.Yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh sóc trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010​ (Trang 68 - 73)

Trong thời gian qua, do tình hình thực tế của xã hội, đời sống giáo viên có khó khăn nên việc yêu cầu cao đối với giáo viên học các lớp bội dưỡng chuẩn hóa chưa được đặt nặng. Để đảm bảo chất lượng thực sự về phẩm chất năng lực của người giáo viên trong xã hội mới cần phải có những quan niệm mới trong cơng tác bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên. Cụ thể :

- Khơng xem việc bồi dưỡng chuẩn hóa là hình thức hợp lệ bằng cấp cho giáo viên dưới chuẩn.

- Cần tổ chức chặt chẽ về chương trình bồi dưỡng, điều kiện học tập, thí nghiệm, thực hành, tài liệu học tập v.v... các qui trình giống như các lớp đào tạo. Tăng cường khâu thực hành nghiệp vụ sư phạm.

- Cần có chế độ kiểm tra, thi cử nghiêm túc (Kiểm tra, thi cử hiện nay còn quá lõng lẽo, còn nương tay nhiều)

3.3. Mốt số giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

3.3.1. Giải pháp về qui hoạch, quản lí, tổ chức, chế đố chính sách và các điều kiện thực hiện. thực hiện.

3.3.1.1. Về Quan điểm chỉ đạo giải quyết nhu cầu giáo viên

Cần phải thấy rằng, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Trong tình hình hiện nay, lực lượng giáo viên cấp THCS vừa thiếu, vừa yếu nên cần phải có một lực lượng kế thừa có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ mới, đồng thời bù đắp vào chỗ thiếu hụt hiện tại. Cần có một cách nhìn có tầm vĩ mơ để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội tương lai. Cách nhìn và cách làm cần phải hết sức cụ thể, thiết thực, phải thấy đây là công việc cấp bách và vô cùng cần thiết.

Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước cũng đã quan tâm và coi nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là công tác trung tâm của việc phát triển giáo dục . -

Ngồi ra , Bộ GD-ĐT cũng có chương trình quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên các trường sư phạm, giúp các trường sư phạm đủ mạnh để đảm bảo công tác đào đạo giáo viên

phổ thông trong thời gian tới .

3.3.1.2. Về qui hoạch cán bố, sắp xếp đội ngũ

Cần phải có kế hoạch hợp lý cho việc qui hoạch lại cán bộ quản lý các Trường THCS , tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để đảm nhận được nhiệm vụ nặng nề trong giai đoạn tới là phải phổ cập giáo dục THCS trước năm 2010. Ngay trong giai đoạn hiện nay, số cán bộ quản lý các trường THCS chưa qua trường lớp, nghiệp vụ quản lý cịn rất đơng. Năng lực quản lý còn yếu, hiệu quả giáo dục, đào tạo còn rất thấp.

Cần có kế hoạch điều tiết, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên THCS trong tồn tỉnh. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu bộ môn ở các trường rất phổ biến. Số lượng tính trên tổng thể thì đủ, nhưng tình trạng giáo viên thừa ở mơn này, thiếu ở mơn kia vẫn có. Đang gây khủng hoảng giả tạo về thiếu giáo viên ở một số huyện.

3.3.1.3. Về Cơ sở vật chất cho Trường CDSP sư phạm và các Trường THCS

Hiện nay, Trường Cao đẳng sư phạm đang từng bước được đầu rư xây dựng để cải thiện dần cơ sở vật chất hiện tại. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của Trường cũng còn rất chậm so với các Trường bạn trong khu vực. Trang thiết bị thí nghiệm ,thực hành cịn thiếu nhiều và lạc hậu, cần sớm đầu tư để đáp ứng được yêu cầu thực hành. Trong giai đoạn hiện nay, khơng chỉ thiếu về trang thiết bị thí nghiệm, thực hành mà còn thiếu cả phòng học và các điều kiện khác, cần được quan tâm đầu tư.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tranh thủ các nguồn kinh phí từ chương trình 4 của Bộ GD-ĐT và từ Dự Án đào tạo giáo viên THCS để xậy dựng Trường sư phạm.

Thực trạng cơ sở vật chất ở các Trường THCS còn phải quan tâm nhiều hơn. Cần mạnh dạn đầu tư để nhà trường có đủ điều kiện thực hiện cơng tác đào tạo của mình. Phịng học chưa đủ tiêu chuẩn, phương tiện học tập thiếu thốn, nhất là các thiết bị hiện đại như máy chiếu qua đầu, máy vi tính v.v... Cần đầu tư sớm để các Trường THCS có điều kiện thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới áp dụng từ năm học 2002-2003. Phấn đấu để có trường chuẩn quốc gia.

3.3.2. Các giải pháp về qui hoạch, phát triển số lượng đội ngũ giáo viên THCS.

+ Các giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng giáo viên • Việc tăng cường khả năng đào tạo cho Trường cao đẳng sư phạm.

Tích cực xây dựng các đề án mở thêm các mã ngành đào tạo. Hiện nay đang có 05 mã ngành : Tốn -Lý, Văn -Sử, Giáo dục cơng dân -Sử, Sinh -Thể dục và Cao đẳng tiểu học. Với các mã ngành đang có, chưa đủ để đáp ứng việc đao tạo đầy đủ các loại hình giáo viên đang thiếu như : Kỹ thuật nông nghiệp, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc v.v...

Liên kết với các Trường CĐSP bạn để đào tạo các mã ngành hiện nay Trường CĐSP Sóc Trăng chưa được phép đào tạo.

Về công tác tuyển sinh:

Cần quan tâm chất lượng tu ven sinh đầu vào, từng bước nâng cao chất lượng ban đầu để tiến tới lựa chọn được người giỏi thi vào Trường sư phạm. Trong thời gian qua, do thiếu giáo

viên nên tuyển sinh đầu vào chưa được coi trọng về chất, cịn nhiều thí sinh yếu kém. Nhất là tuyển theo khu vực, nhiều thí sinh vùng sâu được chiếu cố điểm số rất nhiều, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp còn thấp (trên dưới 80%)

+ Cần có kế hoạch điều tra thực trạng trên qui mô lớn và lâu dài để nắm bắt chính xác đội ngũ giáo viên THCS hiện tại, nhằm đề ra các biện pháp giải quyết thiếu giáo viên hiệu quả và kịp thời hơn.

3.3.3. Các giải pháp về chất lượng

Cần có giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Trường CĐSP, tranh thủ các dự án tài trợ để cử người đi thi tuyển sinh cao học (Dự án đào tạo giáo viên THCS ). Đảm bảo đến năm 2005 có 50% giáo viên có trình độ cao học trở lên.

Tích cực tham dự các chuyên đề bồi dưỡng thay mới chương trình, sách giáo khoa ở lớp 1, lớp 6 năm 2002-2003 và các năm tiếp theo.

Tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học trong Trường sư phạm theo công văn chỉ đạo-của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (Chỉ thị 15, ban hành ngày 24/4/1999 về việc Đổi mới PPDH trong Trường sư phạm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Đặc biệt các lớp tập huấn đổi mới PPDH do chuyên gia nước ngoài hướng dẫn để tiếp cận với cách dạy, cách học mới.

Tăng cường, đổi mới nội dung đào tạo theo chương trình đào tạo cho các Trường CĐSP sẽ được Bộ GD-ĐT ban hành trong thời gian tới.

Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, tổ chức các hình thức học tập ngồi lớp học như đi dã ngoại, nghiên cứu thiên nhiên, giao lưu với các Trường CĐSP trong khu vực thông qua các hội thi theo cụm về nghiệp vụ sư phạm, thể dục, thể thao ...

Tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học trong trường sư phạm .

Tổ chức nghiên cứu khoa học về hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với số giáo viên được đào tạo chính qui sau khi ra trường và giáo viên được bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường

Cải tiến hình thức thi cử : tuyển sinh, cũng như tốt nghiệp, trong đào tạo cũng như các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, yêu cầu nghiêm túc trong thi cử, tăng cường nội dung thực hành luyện tập nhiều hơn so với việc chỉ kiểm tra lý thuyết sng, càng ngày càng có yêu cầu cao hơn đối với các loại hình bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên.

3.3.4. Các giải pháp về chế độ chính sách

Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban chấp hành TW khóa VII "Muốn huy động hết tiềm lực của đội ngũ giáo viên vào sự nghiệp giáo dục cho thế hệ trẻ phải có chính sách đãi ngộ nhà giáo và chế độ sử dụng giáo viên hợp lý."

Cần phải quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí và phát huy các nguồn lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Mở rộng các nguồn kinh phí cho giáo dục

Quan tâm đến tiêu chuẩn chế độ chính sách, học bổng cho người đi học ngành sư phạm cũng như nhưng giáo viên đi học bồi dưỡng chuẩn hóa có đầy đủ các tài liệu, giáo trình, phương tiện học tập khác ...

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

3.3.5. Các giải pháp về phân cơng thực hiện

Phải có được cơ chế điều hành hợp lý. Phối hợp chặt chẽ giữa sở GD-ĐT, Trường CĐSP và các phòng GD-ĐT tại các huyện thị

Giải quyết việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên được đào tạo: Tuyển sinh - Đào tạo - Phân công cơng tác.

Tóm lại, căn cứ vào thực trạng của cấp học THCS tỉnh Sóc Trăng, chúng tơi đã dựa vào dự báo của sở GD-ĐT, dự báo của nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng và đặc biệt sử dụng toán thống kê để dự báo được sự phát triển số lượng học sinh THCS, đồng thời, dựa vào những qui định về chuẩn giáo viên /lớp, chuẩn học sinh/lớp của Bộ GD-ĐT để xác định nhu cầu số lượng giáo viên cần đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.

Tuy nhiên , đây cũng chỉ là những dự báo mang tính tương đối, định hướng chứ chưa phải là những con số chính xác tuyệt đối. Trong q trình lên kế hoạch cụ thể cho từng năm học, chắc chắn phải có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh sóc trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010​ (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)