I. Kết luận
1.1. Thơng qua việc nghiên cứu lí luận dự báo và thực tiễn GD-ĐT của Tỉnh Sóc Trăng, chúng tơi thấy dự báo phát triển giáo dục là căn cứ khoa học để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trong luận văn này đã cố gắng vận dụng Toán thống kê như là một trong những phương pháp của khoa học dự báo phát triển giáo dục.
1.2. Dựa vào thực trạng giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng, chúng tơi đã thực hiện dự báo khoa học, xác định qui mô học sinh THCS trong tỉnh đến năm 2010 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS, đáp ứng qui mô học sinh đến năm 2010, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Sóc Trăng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng đến yêu cầu nâng cao chất lượng của giáo dục THCS phù hợp với yêu cầu xã hội đề ra.
1.3. Với việc phân tích thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tác động qua lại của quá trình phát triển kinh tế- xã hội tới giáo dục THCS, tới đội ngũ giáo viên THCS Tỉnh Sóc Trăng, chúng tơi đã đề ra các giải pháp mang tính khả thi cho việc củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên theo nhu cầu dự báo. Đây là công việc trọng tâm, cần thiết cho cơng tác quản lí của ngành và có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng.
1.4. Ở một mức độ nào đó, đề tài có thể sẽ góp phần vào việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục Tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và giúp cho trường CĐSP Sóc Trăng có những tư liệu để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của giáo dục THCS Tỉnh Sóc Trăng trong những năm sắp tới.
Vấn đề dự báo nói chung, đặc biệt dự báo giáo dục, dự báo phát triển đội ngũ giáo viên phải được tiến hành hết sức cơng phu, qua nhiều vịng, nhiều đợt. Các cơ quan nghiên cứu và
chỉ đạo phải có phối hợp nhịp nhàng, liên tục để tiến hành cơng tác theo dõi, kiểm sốt, điều chỉnh dự báo, làm cho dự báo sát với thực tiễn giáo dục của tỉnh Sóc Trăng .