9. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.4. Những nquyên nhân từ phía công tác đào tạo,bồi dưỡng
2.4.1. Những nguyên nhân từ phía công tác đào tạo
Xét ở góc độ số lượng:
Trong thời gian qua, vì chưa có Trường đào tạo giáo viên THCS tại Tỉnh Sóc Trăng nên phải gởi đi đào tạo ở tỉnh Cần Thơ và các tỉnh bạn khác. Tình hình chiêu sinh hằng năm rất ít, mỗi năm có khoảng vài chục học sinh đăng ký thi vào Trường CĐSP Cần Thơ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng không đủ giáo viên như:
• Số lượng tuyển sinh ít do ngành sư phạm chưa chưa thu hút . Vì có nhiều ngành khác hấp dẫn hơn.
• Vì đi học xa nhà nên học sinh có tâm lý ngán ngại không muốn dự thi vào CĐSP. Nếu cần đi xa, tâm lý chung thích thi vào đại học.
• Mức lương cho giáo dục lúc bấy giờ quá thấp và vì thiếu công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nên các em không có ý thức vào ngành sư phạm.
Xét ở góc độ cơ cấu bộ môn
• Các cơ quan chức năng chưa có qui hoạch tổng thể lâu dài cho công tác đào tạo theo các ngành học.
• Trường CĐSP Sóc Trăng còn quá mới nên không đủ khả năng đào tạo đầy đủ cho các ngành thiếu vì thiếu mã ngành đào tạo, thiếu giảng viên chuyên ngành.
• Giáo viên thiếu nên chuẩn đầu vào lấy rất thấp, dẫn đến chất lượng đào tạo cũng hạn chế.
• Tâm lý học sinh học sư phạm vì yêu nghề thường có tỉ lệ không cao, có một bộ phận không phải vì yêu nghề mà do trốn tránh nơhĩa vụ quân sự tại địa phương mới vào sư phạm. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt.
• Tâm lý xã hội lúc bấy giờ chưa coi trọng người làm công tác giáo dục, lương thấp nên mục đích học tập, phấn đấu của sinh viên chưa cao.
• Trong giai đoạn này, hệ đào tạo chưa chuẩn, chỉ đào tạo hệ 12+2, chứ chưa đào tạo chuẩn như hiện nay ( 12+3 ), chất lượng ra trường chưa đạt yêu cầu mong muốn.
• Trang thiết bị thí nghiêm, thực hành ở các trường CĐSP trong khu vực Đồng bằng sông cửu Long còn nhiều thiếu thốn nên hiệu quả đào tạo cũng còn nhiều hạn chế.
• Đang có mâu thu ẩn trong qui chế tuyển sinh , nhất là có chính sách líu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng, dẫn đến nhiều học sinh giỏi không được vào học sư phạm.
• Trong những năm gần đây số lượng tuyển sinh đầu vào có tăng , nhưng chất lượng đầu vào còn hạn chế. Tuyển sinh hằng năm tuy có nhiều thí sinh đăng ký dự thi hơn nhưng điểm chuẩn tuyển vào rất thấp. Có những năm số đăng ký thi ít hơn chỉ tiêu tuyển, nên hầu hết thí sinh đều trúng tuyển. Chất lượng từng bước tuy có nâng lên, nhưng chưa cao. GV THCS được đào tạo dạy hai môn nên chuyên môn chính chưa có điều kiện chuyên sâu, còn chuyên môn phụ thì không được bố trí nhiều thời gian nên khi ra trường thường môn phụ dạy ít hiệu quả.
2.4.2. Những nguyên nhân từ phía công tác bồi dưỡng
Xét ở góc độ số lượng
• Chưa tổ chức được qui mô bồi dưỡng đông đảo cho giáo viên THCS vì khả năng cơ sở vật chất của Trường CĐSP chưa đáp ứng được. Cần đẩy mạnh tiến độ bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên trong tỉnh, số lượng giáo viên dưới chuẩn còn nhiều, tiến độ còn chậm.
• Ý thức học tập nâng cao trình độ của giáo viên chưa cao nên chưa mạnh dạn đăng ký đông, nhiều về số lượng.
• Nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, thậm chí khi đi học không có người dạy thay.
Xét ở góc độ cơ cấu bộ môn
• Chỉ tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa cho GV ở những môn chính, những môn phụ tuy thiếu nhưng chưa thực hiện được rộng rãi như: Thể dục, Mỹ thuật, Kỹ thuật, Công nghệ...
Xét ở góc độ chất lượng
• Chất lượng bồi dưỡng chưa cao vì còn yêu cầu thấp đối với học viên (do điều kiện học tập, hoàn cảnh kinh tế gia đình và yêu cầu kiến thức vừa phải)
• Hình thức, nội dung bồi dưỡng còn quá thoáng, việc học chuẩn hóa còn mang tính hình thức , thông thường là để hợp lý hóa bằng cấp.
• Trong bồi dưỡng chưa tập trung cho việc nâng cao năng lực sư phạm , cải tiến phương pháp dạy học bộ môn mà chủ yếu chỉ tập trung ở khâu kiến thức lý thuyết.
• Cần chú trọng đến chất nhiều hơn, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng chuẩn hóa còn mang tiếng hình thức, thường chạy theo số lượng nên chất lượng thực sự không cao.
• Nội dung bồi dưỡng thường bị cắt xén nên kiến thức của giáo viên được bồi dưỡng vẫn còn hẫng hụt, sau đợi bồi dưỡng tuy có thêm bằng cấp nhưng thực sự kiến thức không tăng.
• Hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa tạo điều kiện để nhiều giáo viên có thể vừa tham gia học tập nâng cao trình độ, vừa có thể đứng lớp giảng dạy trong điều kiện thiếu giáo viên hiện nay.
• Chưa có biện pháp cứng rắn đôi với những người dưới chuẩn đào tạo CĐSP mà vẫn được đứng lớp giảng dạy cấp THCS.