Xuất tổng hợp các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 101 - 145)

Sau khi tổng hợp các ý kiến từ phía học sinh, tác giả tổng hợp các đề xuất và đưa ra một số biện pháp đối với giáo dục THPT nhằm xây dựng và củng cố niềm tin như sau:

Nâng cao nhận thức HS về giá trị của giáo dục * Mục đích

- Giúp HS hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập - Giúp HS hiểu rõ về giá trị của giáo dục

* Hình thức

- Tổ chức các buổi tuyên truyền: tổ chức chuyên đề trong lớp học, giờ chào cờ hoặc trong hoạt động ngoại khóa.

* Nội dung giá trị

- Nhận kiến thức hay, bổ ích - Cuộc sống trở nên dễ dàng

- Con người hiểu được vị trí của bản thân trong xã hội - Nói năng, hành xử một cách tự tin

- Có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ - Phát triển khả năng vốn có của bản thân - Đảm bảo công việc làm

- Trở thành người tử tế, có phẩm chất tốt có ích cho gia đình và xã hội

Cải biên nội dung giáo phù hợp với cuộc sống hiện đại * Mục đích

- Tăng cường tính thực tiễn cho nội dung - Giảm bớt áp lực cho giáo viên

* Hình thức

* Nội dung cải biên

- Giảm tải chương trình học phù hợp với khả năng tiếp thu của HS - Phân phối nội dung chương trình hợp lý

- Giảm tải những kiến thức không có tính áp dụng

- Cập nhật những nội dung tiến bộ khoa học tại Việt Nam và thế giới - Tiết học thực hành ngang bằng với tiết học lý thuyết

- Bổ sung môn học về kỹ năng

- Đề cao tập trung giáo dục phẩm chất

Thay đổi phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên * Mục đích

- Tạo sự hứng thú trong học tập đối với HS

- Tăng cường các kỹ năng cho HS trong quá trình học tập - Nâng cao kỹ năng dạy học của GV

- Tạo sự gắn kết giữa GV và HS

* Hình thức

- Cho phép GV sáng tạo trong giảng dạy

- Tạo điều kiện cho GV tiếp cận những phương pháp dạy học hiện đại qua các lớp giảng dạy chuyên môn

- Mỗi GV góp ý phương pháp dạy hiệu quả cho tập thể GV cùng học hỏi đưa ra các phương pháp tốt nhất và phù hợp với HS

- Tổ chức hoạt động trãi nghiệm thực tế

* Nội dung thay đổi phương pháp

- Dạy học trực quan sinh động (học kết hợp phim, ảnh) - Tổ chức hoạt động trò chơi kết hợp lý thuyết

- Kích thích tính tự giác, tự học hỏi trong HS (cho HS tự tìm hiểu và trình bày nội dung đồng thời đưa ra ý kiến của bản thân, GV chỉ cần góp ý)

- Tổ chức các hoạt động thi đua trong lớp học để tạo sự sôi động và tiến bộ

- Kiểm tra bài cũ bằng nhiều hình thức khác nhau chủ yếu ho HS tự nhắc và nhớ, không áp lực điểm số

Hoàn thiện năng lực, phẩm chất của giáo viên (Nghị quyết Số: 29-NQ/TW)

* Mục đích

- Tạo sự kính trọng và nể phục cho HS - Tạo tấm gương để HS noi theo

* Hình thức

- Nhà trường tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp học nâng cao chuyên môn

- Học thêm các lớp tâm lý đối với HS

- Tổ chức các lớp học khơi dậy lòng trắc ẩn về tình yêu thương, sự chuẩn mực

- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho GV về chế độ, tinh thần

* Nội dung để hoàn thiện

- GV chủ động nâng cao kiến thức của mình, giảng dạy nhiều kiến thức mới bổ ích cho học sinh

- Bổ sung cho học sinh những kiến thức thực tế cuộc sống - Giảng dạy chân thành

- Không có sự phân biệt với HS - Có sự bao dung và yêu thương - Đối xử công bằng

- Dám nhận khuyết điểm nếu có

- Có tâm thế lắng nghe ý kiến của HS

Cải cách cách thức kiểm tra đánh giá tại bậc THPT (Nghị quyết Số: 29-NQ/TW)

* Mục đích

- Giảm áp lực điểm số cho HS

- Giúp HS thay đổi suy nghĩ về vấn đề học tập

* Hình thức

- Tổ chức kiểm tra, thi tập trung - Có hội đồng chấm điểm chung

- Hình thức thi đa dạng và phù hợp với từng môn học

* Nội dung cải cách

- Đa dạng hình thức đánh giá : bài tiểu luận, thi thực hành thực nghiệm, kiểm tra giấy, giải quyết vấn đề (bài thi nói),… phù hợp với từng môn.

- Đánh giá cao tính sáng tạo, phát huy suy nghĩ có sự kiểm soát của giáo viên

- Hạn chế về gò bó chuẩn chung, điểm số

Tạo mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh

* Mục đích

- Tạo sự đoàn kết trong tập thể

- Tạo sự thấu hiểu, đồng cảm trong tập thể - Rèn luyện cách thức giao tiếp tích cực

* Hình thức

- Tổ chức các hoạt động thi đua giải trí giữa các lớp, giữa các giáo viên - Có tiết ngoài giờ lên lớp cho GV và HS trao đổi ý kiến 1 lần/tháng - Tổ chức chuyên đề và các buổi dạy kỹ năng cho GV và HS

* Nội dung tạo dựng mối quan hệ

- Ý thức về tầm quan trọng của sự gắn kết - Học cách lắng nghe

- Chia sẻ những khó khăn, những vấn đề cần thiết một cách chân thành - Góp ý khéo léo, nhẹ nhàng

- Tôn trọng ý kiến, quan điểm khác nhau

- Thái độ thiện chí trong việc tiếp nhận ý kiến và sửa đổi khi cần thiết - Tránh tình trạng bảo thủ, gây tranh cải

Nâng cao cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hỗ trợ học tập * Mục đích

- Tạo mội trường học tập thoải mái, tiện nghi - Tăng hiệu quả học tập và giảng dạy

- Giúp HS có điều kiện phát huy bản thân

* Hình thức

- Xây dựng thêm trường tại những khu vực đông dân, cần đáp ứng nhu cầu học tập cao

- Đầu tư các thiết bị học tập giảng dạy cần thiết

* Nội dung nâng cao

- Phòng thực hành có thiết bị đầy đủ

- Nhiều phòng học để giảm số lượng học sinh trong một lớp - Trang thiết bị hiện đại

Tiểu kết chương 2

Để khảo sát thực trạng niềm tin của HS lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát trong biểu hiện của nhận thức và xúc cảm trên 364 HS tại ba trường trên địa bàn Thị xã Dĩ An.

HS có niềm tin ở mức cao đối với tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Đa số HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT đều có dự định học tiếp lên các bậc học như Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp Nghề.

Niềm tin của HS lớp 12 không có sự khác biệt giữa loại trường (công lập hoặc tư thục) các em đang theo học và cũng không có sự khác biệt giữa kết quả học tập tại trường của các em. Tuy nhiên có sự khác biệt ý nghĩa giữa giới tính và niềm tin của các em, các em nữ có xu hướng tin tưởng vào tính hiệu quả của giáo dục hơn các em nam.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến niềm tin của HS trong đó yếu tố khách quan có phần ảnh hưởng hơn yếu tố chủ quan.

HS đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục đối với nhà trường, giáo viên và chính bản thân các em. Đặc trưng là cơ sở vật chất của nhà trường được nâng cao, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Đối với giáo viên cần có sự quan tâm, nhiệt tình, thái độ giảng dạy tích cực và có phương pháp giảng dạy đa dạng, sáng tạo. Bản thân HS sẽ có tinh thần chủ động, tự giác và có sự nghiêm túc trách nhiệm với việc học tập. Từ đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp tổng quát như sau:

- Nâng cao nhận thức HS về giá trị của giáo dục

- Cải biên nội dung giáo phù hợp với cuộc sống hiện đại - Thay đổi phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên - Hoàn thiện năng lực, phẩm chất của giáo viên

- Tạo mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của HS lớp 12 một số trường THPT Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Về lý luận

Niềm tin là những tri thức phản ánh từ thế giới khách quan kết hợp cùng với những rung cảm đã chuyển thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin là cơ sở tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người.

Tính hiệu quả của giáo dục là kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo dục; là đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.

Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục là những tri thức phản ánh từ kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo dục kết hợp cùng với những rung cảm tích cực đối với kết quả ấy đã chuyển thành chân lý bền vững, là tin vào hiệu quả của giáo dục mang lại.

1.2. Về thực trạng

HS lớp 12 tại một số trường THPT trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam ở mức cao. Được biểu hiện cụ thể qua các mặt sau:

Về nhận thức: Đa số HS có nhận thức tương đối cao về mức độ cần thiết, về nội dung và giá trị của giáo dục thông qua việc học tập ở trường.

Về xúc cảm: HS hài lòng với những giá trị mà giáo dục mang lại ở mức độ trung bình. Các em vẫn có nảy sinh xúc cảm dương tính nhưng chỉ ở mức vừa phải.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của HS trong đó có cả yếu tố chủ quan (bản thân học sinh) và yếu tố khách quan (gia đình, nhà trường, giáo viên, nội dung giáo dục, ..). Cần có sự kết hợp của cả yếu tố chủ quan và khách quan để xây dựng và củng cố niềm tin của HS vào tính hiệu quả của giáo dục.

Kết quả nghiên cứu không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đặt ra.

Giả thuyết đặt ra là niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay của học sinh lớp 12 tại địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ở mức độ chưa cao.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay của học sinh lớp 12 tại địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong đó ảnh hưởng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố chủ quan.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả thu được kết quả có phần khác biệt là niềm tin của các em là ở mức cao mặc dù chưa đạt mức lý tưởng. Và các em cho rằng cả yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan đều ảnh hưởng đến niềm tin của các em vào giáo dục. Tuy nhiên, yếu tố khách quan có phần ảnh hưởng nhiều hơn đối với các em.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía nhà trường

Nhà trường cần nâng cao cơ sở vật chất: đầy đủ phòng học, đầu tư thiết bị học tập hiện đại phục vụ mục đích học và thực hành.

Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách bổ sung vào chương trình học những kiến thức thực tế và phương pháp dạy học đa dạng.

Đẩy mạnh việc phát hiện ưu, nhược điểm của HS để có chính sách bồi dưỡng nhân tài cũng như có sự hướng nghiệp hợp lý.

Có sự phân bố thời gian học tập và kiểm tra đánh giá hợp lý. Tạo điều kiện có khả năng tự nghiên cứu tại nhà.

Tổ chức các hoạt động như: giao lưu các lớp, ngoại khóa, xã hội, đi trãi nghiệm thực tế.

2.2. Về phía giáo viên

GV cần không ngừng nâng cao năng lục chuyên môn và cập nhật kiến thức để truyền đạt những điều hay, bổ ích cho HS.

GV cần có sự tâm huyết, nhiệt tình và tận tụy trong giảng dạy và có thái độ đúng đắn, tích cực đối với HS.

Phương pháp giảng dạy đa dạng, sáng tạo, sinh động, tạo sự hấp dẫn, có liên hệ thực tế. Bài học ngắn gọn giúp HS dễ tiếp thu.

GV chủ động tìm hiểu thêm về đặc tính tâm lý lứa tuổi học sinh để tăng hiệu quả giáo dục.

2.3. Về phía học sinh

HS cần có mục đích định hướng cho tương lai

HS cần chủ động tích cực học hỏi kiến thức, tự giác học tập, rèn luyện bản thân. Chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập, tự nghiêm khắc với bản thân.

HS ý thức tầm quan trọng của việc học.

HS hợp tác với nhà trường, giáo viên: tích cực tham gia xây dựng bài học trên lớp, tham gia hoạt động, phong trào để hoàn thiện bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Armstrong, D. M. (1973). Belief, truth and knowledge. CUP Archive.

Carnevale, DG, & Wechsler, B. (1992). Trust in the Public Sector: Individual and Organizational Determinants. Administration and Society. 23(4), 471 - 494. doi: 10.1177/009539979202300404.

Conze, E. (1993). The Way of Wisdom The Five Spiritual Faculties.

Đặng Vũ Cảnh Linh. (2008). Niềm tin - một giá trị đặc biệt của sinh viên trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí xã hội học. 4(104), 90 -99.

Dương Thị Thúy Tài. (2015). Giáo dục niềm tin cho thanh niên Yên Bái hiện nay. Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Chính trị học. Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Esslemont, J. E. (2006). Bahá'u'lláh and the new era: an introduction to the Bahá'í faith. Baha'i Publishing trust.

Fowler, J. W., & Levin, R. W. (1984). Stages of faith: The psychology of human development and the quest for meaning.

Gert Biesta, Mark Priestley & Sarah Robinson. (2015). The role of beliefs in teacher agency. Journal of Teachers & Teaching. 21(6), 624 - 640. doi: 10.1080/13540602.2015.1044325.

Hải, T. Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino. Tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo, 133(7), 3-13.

Quốc hội. (2005). Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy. (2012). Giáo trình Tâm lý học đại cương. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

James, B. O. (2019). Balanced christianity: A nexus between faith and work in the. American Journal of Biblical Theology, 20, 6.

Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn. (2007). Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách. Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội.

Lewis, J. D., & Weigert, A. (1985). Trust as a social reality. Social forces, 63(4), 967-985. doi: 10.1093/sf/63.4.967.

Luyện Thị Hoàn. (2005). Xây dựng niềm tin đối với chủ nghĩa xã hội cho sinh viên. Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Chính trị học. Chuyên ngành Chính trị họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Lý Minh Tiên. (2012). Chương 5: Tâm lý học giáo dục đạo đức. Trong Lý, Minh Tiên & Nguyễn, Thị Tứ. Giáo trình: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học Sư phạm. (tr.81 - 95). Tp.HCM: Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 101 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)