8. Cấu trúc khóa luận
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả thực nghiệm bài “Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí”
Mức độ mở của bài “Cấu tạo chất-Thuyết động học phân tử chất khí” là mức độ mở 1. Như đã nói ở chương II đây là mức độ dễ nhất và dựa vào công cụ đánh giá cũng đã xây dựng ở chương II, tôi đã tiến hành TNSP ở 2 lớp 10.1, 10CT, trường Trung Học Thực Hành ĐHSP theo kế hoạch đã trình bày ở mục 4.1 và thu được các kết quả như sau:
• Đối với thành phần năng lực xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết:
+ Năng lực quan sát diễn biến hiện tượng, xác định kiến thức liên quan: có 60/60 học sinh thể hiện năng lực này trong đó có 30 học sinh thể hiện mức năng lực giỏi, 26 học sinh thể hiện mức năng lực khá, 4 học sinh thể hiện mức năng lực trung bình.
✓ Ở mức độ mở 1 tôi không có cơ sở để đánh giá các thành tố năng lực: Xác định mục đích thí nghiệm, dự đoán và xây dựng giả thuyết về hiện tượng và đưa ra các lập luận, logic, biện chứng do tất cả các thành tố trên đều đã được chuẩn bị sẵn, học sinh không tham gia vào các hoạt động để đánh giá các thành tố năng lực trên.
• Đối với thành phần năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm:
+ Năng lực kiến thức TBTN: Có 60/60 HS thể hiện năng lực này, trong đó có 22 học sinh thể hiện mức năng lực giỏi, 28 học sinh thể hiện mức năng lực khá, 10 học sinh thể hiện mức năng lực trung bình
✓ Ở mức độ mở 1 tôi không có cơ sở để đánh giá các thành tố năng lực: đề xuất phương án thí nghiệm, thiết kế phương án thí nghiệm và xây dựng sơ đồ bố trí thí nghiệm do tất cả các thành tố trên đều đã được chuẩn bị sẵn, học sinh không tham gia vào các hoạt động để đánh giá các thành tố năng lực trên.
• Đối với thành phần năng lực tiến hành các phương án thí nghiệm đã thiết kế
- Do lượng học sinh đông và để đánh giá một cách đơn giản hơn thành phần năng lực này, tôi tiến hành chia 60 học sinh ở 2 lớp thành 6 nhóm, và đánh giá các thành phần
của năng lực này theo các nhóm, dựa vào hoạt động của các nhóm, bài báo cáo thí nghiệm nhóm và phân chia công việc của nhóm với từng thành viên tôi sẽ rút ra đánh giá về mức độ năng lực của các cá nhân trong nhóm.
+ Năng lực lập kế hoạch TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+ Năng lực lắp rắp dụng cụ TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+Năng lực bố trí TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình
+ Năng lực thao tác TN: có 6/6 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+ Năng lực xử lý sự cố TN: có 6/6 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+ Năng lực tiến hành TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+ Tốc độ TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 1/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá., 2/6 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
✓ Ở mức độ mở 1, tôi cung cấp sẵn cho HS phương án thí nghiệm, dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm, HS chỉ dựa theo hướng dẫn của giáo viên và tài liệu có sẵn để tiến hành các thao tác thí nghiệm, mức độ này là mức độ mở đơn giản nhất nên đa phần HS cũng đã đáp ứng được các tiêu chí thành phần của năng lực tiến hành phương án thí nghiệm, tuy nhiên do ít tiếp xúc với việc tiến hành thí nghiệm, làm việc nhóm nên HS còn khá lúng túng trong việc phân công nhiệm vụ, thao tác thí nghiệm còn chậm, giáo viên phải theo dõi và giúp đỡ HS nhiều, theo quan sát của tôi học sinh cũng không quá hào hứng với thí nghiệm ở mức độ này do HS chỉ tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của tài liệu nên có vài HS không tham gia tích cực trong việc làm thí nghiệm nhóm.
• Đối với thành phần năng lực xử lý số liệu, phân tích và trình bày kết quả
+ Năng lực vận dụng: có 42/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 13 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 26 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 3 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
✓ Ở mức độ mở 1, do tính chất bài học và phương án thí nghiệm đã chuẩn bị, tôi không đánh giá các thành phần năng lực trình bày số liệu, xử lý số liệu và phân tích kết quả.
• Đối với thành phần năng lực cải tiến, chế tạo dụng cụ
✓ Mức độ mở 1, tôi cung cấp sẵn dụng cụ và thiết bị thí nghiệm nên tôi không đánh giá HS các thành phần năng lực này.
3.6.2. Kết quả thực nghiệm bài “Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Boyle- Mariotte”
Sau khi tiến hành thực nghiệm SP ở mức độ mở 1 đối với bài “ Cấu tạo chất -Thuyết động học phân tử Chất Khí” và nhận thấy học sinh đã cơ bản hiểu được những đánh giá cơ bản về năng lực thực nghiệm cũng như đã phần nào thể hiện được NLTN của bản thân nên tôi quyết định tiếp tục nâng mức độ mở lên thành mức độ mở 2 đối với bài “Quá trình đẳng nhiệt- Định luật Boyle-Mariotte” kết hợp với đó là một số bài tập thí nghiệm ở mức độ mở
1 mà tôi đã trình bày trong Rubric đánh giá năng lực cho bài “Quá trình đẳng nhiệt-Định luật Boyle-Mariotte”. Sau quá trình thực nghiệm ở hai lớp 10.1 và 10CT tôi thu được những kết quả sau.
• Đối với thành phần năng lực xác định vấn đề nghiên cứu, xác định giả thuyết:
+ Năng lực quan sát diễn biến hiện tượng, xác định kiến thức liên quan: có 60/60 HS thể hiện được năng lực, trong đó có 36 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 22 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 2 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực dự đoán, đưa ra giả thuyết: số HS thể hiện được năng lực dự đoán có 60/60 HS, trong đó có 21 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 26 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 13 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực đưa ra các lập luận logic, biện chứng: có 56/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 21 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 24 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 11 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
• Đối với thành phần năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm:
+ Năng lực kiến thức TBTN: Có trung bình 60/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó 35 HS thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 17 HS thể hiện năng lực này ở mức khá,
+ Năng lực đề xuất phương án thí nghiệm: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này và trong đó có 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức trung bình.
+ Năng lực thiết kế phương án thí nghiệm: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực xây dựng sơ đồ bố trí thí nghiệm: có trung bình 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
• Đối với thành phần năng lực tiến hành các phương án thí nghiệm đã thiết kế
+ Năng lực lập kế hoạch TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
+ Năng lực lắp ráp dụng cụ TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+Năng lực bố trí TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
+ Năng lực thao tác TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 4 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực xử lý sự cố: có 6/6 nhóm HS phải thể hiện năng lực này, trong đó có 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 4 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực tiến hành TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Tốc độ TN: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
• Đối với thành phần năng lực xử lý số liệu, phân tích và trình bày kết quả
- Tương tự như thành phần năng lực tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế, như đã trình bày ở mục trên, để công việc đánh giá năng lực đơn giản hơn tôi cũng đánh giá hầu hết thành phần của năng lực xử lý số liệu, phân tích và trình bày kết quả bằng cách đánh giá theo nhóm, rồi dựa vào phân công công việc, quan sát sự làm việc của
từng nhóm cũng như đánh giá của nhóm với các thành viên trong nhóm tôi sẽ đánh giá mức độ năng lực của từng cá nhân.
+ Năng lực trình bày kết quả: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
+ Năng lực xử lý số liệu: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
+ Năng lực phân tích: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 1 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực vận dụng: có 60/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 32 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 24 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 4 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
• Đối với thành phần năng lực cải tiến, chế tạo dụng cụ
- Tôi cũng đánh giá thành phần năng lực này theo nhóm
+ Phát hiện nguồn sai số: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 4 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 2 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Biện pháp khắc phục sai số: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 3 nhóm thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
3.6.3. Kết quả thực nghiệm bài “Quá trình đẳng tích-Định luật Charles”
Sau khi tiến hành thực nghiệm SP ở mức độ mở 2 đối với bài “Quá trình đẳng tích- Định luật Charles” và thu được những kết quả khả quan như trên, nên tôi quyết định tiếp tục nâng mức độ mở lên thành mức độ mở 3 đối với bài “Quá trình đẳng tích- Định luật Charles” thông qua dạng bài tập về nhà để HS chuẩn bị trước và sau đó là buổi học chính
trên lớp thông qua các phiếu học tập cá nhân và nhóm mà tôi đã trình bày trong chương trước. Học sinh sau khi tham gia hoạt động tích cực các buổi thí nghiệm mở ở các mức độ 1 và 2 cũng như đánh giá lẫn nhau thông qua các phiếu Rubric đánh giá được phát trong mỗi bài nên đã nắm khá vững các năng lực thực nghiệm. Tuy nhiên đây là một mức độ khó và đòi hỏi năng lực cao nên ngoài sự cố gắng tìm hiểu thực hiện của HS, tôi cũng theo dõi sát sao từng quá trình chuân bị của HS để có sự hỗ trợ tốt nhất. Sau quá trình thực nghiệm ở hai lớp 10.1 và 10CT tôi thu được những kết quả sau.
• Đối với thành phần năng lực xác định vấn đề nghiên cứu, xác định giả thuyết:
+ Năng lực quan sát diễn biến hiện tượng, xác định kiến thức liên quan: có 60/60 HS thể hiện được năng lực, trong đó có 40 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 20 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá.
+ Năng lực dự đoán, đưa ra giả thuyết: số HS thể hiện được năng lực dự đoán có 60/60 HS, trong đó có 32 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 26 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 2 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
+ Năng lực đưa ra các lập luận logic, biện chứng: có 59/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 22 HS thể hiện năng lực này ở mức độ giỏi, 27 HS thể hiện năng lực này ở mức độ khá, 10 HS thể hiện năng lực này ở mức độ trung bình.
• Đối với thành phần năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm:
+ Năng lực kiến thức TBTN: Có trung bình 60/60 HS thể hiện được năng lực này, trong đó có 40 HS thể hiện năng lực này ở mức giỏi, 19 HS thể hiện năng lực này ở mức khá, 1 HS thể hiện năng lực này ở mức trung bình
+ Năng lực đề xuất phương án thí nghiệm: có 6/6 nhóm HS thể hiện được năng lực