Phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 36 - 39)

Là đất nước sở hữu nền sản xuất sinh thái nông nghiệp có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển DLNN. Ðây là hai ngành có mối quan hệ hữu cơ. Tiềm năng nông nghiệp gắn với những cánh đồng lúa, vườn cây ăn

quả, làng nghề truyền thống, trang trại, miệt vườn… trải dài từ bắc vào nam chính là cơ sở tiền đề để thúc đẩy du lịch. Và ở chiều ngược lại, phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nông nghiệp cũng làm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nông dân, qua đó bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống nông thôn.

Lượng khách quan tâm tới DLNN sẽ ngày càng lớn bởi trong guồng quay đô thị hóa, một không gian sống thực và thoáng đạt mang tính đồng quê với cộng đồng nông nghiệp làng xã ấm cúng luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách ở mọi lứa tuổi. Vùng quê với những đồng quê cổ kính, cánh đồng bát ngát, phì nhiêu, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc (đặc biệt là văn hóa nông nghiệp), những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa tập tục từ xa xưa,... là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình DLNN. Người nông dân Việt Nam trải qua bao bước thăng trầm lịch sử với những phẩm chất cần cù vượt khó, nhân hậu, vượt khó và giàu lòng mến khách, yêu hòa bình và đôi bàn tay khéo léo cùng với trí thông minh đã làm nên những nét đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống đặc sắc Việt Nam. Làng quê với những hoạt động nghề nông, những hoạt động thủ công là một trong những nguồn tài nguyên lớn của DLNN.

Mặc dù loại hình DLNN ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện một vài năm trở lại đây và chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lí nhưng lại có những bước phát triển ban đầu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và các sản vật phong phú, đa dạng: lúa, nho, chôm chôm, rau củ quả nhiệt đới, sầu riêng, thanh long,... đây là những điều kiện rất cần thiết cho việc phát triển loại hình DLNN. Đối tượng tham gia không chỉ là khách quốc tế mà còn khách nội địa cũng có thể tham quan các trang trại, làng bản, cùng ăn ở với người dân bản địa và tham gia cắt cỏ, cấy lúa, bắt tôm cua cá, hái chè,... Những lần trải nghiệm này giúp cho du khách có những bài học cho riêng mình làm cho chuyến du lịch thêm thú vị và bổ ích hơn.

Ở Việt Nam, DLNN là loại hình mới được hình thành và phát triển. Với loại hình du lịch mới mẻ này, du khách được trực tiếp tham gia các hoạt động thường ngày của người dân như: cấy lúa, tát nước, bắt cá, nhổ cỏ,... và các hoạt động trồng trọt và chăn

nuôi khác. Hiện nay đã có một số địa phương đã phát triển loại hình du lịch này điển hình như:

- Tại thành phố Hà Nội: hàng loạt mô hình tham quan trang trại, miệt vườn…

cũng đã được tổ chức tại các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ... Đặc biệt là mô hình “Trang trại đồng quê ở Ba Vì” du khách có thể tham quan các làng sản xuất nông nghiệp, hưởng thụ không khí thiên nhiên trong lành. Ngoài việc nghỉ ngơi, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu đời xung quanh trang trại với các cảnh quan đẹp, được hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi lành trong khung cảnh gia đình ấm cúng. Cũng như có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn hoá đồng quê Việt Nam chủ yếu dựa vào thiên nhiên như: cấy lúa, bắt cá cua ốc bằng những dụng cụ làm bằng tre, trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn v.v. Đi thăm những vườn chè, những cánh đồng ngô bạt ngàn ven các dòng sông mẹ của miền Bắc Việt Nam hàng nghìn năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng. Tại trang trại còn tổ chức những cuộc giao lưu hát múa với các đội văn nghệ của hai dân tộc thiểu số Mường, Dao sống tại các làng sát trang trại.

- Tại tỉnh Quảng Nam: điển hình là Trà Quế mỗi ngày đều đón hàng trăm du

khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo duy trì từ hàng trăm năm qua. Những du khách nước ngoài đa phần tỏ ra ngạc nhiên thú vị về cách “nông dân đô thị” vun luống trồng rau, bón phân hay gánh nước tưới cho từng luống cải, hành, húng, quế… Chính họ lại được xắn quần xuống ruộng để thử sức cày cấy, tuốt lúa…

Hay Vinpearl Nam Hội An là một trong những mô hình DLNN chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam, du khách không chỉ được tận hưởng những dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, mà còn có cơ hội trải nghiệm khu vườn mát lành trong hệ thống nhà kính hiện đại bậc nhất với tầng tầng lớp lớp rau củ và cây trái và sử dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, từ các nước Pháp, Singapore, Nhật Bản và Israel hiển diện mặt tại khu vườn xanh mát.

- Tại tỉnh An Giang: đã xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp tại 3 xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên); Tân Trung (huyện Phú Tân) và Văn Giáo (huyện Tịnh Biên); mỗi xã có từ 10-15 hộ nông dân tham gia làm du lịch. Các dịch vụ bao gồm homestay, ẩm thực đồng quê, du thuyền trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư, săn cá bông lau... thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, kể cả khách quốc tế. Bình thường mỗi hộ nông dân thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng nhưng kể từ khi kết hợp làm du lịch, thu nhập của nhiều hộ tăng lên 10 - 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, DLNN vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như chưa có tầm nhìn dài hạn, hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nơi phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; sản phẩm trùng lắp, phần lớn sản phẩm nông nghiệp mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách, cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ; vấn đề tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng; nhiều nông hộ chủ yếu chú ý việc tạo ra sản phẩm, ít quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường, cũng như kỹ năng phục vụ du lịch nông nghiệp; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu… Đặc biệt, việc liên kết phát triển DLNN giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch nông nghiệp thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)