Một số yêu cầu khi sử dụng bài tập tình huống để phát triển NLTDPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên​ (Trang 70 - 71)

- Đảm bảo phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh

Bài tập hóa học vừa là phương tiện vừa là phương pháp dạy học hiệu quả đã và đang được chú trọng sử dụng trong dạy học hóa học. Tuy nhiên để phát triển NLTDPB cần có hệ thống bài tập định hướng riêng và có các biện pháp sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng của năng lực thành phần thuộc NLTDPB. Các bài tập này phải phù hợp với nội dung kiến thức, và rèn luyện được các năng lực thành phần của tư duy phản biện.

- Sử dụng bài tập phải đảm bảo phù hợp với nội dung và mục tiêu dạy học

Việc sử dụng bài tập để phát triển NLTDPB không những phải đảm bảo được sự phát triển được NLTDPB mà còn đảm bảo nội dung kiến thức cần biết, hiểu; kĩ năng, thái độ cần hình thành, rèn luyện cho người học. Có như vậy quá trình dạy học mới đảm bảo được mục tiêu giáo dục mang tính toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hình thành các năng lực cơ bản, phát triển năng lực riêng biệt cá nhân.

- Đảm bảo học sinh là chủ thể của các hoạt động dạy học

HS phải được đặt mình vào vị trí là người giải quyết các vấn đề, các tình huống thực tiễn, tình huống khám phá kiến thức thì mới phát huy được tính chủ động, tích cực của HS. Học sinh sẽ chủ động suy nghĩ, phân tích, nhận xét, đưa ra lựa chọn hợp

lý nhất. Đồng thời để HS là chủ thể tích cực trong các hoạt động học tập đó thì cần phải phù hợp với trình độ nhận thức, mức độ phát triển TDPB và quy luật phát triển tâm lý, năng lực của HS.

- Đảm bảo việc khai thác được kiến thức, phát triển kĩ năng, thái độ từ bài tập và tạo hứng thú học tập cho người học

BTHH phải xuất phát từ kiến thức HS cần nắm vững và kỹ năng HS cần được hình thành và rèn luyện, để thu hút HS hơn cũng cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng của Hóa học trong thực tiễn. Thông qua các dạng bài tập thực tế này làm cho học sinh thấy được việc học Hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức Hóa học rất gần gũi, thiết thực với cuộc sống. Đồng thời, các BTHH cần khai thác các nội dung về vai trò của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các hiện tượng tự nhiên, kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Hóa học.

- Phù hợp với đặc thù của bộ môn Hóa học và điều kiện thực tế của quá trình dạy học ở trường phổ thông

Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm do đó khi sử dụng bài tập hóa học trong dạy học cần đảm bảo các số liệu, hiện tượng đã được kiểm chứng đúng theo thực nghiệm. Các bài tập rèn luyện năng lực thực hành, thí nghiệm phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

- Tạo điều kiện phân hóa học sinh

BT nói chung và BTTH nói riêng dùng trong dạy học Hoá học là cơ sở cho GV quan sát, đánh giá được mức độ biểu hiện và khả năng phát triển năng lực của từng HS để từ đó có sự điều chỉnh, tác động khác nhau đến từng HS cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên​ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)