9. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Về số lương Số lượng giáo viên THCS
Đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh Sóc Trăng tương đối đơng , qui mơ hằng năm tăng. Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế của đất nước và việc cải thiện về chế độ, chính sách cho giáo viên, ngành giáo dục đã tìm lại được vị trí trung tâm của nó, giáo viên sớm ổn định với nghề, tuyển sinh CĐSP ngày càng tăng nhanh về số lượng.
Ta có thể thấy được sự phát triển số lượng giáo viên qua bảng thống kê sau:
Bảng 3. Thống kê số giáo viên từ năm 1992 đến 2002
Giáo 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 viên - - - - - - - - - - 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 TH 4000 4651 4920 5184 5213 5579 5799 6072 6162 6219 THCS 1084 1083 1124 1106 1274 1369 1609 1733 2064 2329 THPT 263 215 282 265 303 342 328 369 494 443
Nguồn : Chi cục thống kê và kết quả điều tra tháng 3/2002
Trong thực tế số lượng giáo viên hiện có khơng thể đáp ứng được yêu cầu phát triển số lớp học THCS.
Bình quân hằng năm tăng trên 200 giáo viên, nhất là trong giai đoạn 1997-2002 hằng năm qi/ỉmô tăng cao theo số lượng học sinh ngày càng nhiều. Tại thời điểm này đang khủng hoảng thiếu giáo viên THCS, vì giai đoạn trước đó khâu đào tạo bổ sung chưa được quan tâm đúng mức. Tuy số lượng giáo viên có gia tăng, nhưng số lượng ấy không đáp ứng được yêu cầu phát triển học sinh, phát triển trường, lớp trong thời gian qua. Nếu xét đến tỉ lệ giáo viên/ lớp ta thấy rõ hơn qua bảng sau:
Bảng 4. Tỉ lệ GV/lớp từ năm 1992 đến 2002 92-93 93-94 94-95 95-96 96-97 97-98 98-99 99-00 00-01 01-02 Số lớp 731 768 851 1003 1134 1303 1501 1631 1659 1783 THCS 27642 30270 34941 42976 49565 5Ố478 66890 71652 71345 73182 Số GV 1084 1083 1124 1106 1274 1363 1609 1733 2064 2329 Tỉ lệ GV/lớp 1,48 1,41 1,32 1,10 1,12 1,05 1,07 1,06 1,18 1,31
Số liệu từ Sở GD-ĐT + Kết quả điều tra tháng 3/2002
Căn cứ vào thống kê trên ta thấy trong các năm qua số lượng giáo viên THCS hằng năm đều thiếu. Tỉ lệ qui định chung của Bộ GD-ĐT là 1,85 GV/lớp. Như vậy trong năm học này 2001-2002, Sóc Trăng cịn thiếu 960 giáo viên THCS. Con số này khá lớn, không thể trong một thời gian ngắn có thể lấp được chỗ trống này. Nếu khơng có một kế hoạch - dài hạn mang tính chiến lược thì tình hình thiếu giáo viên sẽ ngày càng xấu đi.
Hơn nữa, số liệu tính tốn này chưa kể trường hợp hiện tại một giáo viên có thể dạy hai hay ba môn. Nếu quan tâm đến chất lượng, mỗi giáo viên chỉ dạy một mơn thì con số thiếu cịn cao hơn nữa. Đó là chưa nói đến chất lượng theo yêu cầu của một giáo viên THCS.
Nhìn chung, giai đoạn từ 1992-1996, số giáo viên khơng tăng nhiều do có những biến động về kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này do đời sống kinh tế khó khăn, do lương thấp nên một số giáo viên không bám trường, bám lớp. Trường sư phạm có đào tạo GV thêm mới, nhưng khơng nhiều. Ngược lại, có một số lớn giáo viên bỏ việc, nghỉ hưu, chuyển ngành làm cho số lượng giáo viên có những biến động lớn.
Mặt khác, do kinh tế có những khó khăn nhất dinh nên xã hội chưa yêu cầu cao đối với người thầy giáo. Tình hình trường, lớp tuy có được quan tâm, nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng. Tình trạng giáo viên dạy chéo mơn là chuyện rất bình thường, đồng thời lớp học dồn nén rất đông học sinh như ở huyện vùng sâu có thể dồn từ 50 đến 55 học sinh / lớp. Trong giai đoạn này và những năm trước đó số lượng giáo viên được các cấp đánh giá là khơng thiếu, nhưng thực chất thì thiếu nghiêm trọng vì một người phải dạy nhiều mơn \ nhiều tiết. Tuy được xem là
đủ nhưng bên trong tiềm ẩn một nguy cơ thiếu giáo viên nghiêm trọng. Mặt khác, nói đủ tức là phải nghĩ đến yếu tố dạy đủ các bộ mơn cũng như phải có chất lượng thực sự của nó.