Phiếu hướng dẫn đánh giá năng lực thực nghiệm theo tiêu chí (Rubric)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 26)

8. Cấu trúc khóa luận

1.3. Phiếu hướng dẫn đánh giá năng lực thực nghiệm theo tiêu chí (Rubric)

1.3.1. Khái niệm Rubric.

Theo Natalie Pham [21] : Rubric là một hệ thống cho điểm theo các tiêu chí đánh giá cho trước, nêu rõ người chấm đánh giá bài theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ tiêu chí dùng để đánh giá.

Rubric là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các tiêu chí đánh giá bài học, bài tập, bài làm hay công việc mà người học thực hiện bằng cách xếp loại theo thứ bậc [23] - theo Heidi Goodrich.

Rubric chính là “bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Nó là một công cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng.” [12].

Nội dung Rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập [12].

1.3.2. Phân loại Rubric

- Rubric gồm 2 loại: Rubric định tính và Rubric định lượng ▪ Rubric định tính:

+ Đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ/ sản phẩm cụ thể

+ Không đòi hỏi mô tả chi tiết về các tiêu chí thực hiện của từng công đoạn • Rubric định lượng:

+ Đánh giá từng công đoạn/ kết quả trung gian trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Đòi hỏi phải có sự mô tả chi tiết các chỉ số tương ứng với tiêu chí, mức độ và điểm số

▪ Ví dụ:

o Bảng đánh giá mức độ hoàn thành bài tập về nhà của học sinh:

Điểm Tiêu chí

0 Không làm bài tập về nhà.

1 Hoàn thành một số bài tập, mắc nhiều lỗi. 2 Hoàn thành hầu hết các bài tập, có mắc lỗi. 3 Hoàn thành hầu hết các bài tập, đúng hạn.

4 Hoàn thành các bài tập đầy đủ, đúng hạn, chất lượng tương đối tốt.

5 Hoàn thành các bài tập đầy đủ, đúng hạn, chất lượng tốt.  Đây là một Rubric định tính.

Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như năng lực thực hiện được đánh giá, các khái niệm, ví dụ làm sáng tỏ yếu tố đang được đánh giá. Các khía cạnh được gọi là tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả.

▪ Ví dụ: Rubric được xây dựng cho NL tiến hành TN gồm 5 tiêu chí: + Chuẩn bị TN + Lựa chọn dụng cụ + Lắp ráp TN + Thao tác tiến hành TN + Đọc số liệu + Xử lý kết quả TN + Rút ra quy luật chung + Yêu cầu an toàn

Và đánh giá theo 3 mức độ: thấp, trung bình, cao.

Mức độ Tiêu chí Thấp (0đ) Trung bình (5đ) Cao (10đ) Chuẩn bị TN

Có tài liệu liên quan nội dung khảo sát nhưng chưa đọc nội dung

tài liệu.

Đọc nội dung tài liệu

Đọc nội dung tài liệu, đảm bảo trình bày được mục đích thí nghiệm và cơ sở lý thuyết. Lựa chọn dụng cụ Lựa chọn dụng cụ theo yêu cầu trong

tài liệu.

Lựa chọn những dụng cụ theo yêu cầu trong tài liệu, sử dụng được, không bị hư hỏng,

Lựa chọn những dụng cụ theo yêu cầu

trong tài liệu, sử dụng được, không bị

không gây sai số nhiều trong quá

trình đo.

sai số nhiều trong quá trình đo.

Lắp ráp TN

Chỉ biết lấy và cất dụng cụ thí nghiệm

nhưng không biết tháo lắp dụng cụ trong quá trình thí nghiệm. Biết tháo lắp dụng cụ trong quá trình thí nghiệm và cất gọn gàng khi không sử dụng tới. Phối hợp thao tác và tốc độ thực hiện nhanh, chính xác. Thao tác tiến hành TN Bố trí dụng cụ đúng vị trí như yêu

cầu trong tài liệu.

Bố trí dụng cụ đúng vị trí như yêu

cầu trong tài liệu. Thao tác chưa được cẩn thận, đánh rơi dụng cụ Bố trí dụng cụ gọn gàng, đúng yêu cầu, sáng tạo. Thao tác cẩn thận, nhanh, chính xác Đọc số liệu Hiểu cách đọc số liệu, sai số dụng cụ từ các bạn khác nhưng không tự đọc được số liệu đo. Đọc được các số liệu đo. Đọc được chính xác số liệu thí nghiệm. Xử lý kết quả TN

Ghi lại đầy đủ kết quả thí nghiệm

Ghi lại đầy đủ , chính xác kết quả thí nghiệm. Ghi lại

sai số dụng cụ đo trong quá trình tiến

hành thí nghiệm,

Ghi lại đầy đủ , chính xác kết quả thí

nghiệm. Ghi lại sai số dụng cụ đo trong

quá trình tiến hành thí nghiệm, xử lý kết

xử lý kết quả và vẽ được đồ thị thị, đọc và nhận xét được đồ thị. Rút ra quy luật chung

Hiểu được các giá trị đã tính và đọc

được đồ thị.

Rút ra được nhận xét từ kết quả.

Rút ra được quy luật chung từ thí nghiệm.

Yêu cầu an toàn Nắm được các giá trị định mức ghi

trên dụng cụ.

Hiểu được mức nguy hiểm của các dụng cụ nếu không sử dụng đúng mức quy định ở phòng thí nghiệm. Thực hiện thí nghiệm an toàn

Bảng 1.3. Rubric năng lực tiến hành thí nghiệm

 Đây là một Rubric định lượng.

1.3.3. Nguyên tắc thiết kế Rubric

- Các mô tả tiêu chí cần phải đươc diễn đạt từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.

- Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.

1.3.4. Quy trình thiết kế Rubric

o Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của kiến thức ở nội dung bài học. o Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ công việc. o Bước 3: Xác định các tiêu chí cùng HS:

+ Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.

+ Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.

+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.

+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức độ cao nhất. + Lập bảng Rubric

o Bước 4: Áp dụng thử. HS thử nghiệm Rubric đối với các bài làm mẫu do GV cung cấp. Phần thực hành này có thể tạo sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho HS cách GV sử dụng Rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào. Đồng thời cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa GV và HS về độ tin cậy của Rubric.

o Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ việc dùng thử.

o Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động đánh giá và tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng đối với HS và GV.

- Tiêu chuẩn đánh giá một Rubric tốt

Phạm trù đánh giá Các tiêu chí đánh giá phản ánh đầy đủ nội dung, mục tiêu học tập không?

Mức độ Hướng dẫn có các mức độ khác nhau được

đặt tên và giá trị điểm số có phù hợp không?

Tiêu chí

Các thông tin có mô tả rõ ràng, thể hiện theo một chuỗi liên kết và đảm bảo cho sự phát

Thân thiện với HS Ngôn ngữ có rõ ràng, dễ hiểu đối với HS không?

Thân thiện với GV Có dễ sử dụng đối với GV không?

Tính phù hợp

Có thể đánh giá sản phẩm công việc được không? Nó có thể được dùng để đánh giá nhu

cầu không? HS có thể xác định dễ dàng những lĩnh vực phát triển cần thiết không?

Bảng 1.4. Tiêu chuẩn đánh giá một Rubric tốt 1.3.5. Sử dụng công cụ đánh giá NLTN ở trường Phổ thông

Một đánh giá công bằng phải thể hiện rõ ràng những gì sẽ và không được đánh giá. Mục đích của chúng ta không phải là lừa gạt hoặc bẫy HS hoặc để cho họ biết trước về đánh giá. Cả nội dung đánh giá và cách đánh giá tính điểm phải được công bố công khai có nghĩa là HS biết nội dung và tiêu chí được đánh giá và thường thì trước khi giảng. Khi HS biết những gì sẽ được đánh giá, thì các em có thể xác định được nên học hay tập trung phần nào. Khi biết tiêu chí tính điểm, HS hiểu hơn về những sự khác biệt định tính là GV đang tìm thông qua khả năng của HS. Một cách để giúp HS hiểu được đánh giá là cho họ biết kế hoạch đánh giá, các câu hỏi mẫu, mẫu bài làm và kết quả của các HS khóa trước.

Việc đánh giá năng lực là việc làm mới, nhưng nếu phân tích rõ ràng nội hàm các khái niệm và bóc tách chúng thành những thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ quen thuộc thì ta hoàn toàn có thể đánh giá được.

Cách đánh giá công cụ phổ biến nhất là sử dụng phương pháp chuyên gia. Chuyên gia là những người hiểu rõ về nội hàm các năng lực cần được đánh giá đồng thời phải biết được kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá. Sau khi đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia về độ giá trị, độ tin cậy và độ phân biệt của các công cụ để đánh giá thử nghiệm. Trên cơ sở đánh giá thử nghiệm sẽ thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung công cụ.

1.4. Thực tiễn việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc sử dụng thí nghiệm mở việc sử dụng thí nghiệm mở

Có thể nói Vật lý học là cơ sở, là nền tảng của đa số các ngành kỹ thuật và các quá trình sản xuất. Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ làm ra những sản phẩm có năng suất cao, tiết kiệm sức lao động cho con người. Sự phát triển đó đòi hỏi người lao động phải làm chủ được công nghệ. Nghĩa là họ phải hiểu rõ và có khả năng thao tác, vận hành, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật. Với những học sinh có NLTN Vật lý sẽ luôn tự tin, sẵn sàng và chủ động hơn trong việc tìm hiểu. Các học sinh sẽ có khả năng tiếp cận và có trực giác nhạy bén hơn với các tình huống thực tế. Đặc biệt với Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm thì NLTN càng đóng vai trò quan trọng. Việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh sẽ góp phần giúp các em liên hệ các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết và phát triển toàn diện hơn.

Thực tế, đã có những đề tài nghiên cứu trước đây về việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm mở hoặc bằng những phương pháp có liên quan như:

- “Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh THPT chuyên”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biết tháng 11/2013,1-6 của TS. Nguyễn Văn Biên (2013).

- Luận văn thạc sĩ “Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, Vật lý 11 THPT” của tác giả Đinh Anh Tuấn, Đại học Vinh (2015).

- Luận văn thạc sĩ “ Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”, Vật lý 10 ban cơ bản” của tác giả Phan Minh Tiến, Đại học Sư phạm TPHCM (2012)

- Luận văn thạc sĩ “Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học phần Cơ học Vật Lý 10” của tác giả Trần Nhật Linh, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015).

Tuy vậy tôi nhận thấy, dù đã có những nghiên cứu về việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua các chương “Cơ học”, “Cảm ứng điện từ”, “Quang học”,… nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho việc sử dụng thí nghiệm mở vào việc dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10, cơ bản. Tôi cũng đã tham khảo các nghiên cứu, tìm hiểu những cách tổ chức dạy học, đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh từ các nghiên cứu trên, cùng với đó tôi kế thừa và phát triển thành những ý tưởng của bản thân và đưa ra cách vận dụng quy trình sử dụng thí nghiệm mở vào dạy học chương “Chất khí”, Vật lý 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT. Đây là cơ sở để tôi xây dựng luận văn này.

1.5. Kết luận

Phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh là điều vô cùng cần thiết, nó không chỉ giúp học sinh yêu thích các kiến thức Vật lý mà còn thể hiện khả năng tự lực phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp và trình bày kết quả. Đó chính là những thành tố cơ bản của năng lực giải quyết vấn đề. Nói một cách khác, tổ chức dạy học cho học sinh vận dụng quy trình thí nghiệm mở không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm mà còn giúp phát học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Để đánh giá một cách khách quan hơn việc phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh, song song với việc tổ chức dạy học cho học sinh vận dụng quy trình thí nghiệm mở, việc xây dựng các Rubric đánh giá năng lực thực nghiệm cũng rất quan trọng. Rubric góp phần công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, nhóm HS và tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Nói tóm lại nội dung chương này đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương Chất khí Vật lý 10 cơ bản.

Như đã trình bày, NLTN được cấu trúc từ nhiều khía cạnh nhỏ liên quan đến thực nghiệm như:

+ Năng lực xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết. + Năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm.

+ Năng lực tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế. + Năng lực xử lý, phân tích và trình bày kết quả.

+ Năng lực cải tiến, chế tạo công cụ…

Tiến hành chuyên đề thí nghiệm mở với 4 mức độ mở tăng dần để phát triển các thành tố năng lực thực nghiệm cho học sinh cùng với đó đánh giá sự phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh một cách khách quan nhất để đưa ra các phương án tối ưu trong chuyên đề bằng cách xây dựng Rubric.

Từ những cơ sở lý luận đó, tôi đã tiến hành xây dựng và tổ chức dạy học cho học sinh sử dụng thí nghiệm mở đồng thời xây dựng các công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của HS, nội dung cụ thể được trình bày ở chương II của Luận văn này.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUY TRÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM MỞ Ở TỪNG BÀI CỦA CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10, CƠ BẢN

2.1. Nội dung kiến thức, kĩ năng và các thí nghiệm trong chương “Chất khí” và phương án sử dụng thí nghiệm mở cho từng bài phương án sử dụng thí nghiệm mở cho từng bài

2.1.1. Nội dung của chương

Chương “Chất khí” theo chương trình Vật lý 10 THPT ban cơ bản hiện hành bao gồm 5 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập và 1 tiết kiểm tra. Nội dung của 5 tiết lý thuyết là:

 Tiết 1: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí  Tiết 2: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Boyle-Mariotte

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)