Yêu cầu về chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh sóc trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010​ (Trang 62 - 66)

9. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1. Dự báo nhu cầu đào tạo,bồi dưỡng giáo viên

3.1.3. Yêu cầu về chất lượng đào tạo

3.1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất

Yêu cầu các phẩm chất và năng lực của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm:

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) đã chỉ rõ: "Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài "...Phải nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên".

Luật giáo dục (12/1998), điều 61, qui định “Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: _ Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt.

_ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp. _ Lí lịch bản thân rõ ràng.

* Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm phải đạt được các yêu cầu đề ra cho quá trình đào tạo ban đầu trong 3 năm học ở trương sư phạm:

* Yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.

* Yêu trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ, biết hợp tác với trẻ trong quá trình Dạy học/ Giáo dục (DH/GD), biết tạo dựng bầu khơng khí dân chủ trong lớp học. Đối xử công bằng với mọi học sinh. Làm tấm gương tốt cho học sinh.

* Yêu nghề, đồn kết, hợp tác với đồng nghiệp trong cơng tác chuyên môn, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng tập thể sư phạm tốt vì mục tiêu giáo dục của nhà trường. Biết giao tiếp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng địa phương, cùng nhà trường huy động các nguồn lực để làm giáo dục.

* Có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, tuân thủ pháp luật và các qui định của các cấp quản lí giáo dục.

* Có những hiểu biết chung về những vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương.

* Bước đầu có một số nề nếp, tác phong của người thầy giáo "đúng đắn trong ăn mặc, giản dị, khiêm tốn, đúng mực trong ứng xử, gân gũi và sẩn lòng giúp đỡ mọi người. Có ý thức khơng ngừng tự hồn thiện mình về phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn nghiệp vụ.

3.1.3.2. Yêu cầu về năng lực

+ Năng lực chuyên môn:

* Nhận dạng, mô tả, dải thích những sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ điển hình trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.

* Nắm vững hệ thống các khái niệm, thuật ngữ, các định luật, học thuyết thuộc chuyên ngành theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

* Hiểu biết sơ bộ về lịch sử phát triển của khoa học chuyên ngành, về các phương pháp, nghiên cứu đặc thù của khoa học chuyên ngành, về các nguyên tắc ứng dụng kiến thức ngành học vào thực tiễn.

* Có một số hiểu biết về những lĩnh vực khoa học có liên quan với chuyên ngành đào tạo. * Có khả năng phát triển vốn kiến thức, kĩ năng được đào tạo ban đầu ở trường cao đẳng sư phạm bằng những hình thức thích hợp để đạt trình độ đại học, làm cho việc dạy học không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng những yêu cầu mới.

+ Năng lực nghiệp vụ:

* Có kiến thức kĩ năng cơ bản về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học, biết vận dụng vào thực tế DH/GD ở trung học cơ sở.

* Nắm vững mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học của cấp trung học cơ sở nói chung, của mơn học mình dạy nói riêng, biết các qui định, chủ trương, chỉ thị hiện hành của bộ, của sở GD - ĐT về công tác DH/GD ở trung học cơ sở.

* Biết chẩn đoán nhu cầu, đặc điểm đối tượng DH/GD của mình để thiết kế kế hoạch DH/GD phù hợp : soạn phiếu phỏng vấn, tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng hồ sơ HS lớp chủ nhiệm...

* Biết thiết kế kế hoạch DH/GD: nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, SGK cấp học, lớp học, môn học, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm sốt được, đánh giá được, bản kế hoạch có định rõ đầu vào (các điều kiện) đầu ra (sản phẩm), các hoạt động (tiến độ, phân công trách nhiệm).

* Biết tổ chức thực hiện kế hoạch DH/GD: Bước đầu có kì năng yận dụng các tri thức khoa học chuyên ngành và khoa học giáo dục đã được đào tạo, biết lựa chọn phối hợp vận dụng hợp lí phù hợp với hồn cảnh và điều kiện, biết sử dụntĩ đồ dùng dạy học và các phương tiện thiết bị hiện đại vào dạy học, biết phát ữiển năng lực tự học của HS, biết tư vấn cho HS trong việc xây dựng kế hoạch học tập, cải tiến phương pháp học tập, góp phần giáo dục hướng nshiệp, biết quản lí các hoạt động DH/GD trong phạm vi trách nhiệm của mình, bảo đảm kế hoạch đã vạch được triển khai thuận lợi, được điều chỉnh khi cần thiết, biết cách cuốn hút sự

tham gia của các lực lượng GD trong và ngồi nhà trường, biết khích lệ, động viên giúp đỡ các HS đóng góp vào tiến bộ chung của lớp, trường.

* Biết cách giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH/GD: nắm được kĩ năng các phương pháp đánh giá chính xác cơng bằng kết quả học tập của HS. Biết phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS, giúp các em tự điều chỉnh cách học tập rèn kuyện.

Biết tự đánh giá kết quả DH/GD của bản thân và điều chỉnh cách DH/GD cho hợp lí. Nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền thống, biết vận dụng một số phương pháp kiểm tra hiện đại trên các thiết bị công nghệ thông tin. Biết thiết kế để liểm tra, xây dựng chuẩn đánh giá, xử lí kết quả kiểm tra, cơng khai hóa kết quả đánh giá thành tích học tập của học sinh trong tập thể lớp, báo cáo trước phụ huynh, báo cáo lên các cấp quản lí, biết thu thập các tín hiệu phản hồi để kịp thời uốn nắn những lệch lạc của HS trong học tập và điều chỉnh cách dạy, bước đầu biết tích lũy tài liệu, xây dựng hồ sơ giảng dạy của bản thân, xây dựng và lưu giữ hồ sớ kết quả học tập và rèn lu vện đạo đức của HS mình phụ trách.

* Bước đầu biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH/GD bằng con đường NCKH, tổng kết kinh nghiệm: có các kĩ năng phát hiện, nhận dạng, phát triển vấn đề cần giải quyết thành đề tài nghiên cứu, xây dựng giả thuyết khoa học, xây dựng đề cương nghiên cứu, bố trí điều tra cơ bản, thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm, viết báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm.

(Phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ là do thói quen, liên quan với sự phân công lao động trong đội ngũ giảng viên sư phạm. Xu hướng hiện nay là tiến tới tích hợp đào tạo các năng lực chuyên môn với đào tạo các năng lực nghiệp vụ, làm cho việc đào tạo ở trường sư phạm tập trung hơn nữa vào nghề dạy học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh sóc trăng hiện nay và định hướng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đến năm 2010​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)