Hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận​ (Trang 53 - 55)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép

dụng của các yếu tố nghị luận vừa tìm được lồng ghép trong VB này?

Có thể thấy, câu hỏi 1 và 2 là câu hỏi dễ, HS có thể tìm ra câu trả lời trực tiếp trên VB. Câu hỏi 3 và 4 là câu hỏi suy luận và mỗi câu sử dụng một hoặc kết hợp các dạng câu hỏi suy luận khác nhau. Ví dụ ở câu 3, ý 2 là dạng câu hỏi giả thuyết, ý 3 là dạng câu giải thích. Để trả lời những câu hỏi này, người học phải huy động các kiến thức nền – những điều đã biết trước đó, các kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức mới vừa học để trả lời.Việc trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp HS xác định được các YTNL được đưa vào VBTM và đưa ra được những đánh giá về tác dụng của các yếu tố này trong việc thể hiện nội dung VB.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép yếu tố nghị luận yếu tố nghị luận

2.2.2.1Sử dụng câu hỏi

a) Cách sử dụng

Với biện pháp sử dụng đa dạng các kiểu câu hỏi, như đã trình bày ở nội dung trên, chúng tôi sẽ sử dụng hai dạng câu hỏi là câu hỏi tái hiện và câu hỏi suy luận, trong đó tập trung vào câu hỏi suy luận. GV có thể đưa một vài chủ đề phù hợp với

trình độ, lứa tuổi và mối quan tâm của HS như vật nuôi, món ăn truyền thống, trường học của em, tác giả văn học yêu thích, các hiện tượng tự nhiên,... sau đó đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS xác định vấn đề thuyết minh và lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL. Cụ thể việc thực hiện như sau:

Trước hết GV cần hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ, mục đích viết bằng hệ thống câu hỏi sau:

1.Tôi chuẩn bị viết về vấn đề gì? 2. Tôi viết về vấn đề này làm gì?

3. Tôi cần sử dụng kiểu VB nào đề triển khai nội dung bài viết?

4. Tôi cần có những thông tin/kiến thức nào để viết về vấn đề được đưa ra? 5. Làm cách nào để có được những thông tin/kiến thức này.

Sau đó, GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết và lựa chọn nội dung có thể lồng ghép YTNL bằng hệ thống câu hỏi sau:

1. Bài viết của tôi cần triển khai những nội dung gì để đảm bảo yêu cầu của đề bài?

2. Trong các nội dung đó, tôi sẽ chọn nội dung nào để lồng ghép YTNL? 3. Vì sao tôi lại chọn nội dung đó?

4. Mục đích của việc lồng ghép YTNL vào nội dung đó là gì? 5. Tác dụng của việc lồng ghép YTNL vào nội dung đó là gì?

6. Nếu không lựa chọn nội dung đó mà chọn các nội dung khác để lồng ghép thì hiệu quả thuyết minh có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Nếu không, hãy giải thích lí do vì sao lại như vậy?

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp HS giới hạn được phạm vi kiến thức cần sử dụng trong bài viết và đảm bảo được việc thực hiện đúng yêu cầu của đề, tránh được các trường hợp viết lan man, không rõ ràng (điều tối kị đối với kiểu VBTM) hay lạc đề,...

b) Yêu cầu khi sử dụng

GV cần triển khai các nội dung hướng dẫn theo trình tự hợp lí và hỗ trợ HS trong quá trình trả lời các câu hỏi gợi ý. Các câu hỏi hướng dẫn cần được trình bày

bằng một hệ thống chặt chẽ và logic với các câu hỏi có độ khó tăng dần và giữa các câu đều có sự liên kết với nhau, câu này là sự nối tiếp của câu kia.

c) Ví dụ

GV cho HS thực hiện bài viết với đề bài: “Giới thiệu về một bãi biển mà em yêu thích”. Để thực hiện bài viết theo yêu cầu của đề bài này, HS cần tuần tự thực hiện các hướng dẫn trên và trả lời các câu hỏi. Khi trả lời các câu hỏi này, HS sẽ có những định hướng làm bài cụ thể và lựa chọn được nội dung thuyết minh phù hợp để lồng ghép YTNL.

2.2.2.2Sử dụng bài tập

a) Cách sử dụng:

GV cung cấp cho HS ngữ liệu là bài văn hoặc đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL. Sau đó, yêu cầu HS đọc và phân tích/lí giải/đánh giá mục đích, vai trò, tác dụng của việc lồng ghép YTNL trong bài văn hoặc đoạn văn thuyết minh đó. Khi quan sát và tìm hiểu những ngữ liệu này, HS sẽ học được cách đưa YTNL vào (những) nội dung thuyết minh phù hợp nhằm tăng sức thuyết phục và hấp dẫn của bài viết, rèn luyện được kĩ năng lựa chọn nội dung thuyết minh để lồng ghép YTNL.

b) Yêu cầu khi sử dụng

Những ngữ liệu được sử dụng trong bài tập phải đa dạng về đề tài/chủ đề để tạo hứng thú học tập cho HS đồng thời giúp các em tiếp thu được kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, GV cần lưu ý về số lượng bài tập sẽ đưa vào tiết học, không sử dụng quá nhiều để tránh gây nhàm chán và áp lực cho HS.

c) Ví dụ

GV cho HS thực hiện bài tập sau:

Đọc VB Giới thiệu chiếc mâm – một đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt (Phụ lục 2.7). Xác định (những) nội dung thuyết minh có lồng ghép YTNL và phân tích mục đích, vai trò, tác dụng của việc lồng ghép (các) YTNL đó trong VB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)