7. Bố cục khóa luận
2.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp đề xuất
Để thực hiện các biện pháp đã đề xuất, cần đảm bảo các điều kiện sau:
Về phía GV: Thứ nhất, GV cần có năng lực chuyên môn tốt, nắm vững chương trình và SGK để triển khai có hiệu quả các nội dung dạy học và đảm bảo yêu cầu cần đạt về viết VBTM có lồng ghép YTNL. Thứ hai, GV cần hiểu rõ bản chất của YTNL nói chung và YTNL trong VBTM nói riêng để tổ chức các hoạt động học tập phù hợp và lựa chọn được những biện pháp hướng dẫn thích hợp để giúp HS viết được VBTM có lồng ghép YTNL. Thứ ba, GV cần có hiểu biết sâu rộng về các đề tài/chủ đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống để lựa chọn những nội dung học tập phù hợp với nhiều đối tượng HS. Thứ tư, GV cần có và thành thạo những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm như kĩ năng nêu vấn đề để tạo hứng thú học tập cho HS, kĩ năng quản lí lớp và giải quyết những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình dạy học để đảm bảo thời lượng và chất lượng tiết dạy, kĩ năng nắm bắt tâm lí HS để lựa chọn nội dung dạy học thích hợp, kĩ năng tạo bầu không khí tích cực và sôi động cho lớp học. Thứ năm, GV cần khuyến khích và tôn trọng sự sáng tạo của HS trong suốt quá trình dạy học.
Về phía HS: HS cần có thái độ học tập tích cực, chủ động phối hợp với GV trong quá trình triển khai các hoạt động dạy học bằng việc tự giác tìm hiểu, thu thập các thông tin có liên quan nội dung bài học và nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập mà GV đã yêu cầu và triển khai.
Trên đây là một số điều kiện để thực hiện các biện pháp đã đề xuất. Có thể thấy, GV là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng và tổ chức các hoạt động học tập hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL một cách hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Tiểu kết Chương 2
Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trình bày ở Chương 1, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL theo ba nội dung: hướng dẫn HS nhận diện YTNL trong VBTM, hướng dẫn HS lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL và hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL.
Mỗi biện pháp chúng tôi đề xuất tuân theo các nguyên tắc như đã trình bày ở nội dung 2.1, cụ thể là: (1) đảm bảo bám sát đặc điểm của VBTM, (2) đảm bảo tính trực quan, (3) đảm bảo tính tích cực, chủ động của HS, (4) đảm bảo tính sáng tạo của HS. Đồng thời, với từng biện pháp, chúng tôi đều đưa ra những ví dụ cụ thể và các yêu cầu cần đảm bảo để GV có thể căn cứ vào đó lựa chọn các biện pháp hướng dẫn từ đó triển khai các hoạt động dạy học phù hợp nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Sau khi đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL ở Chương 2, chúng tôi tiến hành thiết kế một KHDH thực nghiệm có vận dụng phối hợp các biện pháp này. Việc thực nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong việc vận dụng để thiết kế các hoạt động học trong KHDH. Từ đó, chúng tôi kiến nghị những điều GV cần lưu ý khi thiết kế hoạt động hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL.
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Khóa luận tiến hành thực nghiệm bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn một số GV Ngữ văn về tính khả thi của các hoạt động trong KHDH (có vận dụng các biện pháp đã đề xuất). Các GV tham gia phỏng vấn bao gồm: 2 GV trường THPT Trần Phú (Thành phố Hồ Chí Minh), 2 GV trường THPT Chuyên Nguyễn Du (Thành phố Buôn Ma Thuột), 1 GV trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) và 1 GV THPT trường TH-THCS-THPT Tây Úc (Thành phố Hồ Chí Minh).
Việc tiến hành thực nghiệm và khảo sát lấy ý kiến chỉ trên một vài GV có thể chưa đủ cơ sở để đưa ra một kết luận toàn diện, tuy nhiên bằng phương pháp thực nghiệm khoa học và tinh thần nghiên cứu trung thực, nghiêm túc, những kết luận rút ra từ hoạt động thực nghiệm này có thể là thông tin ban đầu hữu ích để chúng tôi có thể kiểm chứng được hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm – lấy ý kiến GV được chúng tôi tiến hành trong Học kì 2, năm học 2019 – 2020.
3.3. Tiến trình thực nghiệm
Để thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất ở Chương 2, chúng tôi tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Thiết kế KHDH thực nghiệm có vận dụng các biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất ở Chương 2.
- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn GV bằng phiếu xin ý kiến về tính khả thi của hoạt động trong KHDH.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả phỏng vấn.
- Bước 4: Rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm và đưa ra những khuyến nghị cần thiết.
3.4. Thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm
3.4.1. Các bước thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm
Để thiết kế KHDH thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực hiện các bước sau: - Bước 1: Đề xuất bài học phù hợp với mục đích thực nghiệm.
- Bước 2: Nghiên cứu, xem xét lại các biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất.
- Bước 3: Tiến hành thiết kế nội dung chi tiết của KHDH với những biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất.
- Bước 4: Phân tích kết quả từ việc phỏng vấn ý kiến GV về tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất, để từ đó rút ra những điểm chưa hiệu quả và có hướng điều chỉnh thích hợp.
- Bước 5: Điều chỉnh và hoàn thiện KHDH thực nghiệm theo định hướng đã xác định ở bước 4.
3.4.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm
3.4.2.1. Mô tả kế hoạch dạy học thực nghiệm
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi thuộc nội dung của chương trình mới. Vì vậy, để thiết kế KHDH thực nghiệm nhằm xem xét tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn, chúng tôi đề xuất một bài học kĩ năng viết, với tên gọi là: “Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận”, và dự kiến thời gian dạy bài học này là 2 tiết.
Trong KHDH, chúng tôi thiết kế 6 hoạt động học tập và 6 phụ lục đi kèm với mục đích hỗ trợ các hoạt động học tập.
Các hoạt động học tập bao gồm: (1) hoạt động khởi động, (2) hoạt động tìm hiểu khái niệm, vai trò và tác dụng của YTNL trong VBTM, (3) hoạt động tìm hiểu các hình thức biểu hiện của YTNL trong VBTM, (4) hoạt động tìm hiểu cách viết VBTM có lồng ghép YTNL, (5) hoạt động luyện tập và (6) hoạt động vận dụng. Trong đó, các hoạt động (1), (2), (3), (4), (5) sẽ thực hiện trực tiếp trên lớp, hoạt động (6) sẽ thực hiện ở nhà. Mỗi hoạt động đều có một mục tiêu dạy học cụ thể và sử dụng linh hoạt các biện pháp hướng dẫn mà chúng tôi đã đề xuất. Tất cả các hoạt động được triển khai đều nhằm hướng tới việc hình thành cho HS các kĩ năng học tập cụ thể, bao gồm: (1) kĩ năng nhận diện các YTNL trong VBTM, (2) kĩ năng lựa chọn các nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL, (3) kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL. Trong 2 tiết dạy, ở tiết 1, chúng tôi sẽ hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết với các hoạt động (1), (2), (3), (4); ở tiết 2 chúng tôi sẽ hướng dẫn HS thực hành với hoạt động (5).
Các phụ lục đi kèm bao gồm: (1) 10 câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi “Trả lời đúng, trúng quà xinh”, (2) sơ đồ tư duy tóm tắt những kiến thức cơ bản về VBTM, (3) Các phiếu học tập, (4) Phiếu ghi chép nội dung bài học, (5) Các hình thức biểu hiện của YTNL trong VBTM, (6) Các tiêu chí đánh giá..
3.4.2.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm (Phụ lục 3) (Phụ lục 3)
3.5. Kết quả thực nghiệm
Từ việc phỏng vấn GV về tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL, chúng tôi đã thu nhận được một số ý kiến nhận xét và đánh giá như sau:
Ưu điểm:
Về mục tiêu bài học: các GV tham gia thực nghiệm đều đánh giá mục tiêu bài học phù hợp với bài học đã đề xuất, các mục tiêu được trình bày rõ ràng, cụ thể, đảm bảo được các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và được trình bày một cách hệ thống, khoa học theo thang cấp độ tư duy Bloom.
Về mức độ phù hợp của các hoạt động với mục tiêu bài học: các hoạt động học tập được triển khai trong KHDH đều được đánh giá là có sự thiết kế đa dạng, thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời cũng đáp ứng được các mục tiêu bài học đã đề ra.
Về các phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: đa số GV tham gia đều nhận xét các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng trong từng hoạt động tương đối phù hợp với nội dung hoạt động, đảm bảo được việc tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng có tính hiện đại, khuyến khích được tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học. Bên cạnh đó, các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng có định hướng khá rõ trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS.
Về nội dung kiến thức HS cần tìm hiểu: hầu hết các GV được phỏng vấn đều đánh giá nội dung kiến thức HS cần tìm hiểu tương đối phù hợp, đầy đủ, được triển khai một cách chi tiết và phân bố đều trong thời gian 2 tiết học.
Về các kĩ năng HS cần rèn luyện: các GV tham gia thực nghiệm đều đánh giá rằng, các kĩ năng HS cần rèn luyện được thể hiện trong KHDH phù hợp và đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, khi triển khai các hoạt động học tập, ngoài ba kĩ năng chính trong mục tiêu bài học là: (1) nhận diện được các YTNL trong VBTM, (2) lựa chọn được các nội dung có thể lồng ghép YTNL trong VBTM, (3) viết được một đoạn văn thuyết minh có lồng ghép các YTNL, HS còn được rèn luyện các kĩ năng khác như kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy, kĩ năng nhận xét,... Từ việc hình thành, rèn luyện và phát triển những kĩ năng này, HS có điều kiện để phát triển các năng lực học tập cụ thể.
Về các bài tập trong kế hoạch: đa số các GV khi được hỏi về tính chất và mực độ phù hợp của các bài tập trong kế hoạch đều đánh giá các bài tập trong phiếu học tập được sử dụng trong KHDH phong phú, được thiết kế khoa học, phù hợp với đối tượng HS THPT. Hệ thống các câu hỏi trong phiếu học tập tốt, có độ khó tăng dần, giữa các câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ, câu trước là nền tảng cho câu sau. Điều đó đáp ứng được các mức độ phát triển tư duy của HS. Các bài tập được thực hiện bằng
các hình thức dạy học sinh động (trò chơi, sơ đồ tư duy…), khuyến khích được hứng thú học tập của HS, góp phần tăng hiệu quả tiết dạy.
Góp ý:
Thứ nhất, về các phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: các GV đều đánh giá các phương pháp, kĩ thuật đều phù hợp với hoạt động học tập tương ứng, tuy nhiên KHDH sử dụng khá nhiều phiếu học tập nên dễ xảy ra trường hợp HS nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Vì vậy, GV cần có kĩ năng kiểm soát và xử lí các tình huống có thể phát sinh trong lúc dạy thật tốt để đảm bảo hiệu quả tiết dạy. Bên cạnh đó, một số GV đề xuất thay đổi phương pháp hoạt động nhóm ở một vài nội dung để tránh mất thời gian và đảm bảo tiến độ của tiết dạy, đồng thời sử dụng thêm các kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh,... để khuyến khích tinh thần học tập của HS, góp phần làm cho tiết học thêm sinh động.
Thứ hai, về nội dung kiến thức mà HS cần tìm hiểu: Một số GV cho rằng với thời lượng 2 tiết học, các nội dung kiến thức được triển khai hơi nhiều, một số nội dung còn khá phức tạp, yêu cầu HS phải tích cực tư duy để nắm bắt bài học. Do đó, có thể tăng thêm số tiết dạy để triển khai nội dung kiến thức một cách kĩ càng và đầy đủ hơn, tránh gây áp lực thời gian cho GV và áp lực học tập cho HS.
Thứ ba, về các bài tập trong kế hoạch: một số GV đề xuất có thể cho HS chuẩn bị trước ở nhà các đề tài thuyết minh trong hoạt động luyện tập để hiệu quả hoạt động cao hơn và quá trình thực hiện hoạt động được suôn sẻ hơn, tránh mất thời gian không cần thiết.
Thứ tư, về thời gian thực hiện các hoạt động: các GV tham gia thực nghiệm đều lưu ý về thời gian triển khai các hoạt động. Một số nội dung cần tăng thêm thời gian, ví dụ như hoạt động khởi động. Theo một GV trường THPT Trần Phú (Thành phố Hồ Chí Minh), trong chương trình mới, nội dung viết VBTM có lồng ghép YTNL được triển khai ở lớp 11, tuy nhiên, các kiến thức cơ bản về VBTM lại được học ở lớp 10. Thời gian giãn cách giữa hai khối lớp khá dài vì vậy để đảm bảo được việc triển khai kiến thức mới trong bài học đạt được mục tiêu học tập như đã đề xuất, GV
cần ôn tập kĩ hơn các kiến thức về VBTM trong hoạt động khởi động (sau khi thực hiện trò chơi). Bên cạnh đó, khi tổng kết hoạt động này, GV cần có thời gian để nhấn mạnh thêm/giải thích rõ các đáp án và có sự điều chỉnh phù hợp đối với những HS chọn sai đáp án của các câu hỏi được đưa ra trong trò chơi (nếu có).
Hướng điều chỉnh:
Từ những ý kiến đánh giá và góp ý của các GV bộ môn Ngữ văn ở bậc THPT tham gia phỏng vấn, chúng tôi đưa ra định hướng điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, về thời gian thực hiện các hoạt động: chúng tôi tiến hành điều chỉnh lại thời gian cho các hoạt động dạy học, cụ thể là tăng thời gian cho hoạt động khởi động để GV sau khi tổ chức chơi trò chơi sẽ tiến hành nhấn mạnh các kiến thức cơ bản về VBTM, giải thích rõ các đáp án và có sự điều chỉnh phù hợp đối với những HS chọn sai đáp án của các câu hỏi được đưa ra trong trò chơi (nếu có); tăng thời gian cho hoạt động luyện tập, đặc biệt là đối với bài tập viết số 2.
Thứ hai, về các phương pháp, kĩ thuật trong từng hoạt động: chúng tôi tiến hành điều chỉnh và giảm bớt số lượng phiếu học tập để tránh việc HS nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, tiết kiệm thời gian, khai thác được tối đa hiệu quả của các phiếu và thay đổi phương pháp hoạt động nhóm ở một vài nội dung để tránh mất thời gian và đảm bảo tiến độ của tiết dạy.
Thứ ba, về các bài tập trong kế hoạch: chúng tôi sẽ cho HS chuẩn bị trước ở nhà các đề tài thuyết minh trong hoạt động luyện tập để hiệu quả hoạt động cao hơn và quá trình thực hiện hoạt động được suôn sẻ hơn, tránh mất thời gian không cần thiết.
Từ những hướng điều chỉnh đã xác định trên, chúng tôi tiến hành sửa và hoàn thiện KHDH. (Phụ lục 4)
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ những kết quả thu thập được khi phỏng vấn một số GV Ngữ văn, chúng tôi đánh giá tổng hợp về toàn bộ quá trình thực nghiệm như sau:
Thứ nhất, các biện pháp hướng dẫn được sử dụng trong KHDH đều dựa trên