7. Bố cục khóa luận
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ những kết quả thu thập được khi phỏng vấn một số GV Ngữ văn, chúng tôi đánh giá tổng hợp về toàn bộ quá trình thực nghiệm như sau:
Thứ nhất, các biện pháp hướng dẫn được sử dụng trong KHDH đều dựa trên cơ sở các phương pháp dạy học, điều này khiến cho việc sử dụng các biện pháp trong những tiết dạy thực tế trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Mỗi biện pháp hướng dẫn viết được đề xuất đều phù hợp với năng lực tiếp thu và tri nhận kiến thức của HS, không quá khó khiến HS cảm thấy áp lực, mệt mỏi; không quá dễ khiến HS đối phó qua loa, đại khái mà ở mức độ vừa phải, khơi gợi được hứng thú học tập, sự tích cực chủ động và sáng tạo của HS. Nếu các biện pháp này được áp dụng, HS sẽ có cơ hội rèn luyện và phát huy những kĩ năng khác nhau của mình như: được rèn luyện kĩ năng tư duy, lựa chọn và tổng hợp kiến thức để thực hiện các câu hỏi suy luận; được thể hiện năng lực sáng tạo trong việc triển khai các ý tưởng viết dựa trên các kĩ thuật viết sáng tạo mà GV hướng dẫn; có cơ hội được trở thành những “chuyên gia” khi phê bình, đánh giá VBTM và các sản phẩm học tập của chính mình và bạn học mình,...
Thứ hai, các biện pháp hướng dẫn có tính khả thi khá cao khi áp dụng trong chương trình mới theo hướng phát triển năng lực. Lí do là các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều hướng tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng viết VBTM có lồng ghép YTNL cho HS, cụ thể là: kĩ năng nhận diện YTNL trong VBTM, kĩ năng lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép các YTNL.
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, các ý kiến của GV tham gia thực nghiệm cũng nêu ra một số vấn đề bất cập như: sự hạn chế về mặt thời gian, sự phức tạp của một số nội dung kiến thức, sử dụng nhiều phiếu học tập khiến HS lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, các biện pháp dạy viết đã đề xuất phụ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực dạy học của người dạy, đòi hỏi GV khi dạy phải có kĩ năng xử lí tình huống tốt để giải quyết được các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình dạy học.
Từ đó những đánh giá trên, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL trong quá trình dạy học, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, GV cần lựa chọn và chỉ thực hiện một/một vài biện pháp hướng dẫn thực sự thích hợp và cần thiết đối với từng hoạt động học tập.
Thứ hai, GV cần nắm vững cách sử dụng và yêu cầu khi sử dụng của mỗi biện pháp hướng dẫn để triển khai các hoạt động học tập có hiệu quả, đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra.
Thứ ba, GV nên dành thời gian hướng dẫn để HS hiểu rõ về các tiêu chí đánh giá cũng như cách thức đánh giá bài viết/đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL của mình và các bạn mình.
Thứ tư, GV nên hướng dẫn HS cách tìm và sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo về đối tượng được thuyết minh có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn HS cách trích dẫn cũng như quy định cách trích dẫn để HS có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL đã đề xuất, qua đó, cơ bản đáp ứng được giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra là góp phần giúp HS phát triển năng lực tạo lập kiểu VBTM tổng hợp. Tuy nhiên, tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn mà chúng tôi đề xuất chỉ mới dừng lại ở mức độ lí thuyết và còn nhiều hạn chế vì số lượng GV tham gia phỏng vấn ít và chưa có điều kiện dạy thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.
Tiểu kết Chương 3
Sau khi thiết kế KHDH vận dụng các biện pháp hướng dẫn viết VBTM có lồng ghép YTNL và phỏng vấn GV Ngữ văn về tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn thể hiện trong KHDH, chúng tôi nhận được một vài kết quả khả quan như: nếu được áp dụng các biện pháp hướng dẫn này, HS sẽ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, chủ động và tích cực hơn, HS sẽ có điều kiện thể hiện sự sáng tạo của mình, biết cách vận dụng các kĩ năng viết VBTM có lồng ghép YTNL để tạo nên một VBTM hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Các biện pháp hướng dẫn được đánh giá là có tính khả thi khá cao vì phù hợp với đối tượng học tập ở các phương diện trình độ, hứng thú, điều kiện lớp học,...; phù hợp với định hướng dạy học mới cũng như thống nhất với các phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn có một
vài hạn chế mà theo các GV góp ý đó là chưa đảm bảo được thời lượng tiết học nếu được đưa vào áp dụng, một số nội dung kiến thức còn khá phức tạp cần nhiều thời gian thực hiện hơn để việc giảng dạy có hiệu quả, còn sử dụng nhiều phiếu học tập khiến HS lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập...
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận khái quát như sau:
1. Từ việc khảo sát các nghiên cứu trong và ngoài nước về VBTM và dạy viết VBTM, chúng tôi đã khái quát những đặc điểm của kiểu VBTM bao gồm yêu cầu về nội dung thông tin, phương pháp thuyết minh, ngôn ngữ thuyết minh, cấu trúc VB và minh định các khái niệm quan trọng như: YTNL, YTNL trong VBTM và các hình thức biểu hiện của YTNL trong VBTM, qua đó làm rõ những thuận lợi của cấu trúc VBTM trong việc lồng ghép YTNL. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát GV và HS về việc dạy viết VBTM nói chung và dạy viết VBTM có lồng ghép YTNL nói riêng để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL.
2. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn ở Chương 1, đề tài tiến hành đề xuất một số biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL. Cụ thể, đề tài đã đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS ở ba phương diện bao gồm: (1) hướng dẫn HS nhận diện YTNL trong VBTM, (2) hướng dẫn HS lựa chọn nội dung thuyết minh có thể lồng ghép YTNL và (3) hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có lồng ghép YTNL. Các biện pháp được đề xuất dựa trên bốn nguyên tắc như sau: (1) đảm bảo bám sát đặc điểm của VBTM, (2) đảm bảo tính trực quan, (3) đảm bảo tính tích cực, chủ động của HS, (4) đảm bảo tính sáng tạo của HS. Các biện pháp được đề xuất không phải là những biện pháp được thực hiện riêng rẽ mà giữa chúng có thể phối hợp với nhau trong các hoạt động dạy viết. Do đó, GV cần kết hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo không khí học tập tích cực, sôi nổi cho lớp trong giờ học viết. Tùy theo nội dung bài học và thời lượng tiết học mà GV có thể lựa chọn và kết hợp các biện pháp một cách thích hợp.
3. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất bằng việc xây dựng một KHDH cụ thể và phỏng vấn một số GV Ngữ văn về tính khả thi của các hoạt động trong KHDH. Kết quả phỏng vấn đã thu nhận được những kết quả tương
đối khả quan. Các GV được phỏng vấn đều nhận nhận thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nếu được áp dụng sẽ mang lại những kết quả nhất định đối với hoạt động viết VBTM có lồng ghép YTNL ở HS. Từ kết quả này, có thể nhận thấy đề tài đã cơ bản đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Tuy nhiên, sự hạn chế về thời gian triển khai các hoạt động, số lượng các phiếu học tập nhiều cùng với mức độ phức tạp trong các phiếu là những điều mà GV được phỏng vấn còn băn khoăn. Chúng tôi đã tiếp thu và điều chỉnh trong KHDH thực nghiệm.
4. Tóm lại, đề tài nghiên cứu đã đề xuất được một số biện pháp hướng dẫn HS viết VBTM có lồng ghép YTNL và bước đầu khẳng định được tính hiệu quả của các biện pháp đó. Kết quả nghiên cứu đạt được tương đối phù hợp với giả thuyết đã đặt ra. Chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu từ đề tài này có thể cung cấp cho GV những gợi ý thiết thực trong dạy viết VBTM tổng hợp, đáp ứng yêu cầu cần đạt về dạy viết ở cấp THPT trong Chương trình Ngữ văn 2018.
Bên cạnh những kết quả đạt được, khoá luận vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi cũng rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp để khoá luận được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội.
3. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2008). Phương pháp dạy học Tiếng Việt. NXB Giáo dục.
4. Lê A (chủ biên), Nguyễn Trí (2001). Làm văn. NXB Giáo dục
5. Nguyễn Thanh Bình (2004). Những điểm mới của phần tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 8. Thông tin khoa học – Đại học An Giang, (19), 25-27. 6. Nguyễn Đức, Chi Mai (2006). 10 vạn câu hỏi vì sao. NXB Văn hóa thông tin. 7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đỗ Thanh An (2019). Phát triển năng lực tạo lập văn
bản thuyết minh cho HS THPT qua phân tích mẫu trong dạy đọc hiểu. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (55), 89-95.
8. Thanh Hiển (2012). 10 vạn câu hỏi vì sao. NXB Thời đại.
9. Nguyễn Thanh Hùng (2008). Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm.
10. Nguyễn Thị Ly Kha (2015). Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản. NXB Giáo dục Việt Nam.
11.Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2017). Ngữ văn 10 (Tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam.
12.Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2017). Ngữ văn 10 (tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Nguyễn Thu Nga (2014). Luận văn Thạc sĩ: Tích hợp liên môn trong dạy học Làm văn Thuyết minh ở lớp 10 THPT. Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học Sư phạm.
16.Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2019). Ngữ văn 8 (Tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam.
17.Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2019). Ngữ văn 8 (Tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam.
18.Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2018). Ngữ văn 9 (Tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam.
19. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2018). Ngữ văn 9 (Tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam.
20. Trần Thị Thìn (2016). Những bài làm văn mẫu 8 (Tập 1). NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Đỗ Ngọc Thống (2006). Tìm hiểu Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT. NXB Giáo dục.
22. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên) (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm.
23. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên) (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT. NXB Đại học Sư phạm.
24. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Bùi Minh Đức, Nguyễn Thành Thi (2019). Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học Sư phạm.
25. Lê Thị Mỹ Trinh, Trần Lê Hân, Lê Ly Na (2017). Phương pháp làm văn Thuyết minh và Nghị luận 8. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Hồng Vân (không rõ năm xuất bản). Giới thiệu sách Sống với sách. Truy xuất từ https://nlv.gov.vn/gioi-thieu-sach/song-voi-sach.html
27.Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên). Sinh học 6. NXB Giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
28.Akhondi, M., Malayeri, F. A. & Samad, A. A. (2011).How to Teach Expository Text Structure to Facilitate Reading Comprehension. The Reading Teacher, 64
(5), 368-372.
29.Denton, C. A., Bryan, D., Wexler, J., Reed, D., & Vaughn, S. (2007). Identifying Expository Text Structure. Effective instruction for middle school students with reading difficulties:The reading teacher’s sourcebook. Texas: Meadows Center. 30.Ephraim, K. (2009). Reading Comprehension Instruction for Expository Text in
Elementary Education. Truy xuất từ https://digitalcommons.liberty.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=https://scholar.g oogle.com/&httpsredir=1&article=1183&context=honors
31.Five Rxpository Text Structure and their Asociated Signal Words. Truy xuất từ http://www.coloradoedinitiative.org/wp-content/uploads/2014/04/LDC-Text- Structure-Guide.pdf
32.Fountas, I.C. & Pinnell, G.S (2012). Genre study: Teaching with fiction and nonfiction books. NH: Heinemann.
33.Harvey, S. (1998). Nonfiction Matters: Reading, Writing, and Research in Grades 3-8. Portland, Maine: Stenhouse.
34.Johnson, A. P. (2015). Chapter 14: Comprehension of expository text. 10 essential instructional elements for students with reading difficulties: Abrain – friendly approach. California: Corwin.
35.Olinghouse, N. G. & Wilon, J. (2012). The relationship between vocabulary and writing qualiy in three genres. Read Writing, 26, 45-65. Xuất bản online: 20/6/2012 bởi Springer Science & Business Media B.V.2012.
36.Richard, J. A. (2016). Develope communication skills through Expository writing fo teacher educators. Shanlax International Journal of Arts, Science & Humanities, 3 (3), 146-150.
37.Setyowati, I. (2019). Investigating the students’ ability in making Expository essays through classic short stories as authentic materials. The International English Language Teachers and Lecturers Conference (iNELTAL) 2018, 72-82. 38.Smith, A. B., Busch, J. & Guo, Y. (2015). Sharing Expository Texts with
https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED577025.pdf
39.Smith, S. (không rõ năm xuất bản). Expository text in the classroom. Truy xuất từ
https://www.uwo.ca/fhs/lwm/teaching/DLD2_2016_17/smith_teachingexposito rytext.pdf
40.Southall, M. (2001). Expository Writing. Truy xuất từ http://www.boveecruz.com/teachers/ExpositoryWriting.pdf
41.Ukrainetz, T. A. (2016). Strategic Intervention for Expository Texts: Teaching Text preview and Lookback. SIG 1, 1 (3), 99-108.
42.Westby, C., Culatta, B., Lawrence, B. & Kenyon, K. H. (2010). Summarizing Expository Texts. Top Lang Disorders, 40 (4), 275-287.
43.Wilder, H., & Mongillo, G. (2007). Improving expository writing skills of preservice teachers in an online environment. Contemporary Issues in Technology and Teacher Education, 7 (1), 476-489.
44.Williams, A. M. (2014). Features in expository texts: Instructional pracstices.
PHỤ LỤC 1. Các phiếu khảo sát
Phụ lục 1.1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GV
VỀ VIỆC DẠY HS THPT VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ LỒNG GHÉP YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Kính gửi quý Thầy/Cô!
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, vai trò chính của môn Ngữ văn là giúp hoc sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua nội dung dạy học của bốn kĩ năng Đọc, Viết, Nói và Nghe. Nói riêng về kĩ năng Viết, một trong những yêu cầu cần đạt của ở lớp 11 là “Viết được văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận”.
Vậy làm thế nào để có thể giúp HS có được kĩ năng lồng ghép yếu tố nghị luận (cũng như các yếu tố khác) vào văn bản thuyết minh để đáp ứng được mục tiêu của Chương trình mới là một vấn đề đáng được quan tâm. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết minh có lồng ghép yếu tố nghị luận với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nêu trên.
Để nội dung nghiên cứu mang tính chất thiết thực hơn, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô qua phiếu khảo sát này.
Xin chân thành cảm ơn!
Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu gạch chéo (X) vào ô tương ứng với từng ý kiến nếu đồng ý (đối với câu hỏi trắc nghiệm) hoặc viết câu trả lời (đối với câu hỏi tự luận). Riêng với câu hỏi trắc nghiệm, nếu có ý kiến khác, quý Thầy/Cô vui lòng ghi chú tại phần “Ý kiến khác”.
1. Thầy/Cô vui lòng cho biết quan niệm của Thầy/Cô về YẾU TỐ NGHỊ