7. Bố cục khóa luận
1.2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh trung học phổ thông về yếu tố
tố nghị luận
Thứ nhất, đối với HS. YTNL được lồng ghép trong các kiểu VB khác (không phải là VB nghị luận) là một nội dung không mới; nội dung này đã được đưa vào chương trình Ngữ văn 9 với bài học Nghị luận trong văn bản tự sự. Qua bài học này, HS đã được dạy những kiến thức cơ bản về YTNL, khái niệm YTNL, vai trò của YTNL và sự thể hiện của YTNL trong VB tự sự. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng cách hiểu của HS về khái niệm VBTM, YTNL và tác dụng của việc lồng ghép YTNL vào VBTM. Kết quả khảo sát cụ thể được thống kê như bảng sau:
Bảng 1.4: Kết quả khảo sát HS về cách hiểu khái niệm VBTM, YTNL và tác dụng của việc lồng ghép YTNL vào VBTM
STT Câu hỏi Đáp án Tỉ lệ Câu 1 Ở lớp 9, em đã từng được học bài “Nghị luận trong VB tự sự”. A. Là các ý kiến, nhận xét về một vấn đề cần được suy nghĩ và những dẫn chứng, lí lẽ đi kèm. 90,8% (109 HS)
Vậy, em hiểu YẾU TỐ NGHỊ LUẬN là gì? (Em có thể chọn nhiều câu trả lời)
B. Là các câu văn được diễn đạt bằng hình thức lập luận.
42,5% (51 HS) C. Là các từ ngữ thể hiện tính chất
lập luận như các cặp từ hô ứng: nếu ... thì, không những ... mà còn, càng ... càng, vì thế ... cho nên... hoặc các từ như: tại sao,
thật vậy, nói chung, tóm lại,...
42,5% (51 HS) D. Là một bộ phận nhỏ trong kết cấu của VB. 21,7% (26 HS) E. Là một bộ phận cần thiết để tạo nên một VB hoàn chỉnh. 5,8% (7 HS) Câu 3 Em hiểu thế nào là VB thuyết minh? (Em có thể chọn nhiều câu trả lời)
A. Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
92,5% (111 HS)
B. Là kiểu VB trình bày những ý kiến, quan điểm của người viết về môt vấn đề/một đối tượng nào đó.
15% (18 HS)
C. Là kiểu VB yêu cầu độ chính xác cao đối với các thông tin được đưa ra trong VB.
65,8% (79 HS)
D. Là kiểu VB được dùng để trình bày các sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trình tự nhất định, đưa đến một kết thúc cụ thể. 13,8% (16 HS) E. Là kiểu VB sử dụng các từ ngữ khoa học, chính xác, dễ hiểu. 56,7% (68 HS) F. Là kiểu VB trình bày các đặc
điểm, tính chất một cách chi tiết, cụ thể để người đọc/người nghe có thể cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động, rõ ràng. 43,3% (52 HS) Câu 4
Theo em, việc lồng ghép YẾU TỐ NGHỊ LUẬN vào VB thuyết minh sẽ có tác dụng như thế nào trong việc truyền đạt thông tin đến người đọc? (Em có thể chọn nhiều câu trả lời)
A. Thông tin về đối tượng được thuyết minh sẽ trở nên toàn diện hơn, có chiều sâu hơn.
63,3% (76 HS)
B. Thể hiện được chính kiến của người viết về đối tượng được thuyết minh, người đọc sẽ dễ dàng tin tưởng, tiếp nhận các thông tin được đưa ra trong bài viết.
74,2% (89 HS)
C. VB sẽ thêm phần triết lí, ấn tượng về đối tượng được thuyết minh trong lòng người đọc cũng theo đó được tăng cao.
58,3% (70 HS)
D. VB sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị hơn.
32,5% (39 HS)
Kết quả trên cho thấy, về khái niệm YTNL, có 109/120 HS (chiếm tỉ lệ 90,8%) hiểu YTNL là các ý kiến, nhận xét về một vấn đề cần được suy nghĩ và có những dẫn chứng lí lẽ, kèm theo. Có thể thấy, phần lớn các em đều hiểu và nhớ được bản chất của YTNL được đưa vào một kiểu VB (không phải là VB nghị luận). Tuy nhiên, về hình thức thể hiện của YTNL, còn khá nhiều em mơ hồ và chưa xác định được các YTNL này trong một VB cụ thể. Bằng chứng là khi trả câu hỏi cách hiểu về YTNL, chỉ có 51/120 HS (chiếm tỉ lệ 42,5%) lựa chọn đáp án B – Là các câu văn được diễn đạt bằng hình thức lập luận, 51/120 HS (chiếm tỉ lệ 42,5%) lựa chọn đáp án C – Là các từ ngữ thể hiện tính chất lập luận như các cặp từ hô ứng: nếu ... thì, không những ... mà còn, càng ... càng, vì thế ... cho nên... hoặc các từ như: tại sao, thật vậy, nói chung,
tóm lại,... Về tác dụng của YTNL, hầu hết các em đều cho rằng, tác dụng của YTNL trong VBTM là thể hiện được chính kiến của người viết về đối tượng được thuyết minh, người đọc sẽ dễ dàng tin tưởng, tiếp nhận các thông tin được đưa ra trong bài viết (74,2% HS chọn đáp án B). Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn HS đánh giá được tác dụng của YTNL đối với VBTM (63,3% chọn đáp án A – Thông về đối tượng được thuyết minh sẽ trở nên toàn diện hơn, có chiều sâu hơn, 58,3% chọn đáp án C – VB sẽ thêm phần triết lí, ấn tượng về đối tượng được thuyết minh trong lòng người đọc cũng theo đó được tăng cao và 32,5% chọn đáp án D – VB sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị hơn.)
Trong phiếu khảo sát, chúng tôi thực hiện khảo sát cách hiểu của HS về VBTM và thấy được rằng hầu hết các em đều hiểu được khái niệm VBTM, bằng chứng là với câu hỏi về cách hiểu VBTM, có 111/120 HS (chiếm tỉ lệ 92,5%) lựa chọn đáp án A – là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích; hiểu và nhớ được các đặc điểm của VBTM (65,5% HS chọn đáp án C – Là kiểu VB yêu cầu
độ chính xác cao đối với các thông tin được đưa ra trong VB và 56,7% HS chọn đáp án E – Là kiểu VB sử dụng các từ ngữ khoa học, chính xác, dễ hiểu.). Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số HS vẫn còn nhầm lẫn giữa VBTM và VB miêu tả (43,3% HS chọn đáp án F – Là kiểu VB trình bày các đặc điểm, tính chất một cách chi tiết, cụ thể để người đọc/người nghe có thể cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động, rõ ràng. – đặc điểm của kiểu VB miêu tả), nhầm lẫn giữa VBTM và VB tự sự (13,8% HS chọn đáp án D – Là kiểu VB được dùng để trình bày các sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trình tự nhất định, đưa đến một kết thúc cụ thể. – đặc điểm của VB tự sự), và nhầm lẫn giữa VBTM và VB nghị luận (15% HS chọn đáp án B – Là kiểu VB trình bày những ý kiến, quan điểm của người viết về môt vấn đề/một đối tượng nào đó. – đặc điểm của VB nghị luận).
Về việc viết VBTM có lồng ghép YTNL, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.5: Kết quả khảo sát HS về việc viết VBTM có lồng ghép YTNL
STT Câu hỏi Câu trả lời Tỉ lệ
Câu 6
Em đã từng viết bài văn thuyết minh có lồng ghép YẾU TỐ NGHỊ LUẬN chưa? A. Đã từng và ý thức rõ đó là yếu tố nghị luận. 14,2% (17 HS) B. Đã từng nhưng chưa ý thức được đó là yếu tố nghị luận. 60% (72 HS)
C. Chưa bao giờ. 25,8% (31 HS)
Kết quả khảo sát trên cho thấy 72/120 HS (chiếm tỉ lệ 60%) đã từng viết VBTM có lồng ghép YTNL nhưng chưa ý thức được đó là YTNL; 17/120 HS (chiếm tỉ lệ 14,2%) đã từng viết VBTM có lồng ghép YTNL và ý thức rõ đó là YTNL; 31/120 HS (chiếm tỉ lệ 25,8%) chưa bao giờ viết VBTM có lồng ghép YTNL.
Thứ hai, đối với GV. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng cách hiểu của GV về khái niệm YTNL. Kết quả khảo sát 12 GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc
THPT cho thấy khi trả lời câu hỏi về quan niệm của GV về YTNL, hầu hết các GV đều cho rằng YTNL là yếu tố cho thấy quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng, triết lí của người viết về vấn đề thuyết minh và đây chỉ là yếu tố bổ trợ cho phương thức biểu đạt chính của VB. Tuy nhiên, các câu trả lời của GV còn mang tính khái quát, chung chung, chưa có sự cụ thể rõ ràng.
Về các kiến thức cần được triển khai để đảm bảo hiệu quả cho việc lồng ghép YTNL vào VBTM, chúng tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1.6: Kết quả khảo sát GV về các kiến thức cần được triển khai để đảm bảo hiệu quả cho việc lồng ghép YTNL vào VBTM
STT Câu hỏi Câu trả lời Tỉ lệ
Câu 2
Theo Thầy/Cô, những kiến thức nào cần được triển khai để đảm bảo hiệu quả cho việc lồng ghép YẾU TỐ NGHỊ LUẬN vào VB thuyết minh
A. Khái niệm yếu tố nghị luận. 33,3% (4 GV) B. Vai trò của yếu tố nghị luận. 50%
(6 GV) C. Dấu hiệu nhận biết yếu tố
nghị luận.
66,7% (8 GV) D. Cách lựa chọn nội dung
thuyết minh cần/có thể lồng ghép yếu tố nghị
66,7% (8 GV)
Kết quả khảo sát trên cho thấy, khi được hỏi các kiến thức cần được triển khai để đảm bảo hiệu quả cho việc lồng ghép YTNL và VBTM, các thầy cô phần lớn lựa chọn đáp án C – Dấu hiệu nhận biết yếu tố nghị luận (66,7%) và đáp án D – Cách lựa chọn nội dung thuyết minh cần/có thể lồng ghép yếu tố nghị luận. (66,7%), chỉ có 33,3% chọn đáp án A – Khái niệm yếu tố nghị luận và 50% chọn đáp án B – Vai trò của yếu tố nghị luận. Ngoài ra, một GV có đề xuất nên triển khai thêm nội dung các hình thức kết cấu của VBTM để đảm bảo hiệu quả cho việc lồng ghép YTNL vào VBTM. Như vậy, có thể thấy, các thầy cô đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần
thiết của nội dung dấu hiệu nhận biết YTNL và cách lựa chọn nội dung thuyết minh cần/có thể lồng ghép YTNL.
Về thuận lợi, khó khăn khi hướng dẫn HS viết VBTM, chúng tôi thu được kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1.7: Kết quả khảo sát GV về những thuận lợi, khó khăn khi hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL
STT Câu hỏi Câu trả lời Tỉ lệ
Câu 3 Theo Thầy/Cô, khi hướng dẫn HS viết VB thuyết minh có lồng ghép YẾU TỐ NGHỊ LUẬN thì sẽ có những thuận lợi, khó khăn nào? Thuận lợi A. HS đã hiểu rõ bản chất của VBTM nên sẽ tránh/hạn chế việc đưa quá nhiều YTNL, làm biến đổi tính chất bài viết.
66,7% (8 GV)
B. HS đã có những kĩ năng viết VBTM cơ bản và được luyện tập các kĩ năng đó thường xuyên.
33,3% (4 GV)
C. GV có thể tự do lựa chọn ngữ liệu phù hợp với trình độ và hứng thú của HS để triển khai bài học.
16,7% (2 GV)
D. Đây là một nội dung mới nên sẽ gây được sự tò mò và hứng thú học tập của HS. 25% (3 GV) Khó khăn
A. HS chưa phân biệt rõ giữa VB nghị luận với YTNL được lồng ghép trong một VB bất kì không phải là VB nghị luận.
83,3% (10 GV)
B. HS còn lúng túng trong kĩ năng diễn đạt, các thao tác viết VBTM còn chưa thành thục.
17,4% (5 GV)
C. Bản thân GV chưa hiểu rõ thế nào là YTNL và cách thể hiện các YTNL trong VBTM.
0% (0 GV)
D. GV còn lúng túng trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp với yêu cầu bài dạy, thời lượng tiết học và trình độ cũng như hứng thú của HS.
0% (0 GV)
Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng, khi được hỏi về thuận lợi và khó khăn trong việc hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL, phần lớn các thầy cô đều cho rằng thuận lợi lớn nhất sẽ là HS đã hiểu rõ bản chất của VBTM nên sẽ tránh/hạn chế việc đưa quá nhiều YTNL, làm biến đổi tính chất bài viết (66,7%) và khó khăn lớn nhất là HS chưa phân biệt rõ giữa VB nghị luận với YTNL được lồng ghép trong một VB bất kì không phải là VB nghị luận (83,3%). Như vậy từ thực tế khảo sát này, việc giúp HS phân biệt được sự khác biệt giữa VB nghị luận và YTNL được lồng ghép trong một VB bất kì không phải là VB nghị luận sẽ có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL.