Về phương pháp dạy và những khó khăn trong việc phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 115 - 116)

8. Cấu trúc khóa luận

3.5.3.2. Về phương pháp dạy và những khó khăn trong việc phát triển năng lực

nghiệm cho học sinh của giáo viên THPT với môn Vật Lý nói chung và chương “Chất khí” nói riêng

Trong quá trình dự các tiết dạy mẫu của giáo viên tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, cũng như tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực thực nghiệm (phiếu khảo sát giáo viên) tôi nhận thấy những phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử dụng ở chương này là:

- 100% giáo viên sử dụng phương pháp thông báo các kiến thức theo trình tự nêu trong sách giáo khoa, cố gắng trình bày đủ các kiến thức, có chú ý nhấn mạnh nội dung các kiến thức cơ bản (các đoạn in đậm, in nghiêng trong sách giáo khoa). - 75% giáo viên được khảo sát, mô tả thí nghiệm Boyle-Mariotte, thí nghiệm Charles

trong sách giáo khoa mà không làm thí nghiệm, 25% số giáo viên còn lại tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn kiểm chứng định luật Boyle-Mariotte.

- 100% giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học sinh theo dõi chứ không để học sinh tự tiến hành.

Hình 3.1. Dụng cụ kiểm chứng định luật Boyle-Marriotte ở

- Giáo viên có yêu cầu học sinh xử lý số liệu từ bảng số liệu mà sách giáo khoa đưa ra rồi từ đó rút ra kết luận, không yêu cầu học sinh phải tính sai số tỉ đối để biết được độ chính xác của thí nghiệm mà sách giáo khoa đưa ra.

- Giáo viên có đặt câu hỏi cho học sinh nhưng chủ yếu là những câu hỏi mang tính chất tái hiện đơn thuần các kiến thức đã học. Do vậy, không có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.

Qua quá trình tìm hiểu tình hình phát triển năng lực thực nghiệm (phiếu khảo sát giáo viên) cũng như tìm hiểu việc dạy và học chương “Chất khí” ở một số trường THPT đã nêu ở trên những khó khăn của giáo viên trong việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT là:

- Dụng cụ thí nghiệm thường bị hư hỏng nhiều, độ chính xác thường không cao. - 100% các giáo viên được khảo sát nói rằng thời gian của một tiết học là rất ít nên

giáo viên khó tổ chức tiết học thí nghiệm cho học sinh.

- Số học sinh của mỗi lớp khá đông nên giáo viên thường không quan sát được hết lớp.

- Giáo viên thường chỉ thông báo kiến thức, nhấn mạnh những nội dung cơ bản và đôi khi là biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát chứ không tổ chức cho học sinh tự đề xuất hay tự tiến hành thí nghiệm vì tốn khá nhiều thời gian.

- 25% giáo viên được khảo sát chưa tìm hiểu những phương pháp để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)