8. Cấu trúc khóa luận
3.5.1. Nội dung điều tra
Khi vận dụng quy trình dạy học sử dụng thí nghiệm mở và các thí nghiệm đã trình bày ở trên, trước hết ta cần tìm hiểu thực trạng thiết bị thí nghiệm, thực trạng phát triển năng lực thực nghiệm ở trường THPT hiện nay, để trên cơ sở đó, xác định được các thiết bị thí nghiệm cần phải cải tiến, hoàn thiện hay thiết kế, chế tạo mới. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu tình hình phát triển năng lực thực nghiệm của chương này tại hai trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - tỉnh Đồng Nai, Trường Trung Học Thực Hành – trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
Việc tìm hiểu tình hình phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh THPT trong đó có tình trạng phát triển năng lực thực nghiệm của chương “Chất khí” và thực trạng thiết bị thí nghiệm ở những trường này bao gồm:
• Thực trạng thiết bị thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh của các trường, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo, của giáo viên và học sinh.
• Tìm hiểu các phương pháp dạy chủ yếu mà giáo viên sử dụng, việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm của giáo viên trong quá trình dạy học các chương trước và trong quá trình dạy học chương “Chất khí”.
• Tìm hiểu hoạt động học tập trên lớp trong các tiết học Vật lý và hoạt động ở nhà của học sinh. Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh với các tiết học có hỗ trợ thí nghiệm. Từ đó đánh giá sơ bộ tình hình phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh. • Xác định những khó khăn, sai lầm phổ biến của học sinh trong quá trình phát triển
năng lực thực nghiệm của chương này. Từ đó, sơ bộ đưa ra nguyên nhân và biện pháp để phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh thông qua chương “Chất khí” Vật lý 10, cơ bản