Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 50 - 56)

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho học sinh và phương pháp phỏng vấn dành cho giáo viên. Trong đó phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài.

Dưới đây là nội dung chi tiết của các công cụ khảo sát:

2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Nguyên tắc thiết kế

- Đảm bảo giá trị về mặt nội dung. - Đáng tin cậy về mặt thống kê.

- Câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên nội dung nghiên cứu và phù hợp với khách thể nghiên cứu.

* Quy trình thiết kế bảng hỏi

Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục và đề xuất các biện pháp xây dựng và củng cố niềm tin của các em. Tác giả đưa ra một số câu hỏi mở để thu thập các dữ kiện ban đầu.

Bước 2: Thiết kế và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức

- Kết hợp các dữ kiện ban đầu thu được từ phiếu thăm dò mở với những lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi thử.

- Bảng hỏi thử được gửi đến giáo viên hướng dẫn để góp ý về chuyên môn.

- Sau đó, bảng hỏi thử được phát thử cho 10 học sinh để góp ý về hình thức và ngôn ngữ.

- Bảng hỏi chính thức hoàn thiện dựa trên các góp ý của khách thể nghiên cứu.

Bước 3: Khảo sát chính thức

Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra chính thức cho học sinh lớp 12.

* Mô tả về bảng hỏi

Bảng hỏi bao gồm 2 phần: thông tin cá nhân và nội dung khảo sát.

- Phần 1: Thông tin khách thể khảo sát

Tác giả nghiên cứu theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo tính trung thực và độ chính xác trong câu trả lời. Hơn thế nữa, thực hiện nguyên tắc bảo mật cho khách thể.

Thông tin cơ bản của khách thể bao gồm: giới tính, loại hình trường theo học (công lập / tư thục) và kết quả học tập.

- Phần 2: Nội dung khảo sát

Nội dung được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về niềm tin và nội dung về giáo dục đã nêu ở chương 1. Phần này, chúng tôi tìm hiểu:

- Biểu hiện tri thức: HS nhận thức được tính hiệu quả của hoạt động học tập mang lại (câu 1, 2, 3)

Câu 1: Tìm hiểu mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường có 3 sự lựa chọn: cần thiết, bình thường, không cần thiết.

Câu 2: Tìm hiểu về dự định của học sinh lớp 12 sau khi ra trường sẽ làm gì, có 5 phương án để HS có thể lựa chọn: học lên Đại học, học lên Cao đẳng, học Trung cấp nghề, tìm một công việc để làm và dự định khác, ý này HS có thể điền vào dự định riêng của mình nằm ngoài các phương án trên.

Câu 3: Câu hỏi này có 31 câu nhỏ, từ câu 3.1 đến 3.11 tìm hiểu nhận thức của HS về việc nhà trường mang lại gì từ nội dung giáo dục. Từ câu 3.12 đến 3.31 tìm hiểu nhận thức của HS về việc nhà trường mang lại giá trị xã hội gì.

- Biểu hiện xúc cảm: (Câu 4)

Câu 4: Tìm hiểu mức độ hài lòng của học sinh vào những điều mà nhà trường mang lại bao gồm từ câu 4.1 đến câu 4.14.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục(Câu 5)

Câu 5: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của HS vào tính hiệu quả của giáo dục, cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng của học sinh vào những điều mà nhà trường mang lại. Câu hỏi này gồm 26 câu hỏi nhỏ được chia ra thành yếu tố ảnh hưởng chủ quan và yếu tố ảnh hưởng từ phía khách quan. Từ câu 5.1 đến 5.5 là yếu tố từ phía chủ quan (học sinh). Còn yếu tố khách quan được chia ra như sau: từ phía gia đình là câu 5.6 đến 5.11, từ phía nhà trường là câu 5.12, 5.13, 5.14, từ phía giáo viên là câu 5.15 đến 5.20, từ nội dung giáo dục là câu 5.21 đến 5.24 và yếu tố khác là câu 5.25, 5.26.

Câu 6: Tìm hiểu về những biện pháp để nâng cao sự tin tưởng của HS vào những điều mà giáo dục mang lại thông qua những đề xuất của các em đối với nhà trường, giáo viên và chính bản thân mình.

Tiêu chí đánh giá mức độ của niềm tin

Các tiêu chí:

Để đánh giá được mức độ tin tưởng của HS vào tính hiệu quả của giáo dục, tác giả đã tiến hành tích hợp 2 tiêu chí (tri thức và xúc cảm) trên mỗi học sinh. Quy ước rằng nếu HS không đáp ứng được 2 tiêu chí này tức là không có niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục. Và 1 trong 2 tiêu chí trên không đáp ứng, cụ thể là HS không có nhận thức về những gì giáo dục mang lại hoặc

HS không nảy sinh xúc cảm dương tính cũng như xúc cảm không tích cực đối với những gì giáo dục mang lại thì trường hợp này cũng được xem là không có niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục.

Các mức độ đánh giá:

Mức độ 1 - niềm tin ở mức độ thấp: Ở mức độ này, HS chưa nhận thức được đầy đủ hoặc mơ hồ về những điều giáo dục mang lại. Đồng thời, HS nảy sinh xúc cảm dương tính ở mức độ thấp.

Mức độ 2 - niềm tin ở mức độ trung bình: HS có xúc cảm dương tính ở mức độ vừa phải và nhận thức lúc này có thể ở mức độ tương đối đầy đủ.

Mức độ 3 - niềm tin ở mức độ cao: HS có nhận thức đầy đủ và có xúc cảm dương tính mạnh mẽ với những điều mà giáo dục mang lại cho các em.

* Cách tính điểm ở bảng hỏi

Câu 1 thuộc dạng câu hỏi có 3 mức lựa chọn, lựa chọn “cần thiết” được mã hóa là 1, “bình thường” được mã hóa là 2 và “không cần thiết” được mã hóa là 3.

Câu 2, 3, 4, 5, 6 thuộc dạng câu hỏi đánh giá trên 5 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất được cho là 1 và cao nhất là 5 điểm. Trên cơ sở này, điểm trung bình được quy ra theo các mức độ:

Bảng 2.1. Cách chia biên giới liên tục của ĐTB nhận thức và ĐTB xúc cảm

Điểm trung bình Mức độ

1 - 2,32 Thấp

2,33 - 3,65 Trung bình

Cách quy đổi điểm trung bình với thang đo 5 mức độ như sau:

Bảng 2.2. Quy đổi sang điểm trung bình

ĐTB Câu 3 Câu 4 Câu 5

4,2 - 5 Hoàn toàn đồng ý Rất cao Ảnh hưởng rất nhiều

3,4 - 4,19 Đồng ý Cao Ảnh hưởng nhiều

2,6 - 3,39 Phân vân Trung bình Ảnh hưởng trung bình

1,8 - 2,59 Không đồng ý Thấp Ảnh hưởng ít

1 - 1,79 Hoàn toàn không đồng ý Rất thấp Không ảnh hưởng

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

* Mục đích nghiên cứu

Tác giả tiến hành phỏng vấn một số giáo viên nhằm bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát.

* Cách thức tiến hành

Khi phát phiếu hỏi ở các lớp, tác giả xin ít phút của giáo viên để phỏng vấn nhanh.

Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể dùng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo tình huống nảy sinh.

Phát bảng phỏng vấn bằng văn bản nếu giáo viên có thời gian viết.

* Mô tả về bảng phỏng vấn

Bảng phỏng vấn giáo viên bao gồm 6 câu hỏi:

Câu 1: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh.

Câu 2: Tìm hiểu hiện nay học sinh thể hiện thái độ và hành động như thế nào đối với việc học.

Câu 3: Tìm hiểu đa số học sinh có dự định như thế nào sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông.

Câu 4: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về sự tin tưởng của học sinh vào giáo dục.

Câu 5: Tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng đến sự tin tưởng của học sinh vào giáo dục.

Câu 6: Tìm hiểu các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh vào giáo dục.

2.1.3.3. Phương pháp thống kê toán học

* Mục đích nghiên cứu

Xử lý các kết quả thu được từ cuộc khảo sát để làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

* Nội dung nghiên cứu

Thống kê mô tả: - Tính tần số - Tỉ lệ phần trăm - Điểm trung bình

- Độ lệch chuẩn: dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

- Kiểm định sự khác biệt T - test - Phân tích Anova

- Phân tích tương quan: sử dụng tương quan Pearson để tìm hiểu mối tương quan giữa nhận thức và xúc cảm.

* Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để xử lý số liệu thu được phục vụ quá trình nghiên cứu.

2.2. Thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh lớp 12 tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)