,05 cho phép kết luận không có sự khác biệt ý nghĩa về niềm tin với kết quả học tập của học sinh.
Tỉ lệ phần trăm trên từng mức độ của niềm tin cụ thể cho thấy rõ sự không khác biệt đó, cụ thể như sau:
- Về mức độ niềm tin thấp, HS có kết quả học tập trung bình có tỉ lệ cao nhất 7,14% , tiếp đến là 4,68% của HS có kết quả học tập khá và thấp nhất là HS có kết quả học tập giỏi với 2,74%.
- Về mức độ niềm tin trung bình, có tỉ lệ cao nhất cũng là HS có kết quả học tập trung bình với 37,5% , vị trí thứ hai là HS có kết quả học tập khá với 35,75% và thấp nhất là HS có kết quả học tập giỏi với 34,25%.
- Về mức độ niềm tin cao, HS có kết quả học tập giỏi có tỉ lệ cao nhất 63,01% , kế đến là 59,57% của HS có kết quả học tập khá và thấp nhất là HS có kết quả học tập trung bình với 55,36%.
So sánh theo kết quả học tập, ta có thể nhận thấy rằng niềm tin thấp tập trung ở nhóm HS có kết quả học tập trung bình và niềm tin cao thể hiện từ cao nhất là nhóm HS giỏi, sau đó đến HS khá và HS trung bình ở cuối cùng. Mặc dù vậy, nhưng tỉ lệ chênh lệch quá nhỏ nên không tạo ra ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy, với kết quả học tập ở trường của HS dù là giỏi, khá hay trung bình…đều không có sự tác động quá nhiều đến niềm tin của các em vào tính hiệu quả của giáo dục.