7. Bố cục khóa luận
2.2.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản thuyết
chủ động lựa chọn YTNL để lồng ghép vào VBTM, chủ động lựa chọn kiểu cấu trúc VBTM sẽ triển khai để viết VBTM có lồng ghép YTNL.
2.1.4. Đảm bảo tính sáng tạo của học sinh
Một trong những năng lực nằm trong mục tiêu phát triển các năng lực chung của Chương trình Ngữ văn 2018 chính là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong dạy viết, bài viết của HS là sự thể hiện mức độ tiếp nhận và vận dụng các kiến thức đã được học đồng thời thể hiện được khả năng sáng tạo của mỗi HS. Mỗi bài viết sẽ có những cách triển khai nội dung khác nhau thể hiện dấu ấn của người viết. Dấu ấn này chính là sự biểu hiện của tư duy và khả năng sáng tạo của người viết. Sáng tạo là một trong những năng lực có độ khó lớn và được đánh giá cao. Vì vậy, các biện pháp được đề xuất cần đảm bảo được tính sáng tạo, tạo điều kiện và khuyến khích HS thể hiện quan điểm, ý kiến riêng của mình qua việc lồng ghép các YTNL vào VBTM.
2.2. Một số biện pháp đề xuất
2.2.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản thuyết minh thuyết minh
Như đã trình bày ở Chương 1, các YTNL được thể hiện trong VBTM bao gồm: câu văn có tính chất nghị luận, từ ngữ liên kết có tính chất lập luận (quan hệ từ
và cặp quan hệ từ, các từ lập luận, các từ/cụm từ khẳng định hoặc phủ định) và trật tự sắp xếp các câu văn theo hướng lập luận. Để giúp HS nhận diện các yếu tố này trong VBTM, chúng tôi đề xuất các biện pháp như sau: