Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Xác định mục tiêu bài dạy là cơ sở căn bản đầu tiên để tiến hành soạn giáo án cho một bài cụ thể và đo lường kết quả học tập của HS, đồng thời đánh giá được mức độ thành công của phương pháp và phương tiện dạy học. Khi xây dựng bài tập tình huống dạy học chúng tôi căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn kiến thức xây dựng bài tập
cho phù hợp, để thông qua việc sử dụng BTTH cũng đồng thời đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.
Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức dạy
Đối chiếu với mục tiêu bài dạy để xác định những kiến thức HS cần đạt được, trong đó có kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản.
Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống
Sau khi xây dựng câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi liên quan đến các đơn vị kiến thức dạy học trong bài, GV lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống. Tiêu chí để lựa chọn vấn đề kiến thức xây dựng tình huống:
- Tính thiết thực và lợi ích của vấn đề đem lại sau khi giải quyết. - Tính đơn giản hay phức tạp của vấn đề; vấn đề có khó hay quá dễ.
- Vấn đề có liên quan đến thực tiễn đời sống, sản xuất, môi trường,… không? - Vấn đề có dễ thiết kế và nghiên cứu tài liệu không…?
Bước 4 : Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu để thiết kế tình huống bằng cách tìm kiếm từ các nguồn như sách, báo, tài liệu tham khảo, từ các website, các báo điện tử, từ những tin tức, sự kiện nóng hổi đang diễn ra có liên quan đến bài học, từ những tình huống bắt gặp trong cuộc sống hoặc kinh nghiệm bản thân, từ những kinh nghiệm dân gian trong ca dao, tục ngữ, từ tranh ảnh minh họa, phim ảnh…
Bước 5: Thiết kế tình huống
- Trước tiên cần đánh giá và phân tích dữ liệu. Cần lựa chọn những thông tin quan trọng phù hợp với trình độ HS. Nếu đưa quá nhiều hay quá ít thông tin sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc xác định trọng tâm của vấn đề.
- Sau khi lựa chọn được những thông tin cần thiết, giáo viên cần lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế nhằm khai thác tối đa giá trị của tình huống đem lại. Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể, người giáo viên có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau :
+ Mô tả tình huống bằng mẩu chuyện kể, câu thơ; ca dao, tục ngữ… + Mô tả tình huống thông qua những đoạn phim ngắn, trích đoạn clip. + Mô tả tình huống thông qua các thí nghiệm nhỏ…
+ Sử dụng các tranh ảnh, hình ảnh, mẫu vật…làm gia tăng thêm tính chân thực và thực tiễn của tình huống.
- Cuối cùng GV tiến hành thiết kế tình huống trên cơ sở thông tin được thu thập và hình thức thiết kế tình huống. GV cần thiết kế BTTH phác họa được vấn đề có tính phức tạp nhưng được cấu trúc một cách logic để người học suy nghĩ và giải quyết. Nếu là các tình huống thực tế, thì tình huống đó phải điển hình và có tính thời sự, đồng thời phải có sự gia công thêm về phương diện sư phạm.
Bước 6: Hoàn thiện BTTH
- GV có thể so sánh mục tiêu bài dạy với mục đích đạt được khi giải quyết xong tình huống để đánh giá sự phù hợp của tình huống với mục tiêu, nội dung kiến thức mà HS cần đạt được. Chuẩn bị các câu hỏi, phương tiện kĩ thuật cần thiết để hướng dẫn HS giải quyết tình huống. Thử nghiệm các tình huống dạy học trong từng tiết học cụ thể.
- Trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến với các GV khác về nội dung và cách giải quyết vấn đề trong từng tình huống.
- Cuối cùng là chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện BTTH.