Về hoạt động học tập và tình hình phát triển năng lực thực nghiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 116 - 118)

8. Cấu trúc khóa luận

3.5.3.3. Về hoạt động học tập và tình hình phát triển năng lực thực nghiệm của

sinh THPT với môn Vật Lý nói chung và đối với chương “Chất khí” nói riêng.

- Hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe thông báo, diễn giảng của giáo viên, đọc những định nghĩa, quy tắc trong sách giáo khoa, ghi chép lại những điều giáo viên ghi trên bảng và những câu giáo viên nhấn mạnh hoặc nhắc lại nhiều lần. Học sinh thường học theo vở ghi (theo kiểu học thuộc lòng), nhưng đáng chú ý là vở ghi của nhiều em ghi thiếu nội dung, một số chỗ còn ghi sai. Đôi khi các em được quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn và giải thích một vài hiện tượng trong thực tế.

- Học sinh hầu như rất ít tiếp xúc với thí nghiệm, 100% các trường được khảo sát, học sinh chỉ được làm thí nghiệm 1-2 lần/1 học kì.

- Học sinh thường dành rất ít hoặc không dành thời gian để đọc bài trước ở nhà, 20% học sinh được khảo sát chủ yếu là các học sinh có học lực khá, giỏi thì cũng chỉ dành khoảng 1-2 tiếng để đọc trước bài học. Đa phần các em chỉ đọc các ghi nhớ, định nghĩa mà ít để ý tới các thí nghiệm trong sách giáo khoa.

- 86% học sinh khi được hỏi đều tỏ ra hứng thú và tham gia tích cực với việc được tự đề xuất và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các định luật Vật Lý, 79% học sinh trả lời là luôn tích cực tham gia hoạt động nhóm.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh THPT (phiếu khảo sát học sinh) cũng như theo dõi tập ghi chép của 20 học sinh thuộc 2 lớp 10A1 và 10 chuyên Anh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh-Đồng Nai sau khi học xong chương “Chất khí” tôi nhận thấy:

* Về tình trạng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh:

- Học sinh đều trả lời là thời gian học thí nghiệm trên trường là rất ít. Chỉ khoảng 1-2 lần/1 học kì.

- Do rất ít được tiếp xúc với thí nghiệm, hoặc chỉ được xem thí nghiệm biểu diễn từ giáo viên rồi từ đó xử lý các số liệu do giáo viên cung cấp nên hầu hết các khi tham gia khảo sát học sinh đều yếu các thành phần năng lực thực nghiệm như đề xuất phương án thí nghiệm, tiến hành các phương án thí nghiệm và đặc biệt là năng lực cải tiến dụng cụ thí nghiệm và chế tạo dụng cụ thí nghiệm. Nhận xét một cách chung là mức độ năng lực thực nghiệm của học sinh THPT là khá thấp.

* Về tình trạng học tập của học sinh đối với chương “Chất khí”:

- Học sinh cũng tỏ ra rất hứng thú với việc hoạt động nhóm, tham gia đề xuất và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng các định luật.

- Học sinh thường ghi chép các ghi nhớ và các nhấn mạnh của giáo viên nhưng đôi khi không hiểu rõ vấn đề đã ghi nên một số em còn ghi sai cả ghi nhớ

- Học sinh được giáo viên yêu cầu xử lý các số liệu trong SGK, đa phần các em đều làm tốt việc xử lý và đều kết luận là các thí nghiệm kiểm chứng các định luật Chất khí là không có sai số. Đây là một sai lầm mà học sinh thường gặp phải khi không được tiến hành thí nghiệm thật mà phải xử lý số liệu trong SGK.

- Học sinh thường chỉ học thuộc lòng các ghi nhớ, thuyết động học phân tử Chất khí, định luật Boyle-Mariotte, Charles, phương trình trạng thái khí lý tưởng mà không biết nó áp dụng thế nào ngoài thực tế. Nhiều học sinh thắc mắc vận tốc phân tử chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ vậy áp suất sẽ như thế nào, hoặc người ta làm thế nào để kiểm chứng định luật Boyle-Mariotte trong thực tế. Các em khá tò mò về các kiến thức mình đã học vì các em không được chứng kiến tận mắt mà phải tưởng tượng.

- Nhiều học sinh không nhận biết được lượng khí trong các định luật Chất khí phải là lượng khí xác định do chỉ được nghe giảng giải từ giáo viên mà không được quan sát trực tiếp từ thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT bằng việc vận dụng thí nghiệm mở thông qua chương chất khí vật lý 10 cơ bản​ (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)