Niềm tin váo tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 56 - 72)

thức của học sinh

Tri thức là yếu tố cơ bản của kết cấu niềm tin. Thế nên, nếu như không có nhận thức về tính hiệu quả của giáo dục là những gì thì chắc chắn sẽ không xuất hiện bất kì niềm tin nào. Những hiểu biết của HS về giáo dục là rất quan trọng trong việc hình thành niềm tin cho các em. Các em có nhận thức càng rõ ràng về đối tượng thì khi hình thành niềm tin càng vững chắc.

2.2.2.1. Biểu hiện nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường của học sinh lớp 12

Đầu tiên, chúng tôi tìm hiểu đánh giá của HS về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường. Qua câu hỏi này, ta có cái nhìn sơ bộ về giá trị của giáo dục đối với các em. Chúng tôi đưa ra 3 mức độ là cần thiết, bình

thường và không cần thiết. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như bảng 2.5.

Bảng 2.4. Nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường

STT Mức độ Tần số Tỷ lệ (%)

1 Cần thiết 198 54.4

2 Bình thường 151 41.48

3 Không cần thiết 15 4.1

Kết quả cho thấy, có 198 HS cho rằng học tập ở trường là cần thiết chiếm tỉ lệ 54,4 %, có 151 HS cảm thấy bình thường đối với hoạt động học tập ở trường chiếm gần 41,5 % trong tổng số HS và chỉ có 4,1% HS cho rằng hoạt động học tập ở trường là không cần thiết. Ta thấy được kết quả rất khả quan là hầu như các em học sinh đã cảm nhận được giá trị mà giáo dục muốn mang lại cho các em. Đa số các em đã có nhận thức đúng về hoạt động học tập ở trường là hoàn toàn cần thiết. Cũng như khi phỏng vấn GV P.N.N.A, Cô cho rằng “Học tập ở trường là bước chuẩn bị cơ bản và cần thiết để các em bước vào đời”. Đồng tình với ý kiến trên, Cô L.T.M.H cũng cho biết “Hoạt động học tập ở trường rất quan trọng, là nền tảng cho tương lai của các em”. Ta nhận thấy các ý kiến đều đánh giá rằng mức độ của hoạt động học tập ở trường là cần thiết, mang ý nghĩa quan trọng không thể chối bỏ. Đây là tín hiệu khả quan bởi khi HS hiểu rõ sự cần thiết của việc học tập ở trường, các em sẽ có động lực hơn trong việc đến trường và học tập tại trường.

Ngoài ra, người nghiên cứu có thu thập được một số ý kiến về lý do vì sao HS lựa chọn mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường, cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5. Lý do học sinh lựa chọn mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường

STT Câu trả lời Tần số Tỉ lệ (%)

1 Sự giảng dạy tận tình của giáo viên 11 14.1

2 Nơi đào tạo được xã hội công nhận 4 5.1

3 Có hành trang sống khi ra trường 9 11.5

4 Có nhiều kiến thức bổ ích 12 15.4

5 Môi trường có những trải nghiệm thú vị 7 9.0

6 Môi trường rèn luyện bản thân 8 10.25

7 Có bạn bè đồng hành 6 7.7

8 Rèn luyện kỹ năng học tập 2 2.6

9 Có kiến thức nền tảng vững chắc 9 11.5

10 Rèn luyện tính tập thể 2 2.6

11 Rèn được tính tự giác 2 2.6

12 Môi trường thi đua 2 2.6

13 Có công việc tốt trong tương lai 4 5.1

TỔNG 78 100

Theo như thống kê ở bảng 2.6 ta thấy, học sinh có phần đã hiểu được những lợi ích mà nhà trường mong muốn mang lại cho các em. Trong 78 lượt trả lời, có 12 ý kiến cho rằng đến trường học tập vì “có nhiều kiến thức bổ ích”. Như vậy, học sinh đã có lý do đúng đắn cho mục đích học tập của mình. Các em đã nhận thức được đến trường sẽ học được “kiến thức nền tảng vững chắc” (9 lượt trả lời) và xây dựng “hành trang sống khi ra trường”, nghĩa là hoạt động học tập ở trường không chỉ cung cấp cho các em các kiến thức nền tảng mà còn cung cấp các kiến thức bổ ích giúp các em cảm thấy thích thú và phát triển nhiều mặt.

Với 11 lượt trả lời cho ý kiến “Sự giảng dạy tận tình của giáo viên” là lý do các em cảm thấy đến trường học tập là cần thiết. Các em cho rằng đến trường sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, dễ dàng trao đổi các vấn đề học tập hơn. Có ý kiến cho rằng thái độ tận tình của giáo viên cũng có tác động đến động cơ học tập của các em. Đây là lý do được nhắc đến nhiều vì các em thấy rằng khi được giảng dạy trực tiếp lợi ích hơn hẳn so với việc tự học ở nhà.

Kế đến là ý kiến cho rằng nhà trường là “môi trường rèn luyện bản thân” với 8 lượt trả lời, các em thấy rằng đến trường học tập thì có thể rèn luyện được bản thân. Cụ thể có cùng 2 lượt trả lời cho các ý kiến, nhà trường là môi trường “rèn luyện khả năng học tập”, “rèn luyện tính tập thể”, “rèn luyện tính tự giác” của bản thân. Có 7 lượt trả lời cho ý kiến nhà trường là “môi trường có những trải nghiệm thú vị” và “Có bạn bè đồng hành” học tập ở trường sẽ vui vẻ, có mối quan hệ xã hội và có “môi trường thi đua” trong học tập (2 lượt trả lời). Các câu trả lời này phần này khẳng định vai trò của nhà trường trong việc giúp các em có kết quả học tập tốt và phát triển bản thân hơn.

Có cùng 4 lượt trả lời cho ý kiến nhà trường là “nơi đào tạo được xã hội công nhận” và hoạt động học tập ở trường sẽ “có công việc tốt trong tương lai”. Một số em cho rằng học tập ở trường mới được công nhận và tham gia các kỳ thi quốc gia như: Đại học, Cao đẳng,…và sẽ tìm được công việc sau khi ra trường.

Tóm lại, có rất nhiều lý do để các em đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường. Các em nhận thức được việc đến trường học tập sẽ có thêm kiến thức, sự hỗ trợ của giáo viên trong quá trình học tập là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, nhà trường còn là nơi giúp các em rèn luyện và sẽ đưa các em đến tương lai. Hầu hết lý do các em đưa ra điều đúng với những điều mà nhà trường mong muốn mang lại. Bước đầu khởi sắc, ta thấy được HS có sự hiểu biết về những giá trị từ giáo dục.

* Sự khác biệt trong biểu hiện nhận thức về mức độ cần thiết

Bảng 2.7. So sánh sự khác biệt trong biểu hiện nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường giữa nhóm học sinh có kết quả học tập khác nhau Kết quả học tập Mức độ F P Cần thiết Bình thường Không cần thiết Giỏi 63.01% 35.62% 1.37% 3.236 0.040 Khá 54.89% 40.43% 4.68% Trung bình 41.07% 53.57% 5.36%

Kết quả thống kê cho thấy P = 0.04 < 0.05, cho nên có sự khác biệt nhận thức giữa các nhóm học sinh có kết quả học tập khác nhau về việc đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường. Tiến hành phân tích sâu Anova, ta thấy có sự khác biệt giữa nhóm học sinh có kết quả học tập giỏi và nhóm học sinh có kết quả học tập trung bình (P = 0.011 < 0.05). Cụ thể, ta thấy tỉ lệ phần trăm của nhóm học sinh có kết quả học tập giỏi đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường chiếm 63,01% và đánh giá mức độ bình thường chỉ chiếm 35,6%. Còn nhóm học sinh có kết quả học tập trung bình đánh giá mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường chiếm 41,07%, trong khi đó lại đánh giá mức độ bình thường chiếm tới 53,57% cao hơn cả mức độ cần thiết. Thêm nữa, ở nhóm học sinh này có phần trăm đánh giá mức độ không cần thiết cũng có sự nổi trội hơn so với nhóm học sinh có kết quả học tập giỏi. Vậy ta thấy rằng những em có kết quả học tập trung bình đánh giá hoạt động học tập ở trường ở mức độ bình thường khác với những em có kết quả học tập giỏi thì xem hoạt động học tập ở trường là cần thiết. Kết quả thống kê này phản ánh thực trạng là những em có kết quả học tập trung bình xem hoạt động học tập ở trường là bình thường, đồng thời kết quả học tập của các em cũng là trung bình. Có nghĩa là nhận thức của các em về mức độ cần

thiết của hoạt động học tập ở trường có ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động học tập của các em ở trường.

2.2.2.2. Biểu hiện nhận thức về nội dung của mục tiêu giáo dục của học sinh lớp 12

Để biết được giáo dục nước ta có đạt hiệu quả hay không dựa trên vấn đề nhận thức của học sinh về giáo dục thông qua hoạt động học tập trường. Tác giả đã thu được số liệu như bảng sau:

Bảng 2.8. Biểu hiện nhận thức về nội dung giáo dục của học sinh lớp 12

Câu Nội dung ĐTB ĐLC Thứ

hạng

3.1 Kiến thức mới, cập nhật thường xuyên 3.72 1.065 7

3.2 Kiến thức liên quan đến đời sống 3.67 1.119 8

3.3 Giáo dục về quy tắc, chuẩn mực xã hội 3.93 0.936 4 3.4 Giáo dục lòng yêu nước, quyền lợi và nghĩa

vụ của cá nhân đối với Nhà nước 3.98 0.997 1

3.5 Giáo dục các phẩm chất tốt đẹp của con người 3.98 0.904 2

3.6 Giáo dục về giới tính 3.60 1.140 10

3.7 Giáo dục vận động thể dục, thể thao 3.85 1.025 5

3.8 Rèn luyện kỹ năng học tập tại lớp 3.79 1.029 6

3.9 Học thực hành: phòng thí nghiệm, hoạt động

ngoài trời,… 3.57 1.198 11

3.10 Tham gia các cuộc thi tài năng (Olympic, Hội

thao,..) 3.62 1.022 9

3.11 Định hướng nghề nghiệp 3.96 1.011 3

ĐTB TỔNG 3.79

Kết quả thống kê bảng trên cho thấy, nhận thức của HS về nội dung giáo dục đa số là mức độ “đồng ý” (ĐTB trong hoảng 3,4 - 4,19) với những nội

dung người nghiên cứu đưa ra. ĐTB chung là 3,79 (trong khoảng 3 mức độ ĐTB = 3,65 - 5), nghĩa là HS đã có mức nhận thức cao về nội dung của mục tiêu giáo dục thông qua việc học tập ở trường. Điều này cũng nói lên rằng nhà trường đã thực hiện được nhiệm vụ mà giáo dục đặt ra. HS đã có sự hiểu biết đúng đắn về nội dung của mục tiêu giáo dục. Cụ thể các em nắm được nội dung giáo dục mong muốn “Giáo dục lòng yêu nước, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân đối với Nhà nước” với ĐTB = 3,98 xếp thứ hạng cao nhất, cho thấy HS đã nhận thức được nội dung giáo dục muốn giáo dục ý thức công dân cho các em là việc thiết yếu nhất đối với mỗi cá nhân sống trong cùng xã hội với nhau. Qua kết quả này cho thấy là việc giáo dục ý thức công dân cho HS ở nhà trường được thực hiện triệt để nhất nên đạt kết quả rõ rệt.

Cũng với ĐTB = 3,98 nhưng xếp vị trí thứ 2 là mục tiêu “Giáo dục các phẩm chất tốt đẹp của con người” đây là nội dung giáo dục thẫm mĩ với ý nghĩa làm cho tâm hồn HS trong sáng hơn, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cho các em; thúc đẩy HS vươn tới cái đẹp; mở rộng tầm nhìn, phát triển óc sáng tạo. Ta hiểu rằng các em HS đánh giá sự hiện diện của nội dung này cũng không kém phần rõ rệt so với nội dung giáo dục ý thức công dân.

Tiếp theo “Định hướng nghề nghiệp” ở vị trí thứ ba có ĐTB = 3,96. Điều này cho thấy HS nhận thức về nội dung giáo dục có sự định hướng nghề nghiệp cho các em, tức là HS lớp 12 có được sự định hướng về nghề nghiệp từ phía nhà trường. Đây là nội dung giáo dục vô cùng thiết thực, không thể thiếu nội dung giáo dục lao động đối với các em HS lớp 12 là những chồi non đang chuẩn bị bước vào đời. Các em có đi xa được hay không? Đi vào tương lai có khó khăn hay không? Quyết định bởi bước này nhà trường có thực hiện tốt hay không. Mặc dù chưa kiểm nghiệm được các em sử dụng kiến thức đã giáo dục như thế nào vì kiến thức chỉ là lý thuyết, còn lại thành công là do các em quyết định. Tuy nhiên, tín hiệu tốt là việc định hướng nghề nghiệp được các em hiểu và ghi nhận, bằng chứng ĐTB nằm ở mức nhận thức cao. Giáo

dục lao động có nhiệm vụ truyền đạt tri thức cơ bản về các loại hình lao động, nguyên tắc chung của lao động, kỹ năng sử dụng công cụ,..; hình thành phẩm chất ban đầu của người lao động, thói quen và kỹ năng lao động tập thể,..; tạo điều kiện hợp lý để HS vận dụng tri thức, kỹ năng vào cuộc sống. Giúp HS bước đầu đóng góp sức mình xây dựng xã hội. Về mảng này, mỗi trường THPT có cách thức giáo dục khác nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ chung, đạt mục tiêu chung là mỗi người Việt Nam đều có nghề nghiệp.

Xếp vị trí thứ tư là “Giáo dục về quy tắc, chuẩn mực xã hội” với ĐTB = 3,93. Đây là nội dung không hề xa lạ đối với chúng ta. Nội dung này là giáo dục đạo đức được các bậc học luôn nghiêm túc thực hiện nên thấy rằng nội dung này cũng được đại đa số HS đồng ý. HS đến trường các em thường có lối sống, ứng xử chuẩn mực trong cộng đồng hơn so với các em không đến trường. Tác giả có khảo sát ý kiến cá nhân của một số học sinh tại trường THPT Dĩ An, các em đều công nhận việc đến trường học tập giúp các em có ý thức về bản thân, về xã hội và có cách ứng xử phù hợp với các cha mẹ, thầy cô, bạn bè,.. Tuy ở vị trí thứ tư nhưng thực tế ĐTB của các nội dung từ vị trí thứ nhất đến đây có sự chênh lệch rất nhỏ. Cho thấy, các nội dung đều được HS đánh giá rõ ràng, gần như ở mức độ ngang nhau về sự hiện diện của chúng trong nhận thức của các em.

Nội dung “Giáo dục vận động thể dục, thể thao” xếp ở vị trí thứ năm với ĐTB = 3,85. HS có nhận thức về nội dung giáo dục thể chất. Đây cũng là nội dung mà nhà trường cần chú trọng. Tuy không phải là nội dung quan trọng nhưng là yếu tố để giúp HS được phát triển toàn diện. Nên có vẻ nội dung này cũng ở vị trí cao.

Kế đến các vị trí thứ sáu, bảy, tám tương ứng lần lượt với nội dung là giáo dục “Rèn luyện kỹ năng học tập tại lớp” (ĐTB = 3,79), “Kiến thức mới, cập nhật thường xuyên” (ĐTB = 3,72), “Kiến thức liên quan đến đời sống” (ĐTB = 3,67). Các nội dung này đều thuộc phạm vi của nội dung giáo dục trí

tuệ là tổ chức hướng dẫn người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông, cơ bản, hiện đại phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã hội, con người; rèn luyện người học những kỹ năng, kỹ xảo,... Với ĐTB của mỗi nội dung trên, cho thấy HS có nhận thức ở mức độ cao đối với nội giáo dục trí tuệ tại nhà trường. Mặc dù trên đây có nội dung “Kiến thức liên quan đến đời sống” (ĐTB = 3,67) chỉ mới vượt qua mức độ trung bình. Kiến thức được học có liên quan đến đời sống chưa được các em ủng hộ hoàn toàn. Có một số ý kiến khi đánh giá về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường HS chia sẽ rằng “Trường học thiếu kỹ năng thực tế”, “Em nghĩ cần hoạt động xã hội xen kẽ với học tập ở trường”, “Học tập ở trường còn thiếu tính thực tiễn nên em cảm thấy không quá cần thiết”. Đây cũng chỉ là một số ít ý kiến của một bộ phận nhỏ học sinh nhưng chúng ta cần ghi nhận và cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương​ (Trang 56 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)