8. Cấu trúc khóa luận
1.4. Thực tiễn việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc
việc sử dụng thí nghiệm mở
Có thể nói Vật lý học là cơ sở, là nền tảng của đa số các ngành kỹ thuật và các quá trình sản xuất. Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ làm ra những sản phẩm có năng suất cao, tiết kiệm sức lao động cho con người. Sự phát triển đó đòi hỏi người lao động phải làm chủ được công nghệ. Nghĩa là họ phải hiểu rõ và có khả năng thao tác, vận hành, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật. Với những học sinh có NLTN Vật lý sẽ luôn tự tin, sẵn sàng và chủ động hơn trong việc tìm hiểu. Các học sinh sẽ có khả năng tiếp cận và có trực giác nhạy bén hơn với các tình huống thực tế. Đặc biệt với Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm thì NLTN càng đóng vai trò quan trọng. Việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh sẽ góp phần giúp các em liên hệ các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết và phát triển toàn diện hơn.
Thực tế, đã có những đề tài nghiên cứu trước đây về việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm mở hoặc bằng những phương pháp có liên quan như:
- “Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh THPT chuyên”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biết tháng 11/2013,1-6 của TS. Nguyễn Văn Biên (2013).
- Luận văn thạc sĩ “Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, Vật lý 11 THPT” của tác giả Đinh Anh Tuấn, Đại học Vinh (2015).
- Luận văn thạc sĩ “ Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”, Vật lý 10 ban cơ bản” của tác giả Phan Minh Tiến, Đại học Sư phạm TPHCM (2012)
- Luận văn thạc sĩ “Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học phần Cơ học Vật Lý 10” của tác giả Trần Nhật Linh, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015).
Tuy vậy tôi nhận thấy, dù đã có những nghiên cứu về việc phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua các chương “Cơ học”, “Cảm ứng điện từ”, “Quang học”,… nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho việc sử dụng thí nghiệm mở vào việc dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10, cơ bản. Tôi cũng đã tham khảo các nghiên cứu, tìm hiểu những cách tổ chức dạy học, đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh từ các nghiên cứu trên, cùng với đó tôi kế thừa và phát triển thành những ý tưởng của bản thân và đưa ra cách vận dụng quy trình sử dụng thí nghiệm mở vào dạy học chương “Chất khí”, Vật lý 10 cơ bản nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT. Đây là cơ sở để tôi xây dựng luận văn này.