Học sinh tiến hành thí nghiệm kiểm chứng định luật Charles

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 139)

Hình 3.9. Học sinh xử lý và phân tích số liệu thu được

Hình 3.10. Học sinh xử lý và phân tích số liệu thu được

Hình 3.11. Học sinh xử lý và phân tích số liệu thu được

Hình 3.12. Học sinh xử lý và phân tích số liệu thu được

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Trước khi tiến hành TNSP, tôi đã chuẩn bị kĩ những thí nghiệm, nhưng phương án để hỗ trợ các em thông qua việc tìm hiểu các tư liệu. Đồng thời tôi cũng tìm hiểu kĩ các cách tiến hành các mức độ mở ở các nghiên cứu trước đó và vận dụng linh hoạt vào việc soạn thảo tiến trình dạy học sử dụng thí nghiệm mở cho phù hợp với năng lực của học sinh. Tôi cũng tiến hành xây dựng Rubric để đánh giá khách quan hơn NLTN cho HS.

Trước khi dạy các tiết thực nghiệm tôi đã tiến hành phát các Rubric hướng dẫn đánh giá NLTN của HS nhằm công khai các tiêu chí đánh giá.

Trong quá trình TNSP, tôi tiến hành cho HS làm các phiếu học tập mà tôi xây dựng với các bài tập, các yêu cầu dựa trên các mức độ mở khác nhau được nâng dần từ mức độ mở 1 là mức dễ tới mức độ mở 3 là mức khó, trong đó có 3 phiếu học tập cá nhân, 2 phiếu học tập nhóm và 1 phiếu bài tập về nhà nhóm.

Dựa trên các kết quả thu được, tôi tiến hành chấm điểm, thống kê và phân tích kết quả. Từ đó tôi so sánh các mức độ NLTN của HS để từ đó rút ra nhận xét sự phát triển NLTN của HS thông qua việc sử dụng các thí nghiệm mở.

Với những kết quả trên, việc vận dụng một quy trình thí nghiệm mở có chất lượng cao là rất cần thiết, tôi hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có thêm kinh nghiệm để vận dụng và phát triển thêm được những quy trình thí nghiệm mở tốt hơn, khắc phục những nhược điểm gặp phải trong thực nghiệm để góp phần tạo thêm hướng phát triển năng lực thực nghiệm bởi vì việc phát triển NLTN rất quan trọng cho học sinh.

KẾT LUẬN

Đề tài “Phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương “Chất khí”, Vật lý 10, cơ bản được thực hiện trong thời gian ngắn, với quy mô nhỏ, nhưng cũng đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu đề ra. Kết quả thu được như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực thực nghiệm, thí nghiệm mở và cách đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh.

- Vận dụng và cụ thể hóa quy trình sử dụng thí nghiệm mở vào các bài dạy trong chương “Chất khí”, Vật lý 10, cơ bản. Xây dựng được một cách khá hệ thống các Rubric đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT.

- Khảo sát thực trạng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh và tình hình dạy học chương “Chất khí” ở trường THPT để tìm hiểu phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh, những khó khăn mà học sinh và giáo viên gặp phải trong quá trình dạy và học các tiết có sử dụng thí nghiệm, trong việc phát triển năng lực thực nghiệm.

- Sưu tầm và cải tiến lại các dụng cụ thí nghiệm định lượng kiểm chứng các định luật Chất khí, hướng dẫn học sinh nghiên cứu được nhiều thí nghiệm từ đơn giản đến thí nghiệm định lượng kiểm chứng định luật Charles.

- Soạn thảo được 3 giáo án và 3 Rubric đánh giá năng lực thực nghiệm cho 3 bài của chương “Chất khí” với 3 mức độ mở tăng dần.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng thí nghiệm mở. Các thành phần năng lực thực nghiệm của học sinh đều cho thấy sự tiến bộ.

Với kết quả như trên, đề tài đã khẳng định được giả thuyết ban đầu: Nếu vận dụng thí nghiệm mở vào dạy học các kiến thức trong chương “Chất khí” Vật lý 10, cơ bản thì có thể phát triển được năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT.

KIẾN NGHỊ VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI

Do thời gian có hạn, tôi chỉ mới tổ chức thực nghiệm sư phạm trên phạm vi nhỏ. Để những kết luận của đề tài có độ tin cậy cao hơn, đề tài cần được tiếp tục triển khai thực nghiệm sư phạm trên một phạm vi rộng hơn, với thời gian dài hơn và trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Ngoài ra tôi vẫn chưa có thời gian để hỗ trợ học sinh tốt nhất khi thực nghiệm sư phạm và chỉ dừng việc sử dụng thí nghiệm mở ở mức độ 3 dù có tới 4 mức độ mở sau khi đã khảo sát tình hình và xem xét năng lực thực nghiệm của học sinh. Để phát triển đề tài tôi có một số kiến nghị như sau:

- Các dụng cụ thí nghiệm kiểm chứng định luật Chất khí nên được nhà trường trang bị đầy đủ và mới hơn, do hầu hết các thiết bị đều đã cũ hoặc hư hỏng. Nếu muốn giáo viên chuẩn bị hoặc chế tạo thì cần đầu tư kinh phí.

- Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm là việc rất cần thiết cho việc sử dụng thí nghiệm mở nên đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

- Xây dựng các định hướng hướng dẫn học sinh nghiên cứu phương án, chế tạo thiết bị thí nghiệm cũng cần được nghiên cứu kĩ càng hơn nếu như muốn phát triển đề tài. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên phạm vi rộng hơn và thời gian dà hơn để tôi có

thể làm được hết những mong muốn cũng như có những kết luận chính xác hơn về tính hiệu quả của đề tài.

Cuối cùng tôi hi vọng rằng, đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, nhất là trong chương “Chất khí”, Vật lý 10, cơ bản. Những kết quả đạt được có thể là tài liệu tham khảo cho các giáo viên khi giảng dạy chương này ở trường phổ thông và cho các giáo viên đang muốn phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Biên (2013), “Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của HS trường THPT chuyên”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 11/2013,1-6.

2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách giáo khoa Vật Lý 10 ban cơ bản, Nxb Giáo dục.

3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2010), Sách giáo viên Vật Lý 10 ban cơ bản, Nxb Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu 10, Nxb Giáo dục.

5. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1995), Tâm lý học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Hưng (2009), Thí nghiệm Vật lý với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon, tập 1 và 2, Nxb Đại học Sư Phạm.

7. V. Langué (2002), Những bài tập hay về thí nghiệm Vật lý, Nxb Giáo dục.

8. Hoàng Phê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Sửu (Chủ biên), Tài liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ thông Vật lý, Hà Nội.

10.Phạm Thị Phú (2007), “Chế tạo bộ thí nghiệm dạy học các định luật Chất khí-Vật lý 10 phân ban”, Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ, (45), tr.20-21.

11.Phạm Viết Vượng (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12.Trần Nhật Linh (2015), Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học phần Cơ học, Vật lý 10, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

13.Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển dạy học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

14.Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

16.Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật Lý 10, Nxb Giáo dục.

17. Trần Kiều, Nguyễn Thị Lan Phương (2009), Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, Hà Nội.

18.Phan Minh Tiến (2012), Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”, Vật lý 10 ban cơ bản, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư Phạm TPHCM.

19.Lê Thị Ngọc Nhẫn (2014), “Vận dụng Rubric để xây dựng tiêu chí đánh giá môn học”,

Tạp chí khoa học Đại học Sư Phạm TPHCM, (62), tr.146-151.

20.Đinh Anh Tuấn (2015), Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Vinh.

Tài liệu nước ngoài

21.Natalie Pham (2010), “Rubrics”, Learning to think, Thinking to learn: Models and Strategies to Develop a Classroom Culture of Thinking, Hawker Brownlow Education,

USA.

22.Dannelle D. Stevens, Introduction to Rubrics: An Assessment Tool to Save Grading Time, Convey Effective Feedback, and Promote Student Learning, Portland State University, Oregon.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

CỦA HỌC SINH THPT (Phiếu dành cho học sinh)

(Phiếu điều tra phục vụ cho nghiên cứu, không đánh giá chất lượng học sinh. Rất mong các em hợp tác, trả lời trung thực các câu hỏi dưới đây)

Họ và tên:………

Lớp:………Trường:………

Email:………..

Kết quả xếp loại môn Vật lý học kì I: …...

Câu 1: Theo em, Vật lý là môn học như thế nào? □ Khó, trừu tượng □ Bình thường □ Dễ hiểu, dễ học □ Ý kiến khác: ………..

………...………

Câu 2: Trong 1 ngày em dành bao nhiêu thời gian để chuẩn bị( đọc sách + học bài + làm bài tập) bài vật lý ở nhà? ………

Câu 3: Hiện nay, trong giờ học Vật lý em thực hiện các hoạt động dưới đây ở mức độ nào? (Thường xuyên [+]; đôi khi [-]; chưa bao giờ [0])

□ Đọc các kết luận, định nghĩa, định luật, quy tắc trong SGK.

□ Phát biểu các kết luận, định nghĩa, định luật, quy tắc theo ngôn ngữ và cách hiểu riêng của các em.

□ Quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn.

□ Tự tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. □ Tự đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.

□ Tranh luận, trao đổi với GV và các bạn về các nhận xét và kết luận.

□ Vận dụng kiến thức để giải bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế. □ Trong giờ học, GV sử dụng thí nghiệm để giúp học sinh hình thành các kiến thức Vật lý.

Câu 4: Việc sử dụng thí nghiệm trong các giờ học Vật lý ở trường em được thực hiện ở mức độ nào?

□ Thường xuyên □ Đôi khi □ Hầu như không sử dụng

Câu 5: Trong giờ học vật lý, em được tiến hành thí nghiệm vật lý bao nhiêu lần ( hoặc bao nhiêu tiết) 1 tuần? ………

Câu 6: Khi tiến hành thí nghiệm thì bản thân em thường gặp khó khăn hoặc là yếu những kỹ năng nào?

□ Kỹ năng mô tả, xác định vấn đề.

□ Kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm □ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm

□ Kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm □ Kỹ năng bố trí, lắp ráp thí nghiệm

□ Kỹ năng xử lý, phân tích và trình bày kết quả thí nghiệm

□ Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lý

□ Ý kiến khác:………...

Câu 7: Việc sữ dụng thí nghiệm vật lý được gv tổ chức như thế nào trong giờ học? □ Quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn.

□ Tự tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. □ Tự đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.

□ Ý kiến khác: ………

Câu 8: Em có bao giờ được tự kiểm chứng các định luật Vật lý thông qua việc tiến hành các thí nghiệm không?

□ Thường xuyên □ Đôi khi □ Hầu như chưa bao giờ

Câu 9: Các em có cảm thấy hứng thú khi tự tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng các định luật không?

□ Rất hứng thú □ Bình thường □ Không hứng thú

Câu 10: Em có tham gia làm thí nghiệm chung với các bạn trong nhóm không? □ Tham gia tích cực □ Tham gia □ Không tham gia

Câu 11: Mức độ hiểu bài của các em khi tiến hành thí nghiệm là như thế nào?

□ Tốt □ Bình thường □ Kém

Câu 12:Em mong đợi những gì khi học môn Vật lý để được phát triển năng lực thực nghiệm của mình?

□ Được trực tiếp đề xuất, tiến hành thí nghiệm □ Được tự mình kiểm chứng các định luật Vật lý □ Được tham gia chế tạo dụng cụ thí nghiệm □ Hoạt động nhóm thảo luận các vấn đề

□ Ý kiến khác: ………...

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

CỦA HỌC SINH THPT (Phiếu dành cho giáo viên Vật lý)

(Phiếu này chỉ dùng với mục đích nghiên cứu khoa học, nhằm góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng tiến trình dạy học mang tính khả thi. Chúng không có

mục đích đánh giá giáo viên, rất mong quý thầy cô dành chút thời gian)

I- Thông tin cá nhân

Họ và tên của quý thầy (cô) :……… Trường đang giảng dạy:………

II- Nội dung phỏng vấn

Câu 1: Quý thầy (cô) có nhận xét gì về thiết bị thí nghiệm được cung cấp để giảng dạy tại trường THPT?

□ Tốt, độ chính xác cao □ Bình thường □ Không tốt, sai số lớn □ Ý kiến khác: ………

Câu 2: Quý thầy (cô) có thường khó khăn trong việc tiến hành thí nghiệm biểu diễn không?

□ Thường xuyên □ Đôi khi □ Chưa bao giờ

Câu 3: Khó khăn thầy cô thường gặp khi tiến hành thí nghiệm là gì? □ Dụng cụ không tốt dẫn tới sai số khi tiến hành

□ Sai sót trong quá trình tiến hành thí nghiệm □ Nhầm lẫn giữa các thí nghiệm giống nhau

□ Ý kiến khác: ………

Câu 4: Theo quý thầy (cô), năng lực thực nghiệm Vật lý là gì?

……… ………

Câu 5: Trong các yếu tố sau đây, theo quý thầy (cô) yếu tố nào nằm trong nội dung của năng lực thực nghiệm Vật lý?

a. Xác định vấn đề ………..□

b. Nêu dự đoán, giả thuyết……….. □

d. Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu ………□

e. Xử lý, phân tích và trình bày kết quả ………..□

f. Cải tiến, chế tạo thiết bị ……….. □

Câu 6: Theo quý thầy (cô), trong quá trình làm thí nghiệm thì kỹ năng nào học sinh còn chưa được tốt.

□ Kỹ năng quan sát, xác định vấn đề và dự đoán giả thuyết. □ Kỹ năng đề xuất và thiết kế phương án thí nghiệm

□ Kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm □ Kỹ năng lắp ráp, bố trí thí nghiệm □ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm

□ Kỹ năng cải tiến, chế tạo thiết bị thí nghiệm

□ Kỹ năng xử lý, phân tích, trình bày kết quả thí nghiệm

□ Ý kiến khác: ………

Câu 7: Quý thầy (cô) đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh thông qua hình thức nào? □ Quan sát hoạt động của học sinh trong quá trình thí nghiệm và đánh giá

□ Sử dụng các bài kiểm tra để đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh □ Đánh giá dựa vào các phiểu học tập

□ Đánh giá dựa vào bảng đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh (Rubric) □ Đánh giá bẳng cách đặt câu hỏi trực tiếp

□ Ý kiến khác: ………

Câu 8: Theo thầy (cô), việc phát triển năng lực thực nghiệ cho học sinh hiện nay gặp những khó khăn gì?

□ Thời gian cho các bài thực hành thí nghiệm còn hạn chế

□ Số học sinh/mỗi lớp đông, giáo viên không thể quan sát đánh giá hết cả lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 139)